Số lượng thẻ phát hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng dịch vụ thẻ tại các ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn hà nội (Trang 36 - 40)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Số lượng thẻ phát hành

Trong khoảng 20 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, thu nhập của người dân tăng nhanh, đầu tư và thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng tăng lên nhanh chóng. Một số ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam đã triển khai dịch vụ thẻ và khai thác thị trường đầy tiềm năng này. Dịch vụ chấp nhận thẻ ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ năm 1992 và ngân hàng cung cấp dịch vụ rút tiền bằng thẻ tín dụng đầu tiên là Vietinbank. Năm 1993, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) triển khai dịch vụ thanh toán thẻ đầu tiên tại Việt Nam và đây là ngân hàng đầu tiên triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và thúc đẩy việc sử dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam. Khi đó, chiếc thẻ nội địa đầu tiên của Vietcombank cũng được phát hành nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà nó không được triển khai sử dụng rộng rãi.

Kể từ thời điểm đó tới năm 2000, thị trường thẻ Việt Nam phát triển chậm. Các sản phẩm thẻ mới chỉ dừng lại là thẻ quốc tế để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận nhỏ dân cư có thu nhập cao sử dụng chủ yếu để mua sắm hàng hoá dịch vụ khi ra nước ngoài làm việc và công tác. Năm 2002, sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa (thường được biết tới với cái tên ATM) lần đầu tiên được Ngân hàng Vietcombank chính thức phát hành tại Việt Nam. Kể từ đó, người dân đã bắt đầu biết đến một phương tiện thanh toán tiện lợi, nhanh gọn, dễ đăng ký, dễ sử dụng hoạt động dựa trên cơ sở tài khoản cá nhân. Đó được coi là thời điểm đầu tiên để cho mạng lưới ATM phát triển cho tới ngày nay với hơn 18.000 máy ở khắp nơi trên cả nước.

Năm 2003, hai loại thẻ ghi nợ nội địa dùng ATM với tên gọi là Connect 24 của Vietcombank và F@asAcess của Techcombank được triển khai đồng thời. Vào thời điểm đó, tổng số thẻ nội địa và thẻ quốc tế được phát hành mới chỉ đạt 234.000 thẻ. Dịch vụ thẻ được các ngân hàng thương mại triển khai chỉ thực sự được đẩy mạnh kể từ khi Chính phủ ban hành Quyết định số 291/2006/TTg về triển khai Đề án phát triển

27

thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2011 và đặc biệt là sau khi Quyết định số 20/2007/NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh các quy định về phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ra đời. Đây là hai văn bản quan trọng nhất đặt nền móng cho một hành lang pháp lý để triển khai các hoạt động thanh toán và phát hành thẻ.

Bảng 1. Số lượng thẻ đang lưu hành

Đơn vị: Tr. thẻ 2010 2011 2012 2013 2014 2017 2018 Thẻ trả trước 1,14 1,47 1,79 2,66 3,51 - - Thẻ tín dụng 0,44 1,05 1,60 2,43 3,29 - 2,7 Thẻ ghi nợ 30,11 39,48 50,90 61,10 73,59 67,99 75,51 Tổng 31,69 42,00 54,29 66,19 80,39 77,17 86,30

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam& Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam

Số lượng thẻ phát hành tăng nhanh trong những năm gần đây. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lũy kế tính đến thời điểm năm 2017 là 132 triệu thẻ và tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 147 triệu thẻ được phát hành. Dù vậy số lượng thẻ hiện đang lưu hành chỉ là hơn 86 triệu thẻ (gần 60% đang lưu hành). Tỷ lệ thẻ ghi nợ vẫn chiếm tới hơn 90% tổng số thẻ trong các năm. Tuy nhiên tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần, thay vào đó là tỷ trọng đang tăng lên của thẻ tín dụng. Số lượng thẻ đã có sự tăng trưởng khá nhanh, tổng số thẻ 2010 là 31,69 triệu thẻ thì đến 2018 tăng lên 86,30 triệu thẻ, gấp trên 2 lần. Năm 2010, có trên 30 triệu thẻ ghi nợ, thì đến năm 2018, con số đó đã tăng lên 75,51 triệu thẻ, tăng hơn 2,3 lần. Như vậy, với dân số Việt Nam hiện nay thì trung bình mỗi người dân đã sử dụng gần 1 thẻ ngân hàng.

