Thực trạng chấp hành dự toán chithường xuyên ngân sách xã Đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại ủy BAN NHÂN dân xã đại PHƯỚC, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 65 - 76)

5. Bố cục của luận văn

2.3. Thực trạng công tác quản lý chithường xuyên ngân sách tại Ủy ban

2.3.4. Thực trạng chấp hành dự toán chithường xuyên ngân sách xã Đạ

Đại Phước

Chấp hành“dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong giai đoạn này được thực hiện theo kế hoạch”hằng năm. Việc chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã Đại Phước thể hiện ở việc thực hiện các khối lượng và các khoản chi thường xuyên được lập ra theo dự toán.

Bảng 2.4: Dự toán chi thường xuyên ngân sách tại xã Đại Phước

ĐVT: Triệu đồng, Tỷ lệ: %

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Dự toán chi thường xuyên ngân sách

6.944 13.075 22.377 21.632 16.546

Quyết toán chi thường xuyên ngân sách

10.287,41 18.184,98 29.281,60 26.033,82 18.565,98

Tỷ lệ dự toán

/quyết toán (%) 67,50 71,90 76,42 83,09 89,12

Nguồn: Báo cáo UBND xã Đại Phước

Trong những năm qua, tổng dự toán chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn xã Đại Phước ở mức từ 60 - 90% tổng mức dự toán được duyệt.

Như vậy, khoảng cách chênh lệch về giá trị dự toán lập và quyết toán chi ngân sách thường xuyên tại xã Đại Phước chưa có sự tương đồng. Nguyên nhân chính là do việc đánh giá khối lượng thực hiện các khoản chi ngân sách thường xuyên chưa hợp lý, áp dụng sai hoặc tính toán sai về khối lượng dự toán chi thường xuyên.

Chi thường xuyên ngân sách xã gồm nhiều các khoản chi khác nhau, trong đó có thể thấy chi quản lý hành chính, chi văn hoá thông tin, chi sự

nghiệp giáo dục, sự nghiệp xã hội là những khoản chi chiếm tỷ trọng lớn. Riêng khoản chi quản lý hành chính chiếm tỷ trọng lớn nhất và ngày càng tăng theo thời gian. Các khoản chi còn lại có tỷ trọng biến động qua các năm. Có năm khoản chi sự nghiệp giáo dục tăng mạnh, tương tự đối với khoản chi sự nghiệp xã hội. Các khoản chi chiếm tỷ trọng nhỏ là chi cho y tế, chi thể dục thể thao. Một số khoản chi được dự toán trong năm kế hoạch nhưng lại không sử dụng trong năm thực hiện, hay có năm các khoản chi này không nằm trong dự toán nhưng được quyết toán trong năm thực hiện như các khoản chi quốc phòng, an inh, chi sự nghiệp kinh tế và chi cho công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự. “Các khoản chi cụ thể:”

Chi công tác quốc phòng, an ninh: Đây là hai khoản chi không liên tục qua các năm, công tác quốc phòng, an ninh chỉ phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã khi có kế hoạch chi và quyết định chi cụ thể riêng mỗi năm.

Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo: Chi sự nghiệp giáo dục luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên ngân sách về số phần trăm quyết toán so với dự toán ngân sách (trên 90%).

Chi sự nghiệp xã hội: Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội là khoàn chi ngân sách nhằm giải quyết các vấn đề mang tính xã hội phát sinh trên địa bàn xã gồm: chi trợ cấp Tết, hưu trí, thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác,… đảm bảo phúc lợi xã hội.

Chi“sự nghiệp xã hội có thể nói là mục chi thể hiện không chỉ về mặt ý nghĩa kinh tế đơn thuần mà còn thể hiện ý nghĩa chính trị, tình Đảng, tình người, thể hiện đường lối chính sách”của Đảng, Nhà nước… nhằm đền“đáp lại một phần nào đó công sức của những người đã cống hiến cho sự nghiệp chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc, trợ cấp cho những người thuộc đối tượng”khó khăn. Ngoài ra“các khoản chi này còn đáp ứng nhu cầu chi phòng, chống các tệ nạn xã hội”trên địa bàn. Do tính đa dạng của các đối tượng chi và một phần

phụ thuộc vào ý muốn chủ quan, trình độ phẩm chất của cán bộ quản lý lao động xã hội đôi khi xác định sai đối tượng chi, chưa đảm bảo tính kịp thời của các khoản chi, thực hiện mức chi chưa hợp lý giữa các đối tượng, vai trò của khoản chi đảm bảo xã hội đối với sự phát triển của ngân sách xã cần được phát huy triệt để hơn nữa.”Chi sự nghiệp xã hội phải đảm bảo bám sát dự toán thì việc quản lý chi theo dự toán mới chặt chẽ và toàn diện.

