Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng dịch vụ thẻ tại các ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn hà nội (Trang 51 - 58)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Cơ sở hạ tầng

Hỗ trợ cho các dịch vụ thanh toán nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng của các ngân hàng là Hệ thống thanh toán liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước thiết lập. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng đã và đang đóng vai trò quan trọng hỗ trợ trực tiếp cho dịch vụ thẻ của các ngân hàng thương mại. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng tạo nền tảng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời làm cơ sở cho việc phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới. Hệ thống

42

thanh toán liên ngân hàng có chức năng quan trọng kết nối các đơn vị thành viên thuộc Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị thành viên trực tiếp (chi nhánh) thuộc các tổ chức tín dụng thành viên (Hội Sở chính) trên toàn quốc. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng giai đoạn II được hoàn thành và đưa vào vận hành đã đánh dấu bước phát triển mới của hệ thống thanh toán ngân hàng. Những thay đổi cơ bản về kỹ thuật, công nghệ, hiệu năng xử lý và quy trình nghiệp vụ hiện đại theo thông lệ quốc tế đã góp phần đáng kể đáp ứng nhu cầu thanh toán tức thời với số lượng giao dịch thanh toán ngày càng lớn trong nền kinh tế.

Trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng thương mại, chính sách thống nhất các liên minh thẻ được coi là một thành công quan trọng. Việc thống nhất các liên minh thẻ đã tạo ra cơ sở hạ tầng công nghệ quan trọng cho các dịch vụ thanh toán thẻ. Các liên minh thẻ nhỏ lẻ lúc đầu khi được thành lập rất đa dạng bao gồm Liên minh thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Công ty cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink), Liên minh thẻ của Ngân hàng TMCP Đông Á (Công ty cổ phần Thẻ thông minh Vina-VNBC),Liên minh Banknetvn (Công ty cổ phần Chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam).1 Các liên minh này trong giai đoạn đầu đã giúp các ngân hàng nhỏ trong liên minh sử dụng mạng lưới ATM của ngân hàng lớn trong thanh toán thẻ nên đã góp phần giảm chi phí, tăng doanh thu và hỗ trợ được nhiều ngân hàng phát triển dịch vụ thẻ.

Tuy nhiên trong tiến trình phát triển, việc có nhiều liên minh tạo ra lãng phí lớn về nguồn lực, tốn kém trong đầu tư cơ sở hạ tầng, các giao dịch giữa các liên minh

1Liên minh thẻ VNBC gồm 9 đơn vị: NH Đông Á (DongA Bank), NH TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank), NH Phát triển nhà ĐBSCL (MH Bank), NH TMCP nhà Hà Nội (Habubank), NH TMCP Dầu khí toàn cầu (GP Bank), Tập đoàn Mai Linh, NH United Overseas Bank (Singapore) - chi nhánh TP.HCM, NH Commonwealth Bank (CBA) của Úc. Liên minh thẻ Smarlink gồm: NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NH TMCP Nam Việt, NH TMCP Sài Gòn, NH TMCP Đông Nam Á (SeABank), NH TMCP An Bình (AnBinhbank), NH TMCP Tiên Phong, NH TMCP Việt Á, GP Bank, NH TMCP Quân đội (Militarybank), NH TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), NH TMCP các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, NH TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), NH liên doanh Shinhanvina, NH TMCP Indovina, NH TMCP Hàng hải, NH TMCP Phương Nam, NH TMCP Á châu (ACB), NH TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), NH TMCP Bảo Việt, NH TMCP Phát triển nhà TP.HCM, NH TMCP Sài Gòn Hà Nội, NH TMCP Bắc Á, NH TMCP Phương Đông, NH Liên doanh VID Public, NH TMCP Việt Nam Tín Nghĩa, Habubank, NH Ngoại thương Lào. Trong số đó, 24 NH đầu đã kết nối, 4 NH cuối đang kết nối. Liên minh Banknet gồm 15 thành viên: NH NN-PTNT Việt Nam, NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Vietinbank, Saigonbank, ACB, Sacombank, MH Bank, AnBinhbank, SeABank, NH TMCP Đại Dương, Habubank, NH TMCP miền Tây, NH TMCP Xăng dầu Petrolimex, NH Liên doanh Việt Nga (VRB), NH TMCP Đại Tín.

