Hoàn thiện bộ máy quản lý ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại ủy BAN NHÂN dân xã đại PHƯỚC, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 94 - 96)

5. Bố cục của luận văn

3.2.6.Hoàn thiện bộ máy quản lý ngân sách xã

Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, kinh tế nhiều thành phần đang có xu hướng gia tăng bởi vậy nguồn thu của NSX cũng ngày càng phong phú và đa dạng hơn đây là dấu hiệu hết sức đáng mừng nhưng nó cũng đòi hỏi sự vững mạnh của chính quyền xã trong việc quản lý, điều hành ngân sách cấp xã.”

“Để đáp ứng được nhiệm vụ thì hiện nay Chủ tịch UBND xã theo cơ cấu chính quyền xã thì ngoài những tiêu chuẩn của một cán bộ quản lý hành chính pháp luật cần phải có sự am hiểu nhất định về quản lý kinh tế, quản lý tài chính vì là chủ tài khoản của bộ máy ngân sách xã.”

tăng thì không ngừng phải được củng cố và phân công thực hiện nhiệm vụ theo hướng chuyên trách, phải được đào tạo chuyên môn theo biên chế phục vụ lâu dài.”

“Ngoài việc đào tạo để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thì hàng năm cần thường xuyên cử đi tham dự các lớp tập huấn, phổ biến về pháp luật và chính sách thuế. Bên cạnh đó cần tuyên truyền giáo dục để nâng cao đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất của người cán bộ hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ chính quyền Nhà nước.”

Theo ý kiến góp ý của một số chuyên gia trong ngành thì cơ bộ máy Nhà nước ở chính quyền cấp xã cần hoàn thiện theo hướng: đủ về số lượng căn cứ theo thực tế khối lượng công việc và phải đảm bảo về chất lượng tức là phải nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ giúp theo kịp với sự biến động của nền kinh tế xã hội trên địa bàn. Khi đó Bộ phận tài chính, kế toán xã và Đội thuế cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, tránh sự chồng chéo trong quản lý.”

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Hội đồng nhân dân, UBND xã Đại Phước để củng cố công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách và ngân sách xã, vận dụng một cách sáng tạo luật ngân sách Nhà nước phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương.”

3.2.7. Tăng cường tập huấn nâng cao trình độ quản lý, giám sát cho Chủ tịch xã UBND, cán bộ Tài chính - Kế toán xã

Con người“là nhân tố trung tâm có ảnh hưởng quyết định đến việc quản lý chi thường xuyên”ngân sách. Trong“những năm qua công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách tại UBND xã Đại Phước huyện Nhơn Trạch bên cạnh những việc đã làm được còn bộc lộ không ít hạn chế mà nguyên nhân quan trọng xuất phát”từ khâu quản lý, điều hành, giám sát. Để“đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước, kiện toàn chính quyền cấp xã thì việc xây

dựng đội ngũ cán bộ ở cấp cơ sở”là rất quan trọng. Vì vậy“phải tăng cường tập huấn nâng cao trình độ quản lý, giám sát cho Chủ tịch UBND xã và cán bộ làm công tác”Tài chính - Kế toán xã.”

Nội dung tập huấn bao gồm: Luật“Ngân sách, Luật thuế, Luật kế toán Pháp lệnh phí và lệ phí, chế độ kế toán ngân sách xã, các quy định của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, cách thức huy động và quản lý nguồn thu trên địa bàn và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản của Trung ương, của tỉnh về xây dựng dự toán, quản lý”thu - chi ngân sách. Nội dung“tập huấn phải theo hướng giảm bớt những phần lý luận chung, đưa ra các tình huống cụ thể gắn với chức danh, công việc, nhiệm vụ mà từng đối tượng”đảm nhiệm. Lấy các xã làm tốt từng công việc để các địa phương học tập. Tổ chức“tọa đàm giữa các học viên và cán bộ nghiệp vụ của cơ quan tài chính cấp trên để cùng nhau giải quyết những vướng mắc”tại cơ sở.”

Thông“qua đợt tập huấn sẽ nâng cao nhận thức, xác định rõ vị trí, quyền hạn cũng như trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán”ngân sách. Bổ sung“những kiến thức còn thiếu trong lĩnh vực quản lý tài chính ngân sách tránh được những sai sót”như thời gian qua. Đội ngũ cán bộ Tài chính - Kế toán“ngân sách xã sẽ hiểu sâu hơn về nghiệp vụ, học hỏi được các đồng nghiệp, nắm bắt chế độ, chính sách trong lĩnh vực tài chính ngân sách, thuế, phí, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tham mưu cho lãnh đạo UBND, HĐND lập dự toán sát với thực tế, quản lý chặt chẽ nguồn thu, chi đảm bảo đúng chính sách chế độ, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả nguồn vốn ngân sách dùng cho chi đầu tư xây dựng”cơ bản. Lành mạnh hóa“tình hình tài chính ngân sách tại các xã phát huy vai trò chủ đạo của ngân sách xã trong phát triển kinh tế, xã hội”tại các địa phương.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại ủy BAN NHÂN dân xã đại PHƯỚC, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 94 - 96)