Khái quát chung về xã Đại Phước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại ủy BAN NHÂN dân xã đại PHƯỚC, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 42 - 46)

5. Bố cục của luận văn

2.1. Khái quát chung về xã Đại Phước

2.1.1. Vị trí địa lý

Đại Phước là một xã thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, có vị trí địa lý như sau:

+ Phía Bắc giáp xã Phú Hữu + Phía Nam giáp xã Phú Đông + Phía Đông giáp xã Phú Thạnh + Phía Tây giáp xã Phú Thạnh

2.1.2. Đặc điểm dân cư xã hội

- Dân số, lao động:

Theo số liệu thống kê xã đến năm 2019, toàn xã Đại Phước hiện có 752 hộ/3.129 khẩu. Toàn xã hiện đang có 2.034 lao động (chiếm 65% dân số), đây là nguồn lao động tương đối dồi dào, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế địa phương. Lao động qua đào tạo nghề đạt 1.103 lao động (chiếm 54,25% lực lượng lao động của xã).

- Giáo dục - đào tạo và nâng cao năng lực: Toàn xã có 7 trường (1 trường mẫu giáo, 4 trường tiểu học, 2 trường trung học cơ sở), đến nay đã có 4 trường đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất các trường học trên địa bàn cơ bản đã đáp ứng nhu cầu dạy và học, tuy nhiên một số trường vẫn cần nâng cấp và xây dựng thêm một số phòng chức năng.

100%, Học sinh cấp I đạt 96,8%, Học sinh cấp II đạt 95,6%. Năm học 2018 – 2019, số học sinh mẫu giáo là 664 em; học sinh cấp I là 1553 em; học sinh cấp II là 850 em. Toàn xã hiện có 4 trường đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ học sinh lớp 1 trong độ tuổi đến trường học đạt 100%, số giáo viên đạt chuẩn 100%, toàn xã đã hoàn thành phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT hoặc học nghề đạt 90%.

Tỉ lệ trẻ đến trường học tiểu học và THCS cao, số học sinh tốt nghiệp THCS đi học THPT hoặc đi học nghề tăng cao qua các năm. Đây là lực lượng, là nguồn lực chính phục vụ cho sự nghiệp phát triển của xã, vậy cần có chính sách, cần có cơ chế thực tế để khuyến khích và động viên nhân lực địa phương làm việc để cống hiến xây dựng xã.

- Y tế và bảo vệ sức khoẻ nhân dân: Xã“Đại Phước có 1 trạm y tế, hiện là Nhà cấp IV, diện tích 130m2 với 9 cán bộ công tác, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm hoạt động có hiệu quả, công tác trực tại Trạm được duy trì”nề nếp. Trang thiết bị: 5 giường bệnh, 4 tủ thuốc, 2 máy đo huyết áp, 4 ống nghe, 1 bộ khám ngũ quan. Có vườn thuốc Nam: 20 m2. Công trình phụ đã có: nhà vệ sinh, tường rào, cổng, sân bê tông, bồn nước, giếng khoan và khu xử lý rác thải y tế; chưa có nhà để xe.

Trong năm 2019, đã khám chữa bệnh cho 7.300 lượt người trong đó khám BHYT là 2.113 lượt người; nội trú 50 lượt người; lao 14 lượt; HIV 5 lượt; sốt rét 8 lượt, tiêm chủng mở rộng 191 liều, tiêm đủ 8 loại vác xin cho 249 trường hợp, sơ khám NVQS tại xã cho 85 thanh niên

Công tác“phòng chống dịch bệnh được triển khai thực hiện”tốt. Tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 130 cơ sở đã có 16 cơ sở vi phạm VSATTP, đã xử lý theo quy định pháp luật.

Về dân số gia đình và trẻ em: Tuyên truyền KHHGĐ bằng nhiều hình thức như tư vấn theo nhóm, thong qua các ban ngành đoàn thể, trên các hệ

thống thong tin truyền thanh, áp dụng các biện pháp tránh thai. Số trẻ e sinh trong năm 2014 là 220 cháu trong đó có 29 trường hợp sinh con thứ 3 trở lên, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,6%, số trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 258 trường hợp (chiếm 17,2%). Số người dân trên địa bàn xã tham gia BHYT là 6.000 người, chiếm tỷ lệ 45,66%.

- Văn hóa: Những năm qua xã thường xuyên tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ chính trị khóa VI về tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào văn hóa thể dục thể thao đều được duy trì và phát triển hàng năm. Bên cạnh đó, xã đã tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tổ chức đăng ký, thi đua, bình xét, công nhận đảm bảo đúng quy định các gia đình và thôn văn hoá. Tổ chức sơ kết phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” năm 2019, có 100% thôn đạt danh hiệu văn hóa, trên địa bàn xã có 2.511 hộ gia đình văn hóa, đạt 96,61%; xã đạt văn hóa, cơ quan văn hóa.”

2.1.3. Đặc điểm kinh tế

2.1.3.1. Thực trạng chung về tình hình phát triển kinh tế xã hội

Bảng 2.1: Thực trạng phát triển kinh tế của xã giai đoạn 2015 – 2019 (giá cố định 2010)

St

t Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2017 Năm 2019

Tăng BQ (%/năm)

I GTSX các ngành kinh tế

(Triệu đồng) 201.839,38 252.843,80 365.498,29 16,00

1.

1.

2 Ngành TM - DV 8.020 16.688 21.198,90 27,51 1.

3 Ngành CN - TTCN - XD 55.500 99.368 146.930,31 27,56

II Cơ cấu kinh tế các ngành

(%) 100 100 100

1.

1 Ngành nông lâm ngư nghiệp 68,53 54,10 54,00 1.

2 Ngành TM - DV 3,97 6,60 5,80 1.

3 Ngành CN - TTCN - XD 27,50 39,30 40,20

Nguồn: báo cáo năm của UBND xã Đại Phước

Kinh tế nông nghiệp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của xã, đem lại thu nhập chính cho người dân trong xã. Tổng giá trị sản xuất đến năm 2019 tính theo giá cố định 2010 đạt 365,49 tỷ đồng, tốc độ tăng giá trị sản xuất của xã bình quân giai đoạn từ 2010 đến 2014 là 16%/năm. Tăng trưởng kinh tế bình quân của xã giai đoạn 2015 – 2019 tương đối cao. Nguyên nhân“chủ yếu là do giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và các ngành phi nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng”khá cao.

Cơ cấu kinh tế của xã giai đoạn 2015 - 2019 chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Đến năm 2019, cơ cấu kinh tế của xã là nông nghiệp (54%) – thương mại dịch vụ (5,8%), Công nghiệp - TTCN (40,2%). Mặc dù cơ cấu ngành nông nghiệp giảm qua các năm, tuy vậy giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp xã trong những năm vừa qua có

tốc độ tăng trưởng theo xu hướng tăng, trong đó ngành chăn nuôi có xu hướng tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2015 – 2019 là 16,25%/năm, ngành trồng trọt tăng 3,66%/năm. Ngành trồng trọt vẫn đóng vai trò chủ đạo trong ngành kinh tế nông nghiệp của xã, chiếm khoảng 48,63% ngành nông nghiệp của xã. Sự phát triển mạnh của ngành dịch vụ nông nghiệp trong những năm vừa qua là dấu hiệu tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại ủy BAN NHÂN dân xã đại PHƯỚC, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)