Số lượng thẻ tăng lên minh chứng về nhu cầu sử dụng thẻ gia tăng và sự phát triển của dịch vụ thẻ trong những năm qua. Gia tăng số lượng thẻ và cùng với các điểm chấp nhận thẻ đã góp phần tăng thanh toán qua thẻ ngân hàng ở Việt Nam, trong đó có thanh toán không dùng tiền mặt. Các dịch vụ thẻ phát triển nhanh chóng đã tạo ra sự thay đổi trong nhận thức, thói quen của người dân và doanh nghiệp, đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Thanh toán thông qua thẻ ghi nợ nội địa đang ngày càng phát triển và được nhiều người sử dụng đã có những đóng góp quan trọng

28

đối với việc thực hiện các mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt.

Để khuyến khích khách hàng mở thẻ mới, sử dụng thẻ trong thanh toán và hạn chế việc dùng tiền mặt, các ngân hàng đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi dành cho chủ thẻ. Truy cập thông tin từ các trang web hoặc bản tin tài chính ngân hàng, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận được những thông tin về các chương trình ưu đãi dành cho khách hàng thanh toán bằng thẻ ví dụ như mua sắm hàng tiêu dùng, du lịch, thanh toán các hóa đơn điện, nước, điện thoại, dịch vụ tiện ích cho đến việc tham gia các chương trình hoặc dịch vụ cao cấp trong và ngoài nước thông qua thanh toán trực tuyến, hoặc sử dụng thẻ ghi nợ với nhiều ưu đãi hấp dẫn ngân hàng và từ người cung cấp hàng hóa dịch vụ.

Hình 2. Tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương diện thanh toán

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trong tổng các phương tiện thanh toán, tỷ lệ tiền mặt được sử dụng có xu hướng giảm nhanh từ mức hơn 14% năm 2010 xuống hiện nay chỉ còn ở mức 12%. Tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng so với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác đang có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ người dân Việt Nam có tài khoản giao dịch tại ít nhất một trong số các ngân hàng thương mại ngày càng nhiều. Hiện nay tỉ lệ này đã đạt mức 1/3 dân số theo thống kê của World Bank. Bên cạnh đó, phạm vi sử dụng thẻ của người dân cũng ngày càng được mở rộng. Nếu trước đây, thẻ ngân hàng mà người dân sở hữu chủ yếu là thẻ ghi nợ nội địa (ATM) và chỉ được sử dụng để rút tiền mặt

29

tại các máy ATM thì giờ đây người dân đã có thể sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch thanh toán khi mua hàng trên mạng, khi đặt hàng trên các trang web hoặc khi thanh toán các dịch vụ n h ư viễn thông, điện, nước. Đồng thời, tỉ lệ khách hàng thanh toán bằng thẻ tại các siêu thị, khách sạn, nhà hàng đã tăng lên nhanh chóng. Phạm vi sử dụng thẻ và thanh toán đã không chỉ còn giới hạn trong nước mà đã mở rộng toàn cầu. Nhận thức về thanh toán thẻ tại các điểm chấp nhận thẻ(POS) đã có sự chuyển biến tích cực và việc thanh toán bằng thẻ thay vì tiền mặt đã dần trở nên phổ biến.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến quý I/2013, trên toàn quốc đã có 56.850 trên tổng số 87.186 đơn vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (tức là hơn 65% tổng số các đơn vị) thực hiện trả lương qua tài khoản với 1,83 triệu lao động nhận lương qua tài khoản. Bên cạnh đó, nhiều lao động tại các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước cũng đã được trả lương qua tài khoản. Phần lớn người dân đã nhận thức và thay đổi thói quen thanh toán bằng tiền mặt do việc thanh toán bằng thẻ hiện đơn giản, thuận tiện và có nhiều ưu đãi hơn. Sinh viên của nhiều trường đại học ( tập trung phần lớn ở Hà Nội) hiện đã có thể đóng tiền học phí không dùng tiền mặt. Do vậy, cha mẹ có thể dễ dàng kiểm soát việc nộp học phí của con. Đồng thời, sinh viên cũng thấy an toàn hơn khi không còn phải mang theo nhiều tiền mặt. Đây là những thay đổi dù là bước đầu nhưng rất quan trọng để giảm dần mức độ sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán.

