Quan điểm và phương hướng phát triển công tác quản lý chithường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại ủy BAN NHÂN dân xã đại PHƯỚC, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 83 - 85)

5. Bố cục của luận văn

3.2. Quan điểm và phương hướng phát triển công tác quản lý chithường

2025

* Quan điểm:

Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại UBND xã Đại Phước trên địa bàn huyện trong thời gian tới cần tuân thủ theo 4 nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc hiệu quả: Là“nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong quản lý ngân sách”xã. Hiệu quả“thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế”và xã hội. Hiệu quả“xã hội và hiệu quả kinh tế là hai nội dung quan trọng phải được xem xét đồng thời khi hình thành một quyết định hay một chính sách chi tiêu”ngân sách.

- Nguyên tắc thống nhất: thống nhất“quản lý bằng pháp luật là nguyên tắc không thể bỏ qua trong quản lý”NSX. Thực hiện“nguyên tắc này sẽ đảm bảo tính bình đẳng, công bằng, hiệu quả, hạn chế những tiêu cực, nhất là những rủi ro có tính chất chủ quan khi quyết định các khoản chi”tiêu.

- Nguyên tắc tập trung dân chủ: tập trung“dân chủ đảm bảo cho các nguồn lực của xã hội được sử dụng tập trung và phân phối”hợp lý. Các khoản đóng góp của dân thực sự phải do dân quyết định chi tiêu nhằm đáp ứng mục tiêu chung của cộng đồng.

- Nguyên tắc công khai, minh bạch: thực hiện“công khai minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết định về thu, chi ngân sách, hạn chế những thất thoát và bảo đảm”tính hiệu quả.

* Phương hướng:

Một phương hướng cơ bản và tiên quyết để hoàn thiện công tác quản lý chính là luôn luôn thực hiện đổi mới tăng cường quản ý chi thường xuyên ngân sách xã. Quản lý“chi thường xuyên ngân sách là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc thực thi có hiệu quả chính sách phân bổ nguồn lực tài chính để thực hiện các nhiệm vụ phát triển”kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. Trong“điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, việc quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã hiệu quả sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển chung”của địa phương. Cơ chế“quản lý chặt chẽ và hợp lý sẽ ngăn ngừa các sai phạm, đồng thời giúp cơ quan, bộ phận, cán bộ tuân thủ những nhiệm vụ chi đã được xét duyệt”giao thực hiện.”

Thời gian“qua chi thường xuyên ngân sách xã có những hạn chế”như: tỷ lệ“chi còn chênh lệch, cần phải có sự cân nhắc giữa các khoản chi, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo chi đúng đối tượng, mục đích, chi đúng kế hoạch, tiêu chuẩn định mức”của xã.”

Trong“chi thường xuyên trước hết phải dựa vào dự toán được duyệt và nhiệm vụ chi được giao, hàng tháng, hàng quý các đơn vị phải lập báo cáo cụ thể, đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định giữa cơ quan tài chính, cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt, thực hiện bàn bạc dân chủ thống nhất các khoản chi”một

cách công khai, minh bạch.” “

Việc đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn đảm bảo thức hiện đúng và đầy đủ nhiệm vụ, chức năng đối với công tác quản lý chi thường xuyên cũng rất quan trọng, cử những cán bộ đảm nhận công tác chi thường xuyên đi học những lớp nghiệp vụ chuyên môn, để góp phần nâng cao khả năng công việc, tiếp nhận và xử lý các vấn đề về công tác chuyên môn của đội ngũ cán bộ xã.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại ủy BAN NHÂN dân xã đại PHƯỚC, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 83 - 85)