43

không thuận tiện, tình trạng phân biệt nội mạng, ngoại mạng diễn ra gây bất lợi và bất bình đẳng cho khách hàng. Trước năm 2012 trên thị trường tồn tại 3 tổ chức cung cấp dịch vụ chuyển mạch thẻ hoạt động độc lập là Công ty Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam (Banknetvn), Công ty cổ phần dịch vụ thẻ (Smartlink) và Công ty cổ phần thẻ thông minh VINA (VNBC). Do vậy, nguồn vốn đầu tư bị phân tán, tính bảo mật không được đảm bảo, người sử dụng dịch vụ gặp phải nhiều khó khăn khi có các vấn đề phát sinh. Tính bảo mật, đảm bảo an toàn khi thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua mạng hiện nay vẫn còn nhiều rủi ro, kể cả khi dùng thẻ quốc tế hay nội địa. Mặc dù các ngân hàng tại Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp như lắp các thiết bị chống gian lận thẻ, lắp camera giám sát tại điểm chấp nhận thẻ nhưng các vụ ăn cắp thông tin thẻ vẫn diễn ra. Việt Nam đứng thứ 8 thế giới về danh sách người dùng bị ảnh hưởng theo Báo cáo tổng kết của Kaspersky (Kaspersky Security Bulletin 2014). Việt Nam cũng xếp thứ 6 thế giới về số người dùng thiết bị di động bị tấn công bới mã độc và số 4 thế giới về người dùng Internet trên máy tính dễ bị ảnh hưởng bới mã độc.

Từ năm 2012, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có chủ trương tập trung hóa chức năng chuyển mạch thẻ về một đầu mối duy nhất. Ngân hàng Nhà nước đã chủ trương và chỉ đạo các đơn vị thực hiện tập trung hóa chức năng chuyển mạch về Banknetvn. Liên minh thẻ đầu tiên được lựa chọn thực hiện chủ trương này là Công ty Cổ phần Thẻ thông minh Vina (VNBC). Sau một thời gian phối hợp với các ngân hàng thành viên VNBC, Banknetvn đã hoàn tất kết nối trực tiếp với một loạt các ngân hàng như: Saigonbank, Habubank, MHB, GPBank và Dai A Bank, Dong A Bank. Trên cơ sở thành công của việc tập trung hóa chức năng chuyển mạch từ VNBC về Banknetvn, Banknetvn tiếp tục mở rộng kết nối với các ngân hàng khác ở Việt Nam nhằm thực hiện lộ trình xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất.

Việc tập trung hóa chức năng chuyển mạch thẻ về một đầu mối duy nhất tạo tiền đề quan trọng trong việc thống nhất chức năng chuyển mạch tại Việt Nam. Việc hợp nhất không chỉ mang lại lợi ích cho các bản thân các ngân hàng mà còn có tác động sâu sắc tới việc sử dụng thẻ của khách hàng. Việc quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với dịch vụ thẻ cũng được hỗ trợ tích cực bởi hệ thống hợp nhất. Ngân hàng

44

Nhà nước có thể quản lý hiệu quả hơn các giao dịch thanh toán thẻ liên ngân hàng mà nếu như trước đây việc này sẽ rất phức tạp và tốn kém. Việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước cũng dễ dàng và hiệu quả hơn. Các ngân hàng thương mại tiết kiệm được chi phí, thời gian và nguồn lực trong hoạt động kinh doanh thẻ nhờ vào hệ thống hợp nhất. Vì Banknetvn thực hiện việc thanh quyết toán thông qua Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước nên các ngân hàng thương mại có thể sử dụng ngay tài khoản mở tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước để thực hiện thanh toán. Các chủ thẻ được trực tiếp hưởng lợi từ hệ thống hợp nhất do chất lượng dịch vụ được cải thiện với thời gian xử lý giao dịch nhanh hơn, bảo mật hơn và an toàn hơn. Khiếu nại của các chủ thẻ được giải quyết nhanh hơn do tất cả hệ thống thẻ của các Ngân hàng được tập trung tại một đơn vị chuyển mạch duy nhất.