Chi sự nghiệp kinh tế: “Để“tạo đà cho kinh tế của mỗi địa phương phát triển, việc tăng cường chi cho sự nghiệp kinh tế”là rất cần thiết. Hàng năm, ngân sách xã dành một khoản kinh phí lớn để chi cho khoản chi sự nghiệp kinh tế. Đây“là khoản chi có vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng nguồn thu của ngân sách xã trước đây”cũng như hiện nay. Nhiệm vụ“chi chủ yếu của khoản chi này là chi trả trợ cấp cho cán bộ làm công tác duy trì bảo dưỡng các công trình hạ tầng kinh tế của địa phương như đường giao thông, cầu cống, sửa chữa nhỏ các công trình phúc lợi động”như điểm vui chơi, công viên, sân vận động.””

Chi quản lý hành chính: Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi thường xuyên luôn chiếm trên 50% tổng chi thường xuyên ngân sách xã.

Chấp hành ngân sách là khâu cơ bản của công tác điều hành ngân sách. Kế hoạch“chi ngân sách hàng năm được thực hiện có hiệu quả hay không, các mục tiêu”kinh tế - xã hội“có thực hiện được hay không là do khâu chấp hành dự toán”NS quyết định. Phải“có sự kiểm tra, kiểm soát của KBNN trong quá trình lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán, hạch toán kế toán và quyết toán”NSNN.”

Quản lý“chấp hành dự toán chi thường xuyên đã được thực hiện theo các nội dung chi gắn với các chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thụ hưởng”ngân sách. Trong“quá trình thực hiện, đơn vị thụ hưởng ngân sách được điều chỉnh

các nội dung chi, các nhóm mục chi trong dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên và kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, quản lý, thanh toán”và quyết toán. Kết thúc“năm ngân sách, kinh phí chi thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục”sử dụng.”

Công tác“quản lý chi thường xuyên cũng ngày càng được thực hiện tốt: tốc độ tăng chi thường xuyên có xu hướng giảm đã khẳng định hiệu quả của công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nguyên tắc chi hiệu quả được quán triệt”nhiều hơn. Chi cho“sự nghiệp kinh tế và quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng chi thường xuyên”ngân sách xã. Chi“sự nghiệp xã hội ngày càng được quan”tâm, chú ý. Công tác“kiểm soát, kiểm tra chi cũng được làm”tốt. Phạm vi“thanh toán trực tiếp qua Kho bạc ngày càng được mở”rộng. Hiệu quả“các khoản chi được nâng cao”rõ rệt: đường phố, nhà“văn hóa, các hoạt động văn hóa, thông tin, hoạt động của các tổ chức đoàn thể, công tác an ninh, trật tự an toàn”xã hội… luôn được“đáp ứng đầy đủ và kịp thời kinh phí hoạt động nên kết quả ngày càng tốt”hơn. Hoạt động“kinh tế trên địa bàn xã cũng diễn ra ngày càng sôi động”và hiệu quả. Chủ trương, đường lối của“Đảng và Nhà nước được tuyên truyền ngày càng sâu rộng đến mọi người”dân.”

Việc đưa“các khoản chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN là nhằm hạn chế nảy sinh vấn đề chi tùy tiện, sai chế độ, chính sách”của Nhà nước. Đến nay“mọi khoản chi đều được phản ánh qua KBNN, có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan tài chính cấp trên nên đã hạn chế được những khoản, chi sai chế độ trước đây chưa kiểm soát”được.

Mặt khác vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như: Xuất phát“từ yếu điểm trong khâu lập dự toán là chưa sâu sát thực tế nên trong quá trình chấp

hành hầu hết các đơn vị phải tiến hành điều chỉnh”dự toán. Việc“điều chỉnh này gây nhiều khó khăn trong việc đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách”xã. Tình hình kinh tế - xã hội mỗi năm cũng không ngừng biến động nên khâu chấp hành chi ngân sách cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Chi“sự nghiệp kinh tế, văn hóa, thông tin, Đảng, đoàn”thể ... nguồn“kinh phí ít, nhu cầu chi thực tế lớn nên thường xuyên phải điều chỉnh”dự toán. Đơn vị phải thực hiện chi ngoài dự toán trong khi chưa có nguồn.”

