Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng dịch vụ thẻ tại các ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn hà nội (Trang 48 - 51)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Cơ sở pháp lý

Nhằm tăng cường quản lý và hỗ trợ cho việc phát triển thị trường thẻ tại Việt Nam, Chính phủ đã tăng cường hoàn thiện hệ thống khung pháp lý điều chỉnh hoạt động dịch vụ thẻ của các ngân hàng thương mại trong thời gian qua. Các quy định được ban hành bao gồm thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, phát hành và thanh toán thẻ nói chung. Các quy định có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát

100 150 200 250 300 350 400 450 500

IV/2013 IV/2016 III/2018

Số lượng thiết bị (nghìn chiếc) Số lượng giao dịch (triệu món) Giá trị giao dịch (Nghìn tỷ đồng)

39

triển của dịch vụ thẻ của các ngân hàng thương mại bao gồm:

-Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010 và Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010; Nghị định số 101/2012/NĐ- CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt và Nghị định số 80/2016/NĐ- CP ngày 1/7/2016 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt; Đây là các văn bản pháp lý quan trọng ở mức cao nhất quản lý các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và sự phát triển của dịch vụ thẻ ngân hàng; - Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 nhằm mục tiêu “Tạo sự chuyển biến rõ rệt về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, làm thay đổi dần tập quán sử dụng các phương tiện thanh toán trong xã hội, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông tính trên GDP, tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán; Đảm bảo an ninh, an toàn và hiệu quả hoạt động của các hệ thống thanh quyết toán, các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; tạo lập cơ chế hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; Thúc đẩy việc sử dụng thanh toán điện tử, giảm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán giữa cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ; Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế và thu nhập cá nhân trong xã hội, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm kinh tế”;

- Thông tư số 35/2012/TT-NHNN quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa ngày 28/12/2012; Thông tư trong đó quy định nguyên tắc thu phí, biểu khung phí theo lộ trình, tổ chức phát hành thẻ không được thu thêm phí ngoài biểu khung phí dịch vụ thẻ đã ban hành, đơn vị chấp nhận thẻ không được thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể liên quan, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển bền vững;

- Thông tư số 49/VBHN-NHNN ban hành ngày 9/11/2016 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán;

40

- Thông tư số 06/VBHN-NHNN ban hành ngày 19/1/2018 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng (sau đây gọi tắt là thẻ) bao gồm: hoạt động phát hành, sử dụng, thanh toán, chuyển mạch, bù trừ điện tử và quyết toán giao dịch thẻ;

- Thông tư số 44/2018/TT-NHNN ban hành ngày 28/12/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động; Thông tư này đã tăng cường nghĩa vụ và trách nhiệm đảm bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng ATM của các tổ chức cung ứng dịch thanh toán có trang bị ATM và các đơn vị liên quan;

Cùng với việc ban hành các văn bản pháp luật một cách kịp thời và đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, các ngân hàng thương mại có trang bị ATM tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động, rà soát, bổ sung các quy trình, quy định cần thiết trong lắp đặt, sử dụng ATM; phát hiện, xử lý kịp thời những sự cố phát sinh. Trong thời gian qua, mặc dù còn xảy ra các trường hợp trục trặc, ngưng hoạt động, quá tải, gây bức xúc cho khách hàng, nhưng nhìn chung dịch vụ thẻ đã đáp ứng khá tốt nhu cầu giao dịch của khách hàng. Vấn đề chất lượng dịch vụ, an ninh, an toàn cho người sử dụng cũng đã được chú trọng cải thiện. Số vụ phá hoại ATM giảm mạnh, hệ thống được vận hành khá thông suốt và hiệu quả, giảm bớt tình trạng phàn nàn từ phía khách hàng.

Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời có các văn bản gửi các cơ quan liên quan đề nghị chủ động triển khai hoặc phối hợp triển khai các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao trong quản lý dịch vụ thẻ. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước làm đầu mối theo dõi, đôn đốc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra. Sự phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước với các cơ quan liên quan trong việc ban hành văn bản pháp luật và triển khai thực hiện các văn bản đó được tăng cường.

Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại đã tích cực, chủ động, tăng cường phối hợp với các cơ quan an ninh trong việc phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán. Hệ thống ngân hàng đã thiết lập các kênh trao đổi thông tin để kịp thời phối hợp, xử lý nhiều vụ việc gian lận, lừa đảo trong thanh toán thẻ, thanh toán điện tử, góp phần giảm bớt rủi ro trong thanh toán, bảo vệ

41

quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Cùng với việc tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin về các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Ngân hàng Nhà nước đã tập trung thực hiện chủ trương phát triển thanh toán thẻ qua POS/EFTPOS/EDC nhằm giúp cho người sử dụng và các tổ chức tăng cường hiểu biết, tiếp cận và sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt một cách đầy đủ, kịp thời và tạo được sự chuyển biến bước đầu về thói quen sử dụng tiền mặt.

Mặc dù đạt được những kết quả nêu trên nhưng hệ thống các văn bản pháp luật phục vụ cho hoạt động dịch vụ thẻ vẫn chưa được hoàn thiện, thiếu đồng bộ. Các quy định liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử còn nhiều hạn chế, bất cập. Vì vậy, các giải pháp đưa ra để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt qua thẻ chưa phát huy được hiệu quả cao. Sự bất cập, thiếu đồng bộ của hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh các dịch vụ thẻ được thể hiện như sau: 1)Chưa có chính sách hỗ trợ thuế giá trị gia tăng cho điểm bán hàng hoặc giảm thuế cho phần doanh thu mà các doanh nghiệp, tổ chức thu được qua thanh toán thẻ; 2)Chưa giảm thuế nhập khẩu các thiết bị công nghệ thẻ như ATM, POS/EFTPOS/EDC, máy sản xuất thẻ; 3) Chưa đàm phán với các tổ chức phát hành thẻ quốc tế để có mức phí giao dịch phù hợp hơn ở trong nước;4) Chưa có quy định bắt buộc các cơ sở kinh doanh phải trang bị thiết bị thanh toán thẻ; 5)Thiếu những quy định, chế tài cụ thể để bảo vệ đối tượng sử dụng thương mại điện tử, chưa có những chế tài để xử lý đối với các hành vi gian lận khi tham gia thương mại điện tử, khi mua bán hàng hóa qua mạng, nên khi xảy ra tranh chấp, gian lận, người mua là người phải chịu thiệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng dịch vụ thẻ tại các ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn hà nội (Trang 48 - 51)