Năm 2007, Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt và chỉ đạo các công ty chuyển mạch triển khai Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất theo lộ trình. Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) đã được lựa chọn là hạt nhân và chuyển kết nối hệ thống ATM/POS của các ngân hàng thành viên của các công ty chuyển mạch tập trung về Banknetvn. Hai tổ chức chuyển mạch thẻ lớn nhất Việt Nam là Banknetvn (Công ty Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam) và Smartlink (CTCP Dịch vụ thẻ Smartlink) được hợp nhất thành một đơn vị duy nhất vào năm 2015 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán trên thị trường thẻ Việt Nam. Từ đó tới nay, Công ty cổ phần chuyển mạch Tài chính quốc gia (Banknetvn) đã và đang đẩy mạnh việc tập trung hóa chức năng chuyển mạch và triển khai kết nối liên thông hệ thống thanh toán thẻ trên toàn quốc và kết nối với các tổ chức chuyển mạch thẻ nước ngoài.

Hiện tại, bên cạnh kết nối hệ thống ATM, Banknetvn còn đẩy mạnh kết nối và thúc đẩy các giao dịch trên hệ thống POS. Việc kết nối hệ thống POS có ý nghĩa quan rất trọng không chỉ đối với Banknetvn và các ngân hàng, mà còn giúp các khách hàng có thể sử dụng thẻ ghi nợ nội địa để thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ như nhà hàng, siêu thị, khách sạn... thay vì đơn thuần chỉ sử dụng thẻ để rút tiền tại các máy ATM. Ngoài thị trường trong nước, Banknetvn đã mở rộng kết nối chuyển mạch tới

45

5 quốc gia trong khu vực và trên thế giới thông qua việc hợp tác với các Tổ chức chuyển mạch như UnionPay (Trung Quốc), UC (Liên bang Nga), và các Tổ chức chuyển mạch thuộc Mạng thanh toán châu Á - Asian Payment Network (APN) như: KFTC (Hàn Quốc), ITMX (Thái Lan), MEPS (Malaysia). Đồng thời, Banknetvn đang trong quá trình triển khai với các Tổ chức chuyển mạch của các quốc gia khác trên thế giới.

Đối với từng ngân hàng thương mại, đầu tư vào cơ sở vật chất đã được các ngân hàng tập trung triển khai từ nhiều năm nay. Các ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư vào nguồn nhân lực, hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng phần cứng và phần mềm với giá trị đầu tư lớn. Theo Thời báo Ngân hàng năm 2018, các tổ chức tín dụng nhận định tình hình lao động và việc làm trong ngành ngân hàng tiếp tục chuyển biến tích cực với 56,84% tổ chức tín dụng cho biết đã tuyển thêm lao động trong quý III/2018, cao hơn tỷ lệ 46% ghi nhận tại kỳ trước. Tuy nhiên, vẫn có 26,6% các tổ chức tín dụng nhận định đang thiếu lao động cần thiết cho nhu cầu công việc. Theo một báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), nhu cầu đào tạo mới nhân lực ngành tài chính ngân hàng giai đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam là trên 1,6 triệu người và đến năm 2020, tổng số nhân lực làm việc trong ngành ngân hàng khoảng 300.000 người. Tuy vậy đã nhiều năm nay, các ngân hàng vẫn gặp rất nhiều khó khăn với bài toán nhân sự. Thêm vào đó, trong thời gian tới các ngân hàng Việt Nam sẽ phải chịu áp lực lớn hơn với việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đối mặt với nguy cơ dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao ra nước ngoài. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, thị trường lao động trong ngành ngân hàng sẽ thay đổi theo hướng giảm một số nhân sự cho các nghiệp vụ đơn giản như giao dịch viên, giao dịch chi nhánh và gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi chuyên môn nghiệp vụ tài chính, ngân hàng và công nghệ thông tin. Các ngân hàng hiện cũng đang tăng cường ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc quản lý danh mục rủi ro, quản lý khách hàng, cơ sở dữ liệu. Trong khi đó theo khảo sát của IDG, tại Việt Nam nhân lực sẵn sàng cho công nghệ số chưa cao, các chương trình đào tạo đại học thay đổi chậm. Khoảng cách về khả năng kỹ thuật số sẽ chỉ ngày càng rộng thêm và ngân hàng nào khó có thể bắt kịp xu hướng. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao còn

46

ít so với nhu cầu của ngành, nhất là đội ngũ chuyên gia làm công tác an ninh thông tin. Chính sự thiếu hụt này dẫn đến công tác phát triển ứng dụng công nghệ thông tin cũng như quản lý, kiểm soát an toàn bảo mật không tương xứng với nhu cầu hoạt động của ngân hàng, không đảm bảo an toàn bảo mật, dễ rơi vào tình trạng lúng túng, bị động trước những cuộc tấn công quy mô lớn, có tổ chức của tội phạm công nghệ cao.