2.3.5. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã Đại Phước

Quyết toán“chi thường xuyên ngân sách xã là công việc cuối cùng trong một chu trình quản lý chi thường xuyên ngân sách”của địa phương. Đây là quá trình kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu chi thường xuyên ngân sách đã được phản ánh sau mỗi kỳ chấp hành dự toán chi ngân sách xã.”

Về cơ bản, trong giai đoạn 2015 - 2019, UBND“xã đã tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện quyết toán Chi”thường xuyên. Báo cáo“quyết toán hằng năm đã phản ánh đầy đủ, rõ ràng các hoạt động chi thường xuyên, đảm bảo nguyên tắc cân đối”thu - chi ngân sách địa phương và theo niên độ ngân sách. Công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã Đại Phước trong thời gian qua được theo trình” tự sau:

Hàng năm vào ngày 31/12, cán bộ của Bộ phận tài chính, kế toán xã thực hiện việc khoá sổ kế toán theo quy định. Việc chỉnh lý quyết toán ngân sách được thực hiện trong tháng 01 của năm sau đó là việc kế toán ngân sách xã thực hiện kiểm tra, rà soát và chỉnh lý lại các số liệu thu, chi ngân sách xã nhằm đáp ứng yêu cầu hạch toán chính xác số thực thu, thực chi của năm tài khóa.

Sau khi đã thực hiện khoá sổ kế toán xong và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách, Bộ phận tài chính, kế toán xã tiến hành lập báo cáo quyết toán ngân sách xã của năm trước và thuyết minh quyết toán năm, phải giải trình rõ được nguyên nhân đạt hay

không đạt dự toán hoặc vượt dự toán được giao theo từng chỉ tiêu thu, chi ngân sách xã từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị.”

Sau khi hoàn tất việc việc chỉnh lý quyết toán năm, số liệu trên sổ kế toán phải khớp đúng với số liệu của KBNN, khi đó bộ Bộ phận tài chính, kế toán xã có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán ngân sách xã trình UBND xã xem xét để gửi cho Phòng Kế hoạch - Tài chính Huyện, đồng thời UBND xã trình HĐND xã phê chuẩn. Việc quyết toán ngân sách xã được thực hiện vào khoảng tháng 5, 6 năm sau. Sau khi được phòng Kế hoạch - Tài chính Huyện thông qua báo cáo quyết toán ngân sách thì sẽ được thông qua tại kỳ họp HĐND xã và được công khai tại UBND xã.

Trong giai đoạn 2015 -2019 xã Đại Phước đều tổ chức quyết toán NSX theo đúng trình tự trên và nộp về Phòng Kế hoạch - Tài chính Huyện theo đúng thời gian quy định. Tuy nhiên trong thuyết minh kèm theo báo cáo nhiều chỗ chưa phân tích chi tiết, đầy đủ nguyên nhân của việc tăng giảm trong chấp hành thu, chi ngân sách xã.”

Công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã Đại Phước trong thời gian qua được thể hiện ở bảng dưới.

Bảng 2.5: Quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã Đại Phước

ĐVT: Triệu đồng, Tỷ lệ: %

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng dự toán chi thường xuyên được duyệt

7.034 12.409 23.118 24.591 22.384

Quyết toán 5.077,84 9.388,65 18.154,57 19.724,44 18.392,93 Tỷ lệ quyết toán/tổng

dự toán chi thường xuyên NS được duyệt

72,19 75,66 78,53 80,21 82,17

Từ kết quả trên cho thấy, tỷ lệ chi thường xuyên ngân sách xã được quyết toán hàng năm chiếm từ 72 - 82% tổng dự toán được duyệt. Điều này cho thấy việc thực hiện dự toán định mức ban đầu chưa hiệu quả, còn có sự chênh lệch lớn.”