Mặc dù vậy, dịch vụ thẻ còn gặp phải nhiều hạn chế. Mặc dù số tài khoản thẻ được phát hành đã tăng lên đáng kể nhưng số lượng thẻ thực sự hoạt động (có giao dịch phát sinh từ thẻ ví dụ như thanh toán, chuyển khoản…) thấp hơn nhiều so với số thẻ đã phát hành. Mặt trái của việc gia tăng số lượng thẻ được phát hành trong thời gian ngắn và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc phát hành thẻ, giữ thị phần phát hành thẻ là có nhiều thẻ không hoạt động sau khi kích hoạt hoặc không được kích hoạt. Hiện tượng một người cùng lúc sở hữu nhiều thẻ của nhiều ngân hàng cùng lúc nhưng cũng chỉ sử dụng một vài thẻ hoặc thậm chí không sử dụng thẻ nào không phải là hiện tượng hiếm gặp. Nhiều khách hàng sử dụng thẻ với mục đích rất đơn giản như chỉ để rút tiền mặt hoặc gửi tiền. Các số liệu thống kê từ nhiều nguồn khác nhau về số lượng thẻ “rác” rất khác nhau nhưng ước tính hiện có khoảng 70% số lượng thẻ

30

thanh toán đang lưu hành tại Việt Nam thực tế không hoạt động. Nếu tính trên số lượng tổng hơn 147 triệu thẻ đã được phát hành tính tới thời điểm hiện tại thì số lượng thẻ đã phát hành nhưng không hoạt động là vào khoảng 100 triệu thẻ. Đây là số lượng thẻ khổng lồ và là một sự lãng phí lớn cho các ngân hàng, cho người dân, và cho toàn bộ nền kinh tế. Nghiêm trọng hơn là với số lượng thẻ phát hành ồ ạt với tình trạng nhiều ngân hàng áp chỉ tiêu phát hành thẻ cho nhân viên dẫn tới nhân viên các ngân hàng phải nhờ nhiều người trong đó chủ yếu là người thân trong gia đình mở thẻ mới mà người mở thẻ hoàn toàn không có nhu cầu dùng thẻ. Điều này ảnh hưởng tới hình ảnh của các ngân hàng trong mắt người tiêu dùng cũng như trong dài hạn ảnh hưởng tới đánh giá về chất lượng thẻ của người tiêu dùng và uy tín của các ngân hàng. Việc quản lý các thẻ không hoạt động này nếu không chặt chẽ sẽ dẫn tới những nguy cơ về an ninh, an toàn và lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu tới uy tín của các ngân hàng.

Với mục tiêu giảm sử dụng tiền mặt trong thanh toán, việc phát hành thẻ quá nhiều với quá nhiều thẻ rác cũng như nhiều thẻ chỉ được sử dụng với những hoạt động đơn giản như rút tiền mặt từ tài khoản thì mục tiêu trên hoàn toàn không đạt được. Trong khi đó, chi phí để các ngân hàng đầu tư và duy trì các cây ATM và các điểm chấp nhận thanh toán (POS) sẽ là một sự lãng phí lớn đối với toàn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng dịch vụ thẻ tại các ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn hà nội (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)