Để đáp ứng với những đòi hỏi về hạ tầng phần cứng, nguồn nhân lực đã được các ngân hàng chú trọng đầu tư, trong đó đặc biệt là nguồn nhân lực về công nghệ thông tin. Trong những năm qua, nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong ngành Ngân hàng đã được đầu tư mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho các ngân hàng triển khai, vận hành thành công các dự án hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, xã hội. Số lượng cán bộ công nghệ thông tin trong các ngân hàng tăng nhanh và cơ cấu theo lĩnh vực chuyên môn như phần cứng, phần mềm, mạng truyền thông, an ninh mạng, quản trị cơ sở dữ liệu hợp lý hơn. Tuy nhiên qua khảo sát cho thấy các ngân hàng thương mại cũng như bản thân Ngân hàng Nhà nước đang đứng trước khó khăn thiếu hụt lớn về nhân lực công nghệ thông tin trình độ cao trong các lĩnh vực phần mềm, quản trị cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó các ngân hàng thương mại đã nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo các kỹ năng về công nghệ và về ngoại ngữ.

Nhiều ngân hàng đã lựa chọn đầu tư vào các công nghệ tiên tiến, hiện đại, có khả năng mở rộng trong tương lai. Cho đến nay, về cơ bản các nghiệp vụ đã được xử lý trên mạng. Nhiều nghiệp vụ đã được xử lý tức thời sử dụng những công nghệ mới nhất như blockchain ví dụ như thanh toán điện tử giá trị cao, giao dịch kế toán tức thời. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất được coi là công cụ giúp các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. Hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng lớn, đã có sự phát triển nhờ sự đầu tư về cơ sở hạ tầng và triển khai ứng dụng công nghệ phục vụ cho hoạt động thanh toán. Hầu hết, các ngân hàng thương mại đã thiết lập được hệ thống ngân hàng lõi (core banking), hệ thống thanh toán nội bộ với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, cho phép các ngân hàng thương mại cung ứng các dịch

47

vụ, phương tiện thanh toán hiện đại, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.

Cùng với sự phát triển đó, ứng dụng công nghệ thông tin của các ngân hàng đã có những bước tiến vượt bậc cả về mô hình tổ chức, nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng pháp lý. Việc chuyển đổi mô hình quản lý dữ liệu phân tán sang mô hình tập trung đã được thực hiện theo đó các mạng máy tính đơn lẻ được chuyển đổi sang tổ chức trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế có khả năng phục vụ hàng triệu khách hàng với nhiều dịch vụ, tiện ích ngân hàng mới, hiện đại theo xu hướng phát triển chung của các nước trong khu vực và quốc tế.

Mặc dù vậy, theo đánh giá của các chuyên gia hiện các ngân hàng Việt Nam đầu tư cho công nghệ còn thấp, chỉ chiếm 5% trong danh mục đầu tư. Việc đầu tư cho phần mềm trong lĩnh vực thanh toán chưa đồng bộ. Hiện nay, mỗi ngân hàng có một phần mềm riêng. Có nhiều phần mềm được sử dụng tại các ngân hàng với 27% ngân hàng sử dụng hệ thống T24, 19% sử dụng hệ thống I-Flex, 8,1% sử dụng hệ thống TCBS, 8,1% sử dụng hệ thống Symbol System, 8,1% sử dụng hệ thống Smart Bank, Micro Bank với 5,4% và 24,3% sử dụng các hệ thống Core Banking khác như Bank 2000, Huyndai, Siba… Tính tương thích của các phần mềm giữa các ngân hàng thấp, ảnh hưởng không tốt tới việc kết nối và gây lãng phí. Khá nhiều ngân hàng đã mua những phần mềm lạc hậu dẫn đến phải tăng chi phí để nâng cấp và khó đáp ứng yêu cầu đồng bộ. Điều này khiến cho khả năng liên kết giữa các ngân hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ bị giảm, chi phí và thời gian thực hiện tăng lên. Điều này cũng hạn chế khả năng khai thác công nghệ của các ngân hàng thương mại. Đường truyền của các ngân hàng thường có dung lượng nhỏ so với nhu cầu và lưu lượng thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng dịch vụ thẻ tại các ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn hà nội (Trang 51 - 58)