Nhìn chung“quyết toán chi thường xuyên ngân sách đã đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo kế toán, quyết toán”NSNN theo luật định. Hết kỳ kế toán (tháng, quý, năm) bộ phận dự toán ngân sách và các bộ phận đã thực hiện công tác khóa sổ kế toán theo chế độ quy định. Quyết toán“chi thường xuyên ngân sách xã đã đảm bảo các nguyên tắc theo luật định, đảm bảo số liệu báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ”và kịp thời. Nội dung“báo cáo quyết toán ngân sách đã theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được giao và chi tiết theo mục lục”NSNN. Đồng thời, thực hiện“đúng trình tự lập, gửi xét duyệt báo cáo quyết toán chi thường xuyên ngân sách năm”theo quy định. Sau đó, báo cáo“quyết toán ngân sách các đơn vị được thẩm định, phê chuẩn và gửi báo cáo quyết toán chi thường xuyên ngân sách hàng năm cho các cơ quan có thẩm quyền theo luật”định. Báo cáo“quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã đã đảm bảo đầy đủ các biểu mẫu theo chế độ quy định và chấp hành đúng quy định về thời hạn báo cáo kế toán, thời hạn chỉnh lý quyết toán, thời hạn báo cáo quyết toán năm”gửi phòng Tài chính - Kế hoạch của“huyện và Bộ phận sẽ tiến hành thẩm tra, xem xét quyết toán”kinh phí. Tuy vậy, quá trình“quyết toán chú trọng nội dung thẩm định quyết toán theo hồ sơ, chưa gắn với hiệu quả sử dụng ngân sách”địa phương. Nội dung“quyết toán mới chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu chi trong năm mà chưa phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng”ngân sách. Quyết toán“chưa có tác dụng phát hiện các bất hợp lý trong quản lý tài chính ở các đơn vị sử dụng ngân sách để kịp thời đề xuất”giải pháp khắc phục.”

Nhận xét: Một trong những mặt đã làm được và mang lại hiệu quả rất tốt trong công tác kế toán và quyết toán nói riêng cũng như công tác quản lý NSNN nói chung là việc áp dụng công nghệ thông tin vào quy trình quản lý số thực hiện. Việc“sử dụng phần mềm giúp cho công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã hạn chế được sai sót và đảm bảo thời gian”quyết toán. Hiện nay, để phù hợp với mục lục ngân sách mới kế toán hành theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/06/2008 của Bộ Tài chính về việc kế toán hành Hệ thống mục lục ngân sách mới mới, công tác kế toán và quyết toán đã được quan tâm, thực hiện một cách khoa học, đúng quy trình mở sổ, khoá sổ, hạch toán kép. Việc“ghi chép được tiến hành thường xuyên hàng ngày, hàng”tuần. Cuối tháng lập báo cáo, bảng cân đối tài khoản theo quy định. Thực hiện“chế độ báo cáo kế toán, quyết toán kịp thời, chất lượng ngày càng tiến bộ, số liệu chính xác, tạo điều kiện cho việc tổng hợp chi ngân sách đầy”đủ, kịp thời. Các“nghiệp vụ chi được ghi chép đầy đủ, đúng”chế độ. Hệ thống chứng từ, hóa đơn được xử lý đúng, kịp thời và đúng quy định…

Mặc dù“quá trình lập và chấp hành vẫn còn vướng mắc nhưng cùng với sự cố gắng của kế toán đơn vị và sự hướng dẫn của Phòng”Tài chính - kế hoạch“huyện, công tác quyết toán ngân sách diễn ra đúng luật”định. Các“báo cáo quyết toán năm, quý luôn được lập đầy đủ, hợp lý và có tác dụng tốt trong việc kiểm tra quá trình chấp hành dự toán và đánh giá được mức chấp hành dự toán, các biện pháp thực thi”để rút kinh nghiệm.”

Mọi“khoản chi đều qua KBNN theo đúng nguyên tắc đã quy định trong luật”NSNN. UBND xã, huyện và KBNN“phối kết hợp kiểm soát chi nhằm hạn chế tối thiểu tình trạng thất thu cũng như tình trạng lạm chi, chi sai mục đích, chi sai chính sách chế độ, giảm được nợ chi”thường xuyên.

Về công tác quyết toán: đơn vị“đã thực hiện tốt lập báo cáo, quyết toán năm đầy đủ, chính xác và đồng bộ, gửi và báo cáo cơ quan chức năng theo

đúng thời gian quy định, phê chuẩn đúng”thẩm quyền. Hàng năm“báo cáo quyết toán được báo cáo trước UBND huyện trong kì họp đầu tiên của năm sau và được UBND huyện”phê chuẩn.

Đối với“quyết toán chi thường xuyên ngân sách”xã: đã“dựa trên cơ sở dự toán được duyệt nhưng tiến độ còn chậm, còn lúng túng, vướng mắc nhiều trong khâu kiểm soát thanh toán qua KBNN một phần do bất cập giữa chế độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại ủy BAN NHÂN dân xã đại PHƯỚC, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 65 - 76)