Thẩm định tín dụng là một trong những khâu trọng tâm của quá trình ra quyết định dẫn đến việc cấp tín dụng cho khách hàng vay vốn NH. Có nhiều quan niệm về chất lượng thẩm định tín dụng của các tác giải nghiên cứu về hoạt động tín dụng trên thế giới. Theo Yoori Je Cho (1989) chỉ ra rằng các ngân hàng gặp khó khăn với nợ xấu (NPLs) do phân tích tín dụng yếu. Ông nhấn mạnh thêm rằng mục đích của việc thẩm định tín dụng là giúp ngân hàng thực hiện các quyết định tín dụng tốt và giúp
ngân hàng tránh các quyết định sai lầm. Như vậy theo Yoori Je Cho thì chất lượng
thẩm định cho vay khách hàng được đánh giá thông qua chỉ tiêu về nợ xấu, mức độ rủi ro tín dụng sau khi cho vay.
Reed và Gill (1989) lập luận rằng mục tiêu của thẩm định tín dụng là xác định khả năng và sự sẵn sàng của người đi vay để trả nợ yêu cầu vay theo các điều khoản của hợp đồng cho vay. Chất lượng thẩm định tín dụng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh NH và cũng ảnh hưởng tới người đầu tư, người gửi tiền cho NH. Sự sáng suốt trong cho vay là rất cần thiết để NH duy trì sự toàn vẹn của tài sản tín dụng trên thị trường.
Thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp được coi là hiệu quả, có chất lượng khi nó đạt được mục tiêu thẩm định của NH đồng thời thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu thẩm định của NH là quyết định có cho vay hay không và xác định khối lượng cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, phương thức giải ngân và thu hồi được cả gốc và chi phí cho vay đồng thời thu được lợi nhuận từ việc cho vay đó. Trong khi đó, khách hàng đánh giá chất lượng thẩm định của NH thông qua thời gian thẩm định, tính đúng đắn và các lợi ích mà công tác thẩm định mang lại cho khách hàng. Thời gian thẩm định hợp lý khi nó đủ để NH đánh giá phương án, dự án của khách hàng nhưng cũng phải phù hợp với nhu cầu trong kinh doanh của khách hàng (tận dụng được cơ hội kinh doanh). Các tiện ích mà công tác thẩm định có thể mang lại cho khách hàng đó là những đề xuất tư vấn của ngân hàng về hướng phát triển của phương án kinh doanh (mở rộng hay thu hẹp), hay cơ cấu nguồn vốn, đánh giá đúng đắn khách quan hơn về triển vọng cũng như rủi ro có thể gặp phải.
dụng là: Chất lượng thẩm định tín dụng thể hiện mức độ tin cậy và phù hợp trong việc lựa chọn, áp dụng các phương pháp, quy trình, nội dung và tổ chức thực hiện thẩm định, nhằm đưa ra quyết định cho vay một cách chính xác của ngân hàng với thời gian ngắn nhất và chi phí thấp nhất, vừa thoả mãn nhu cầu tín dụng của các khách hàng về thời gian, số vốn được vay, đánh giá tính khả thi của phương án vay vừa tối đa hoá lợi ích của NH. Chất lượng thẩm định còn là sự phù hợp giữa kết quả tính toán và kết quả thực tế khi thực hiện dự án và phương án sản xuất kinh doanh. Như vậy, các yếu tố này sẽ tạo nên một kết quả thẩm định có tính khoa học và thực tiễn dù người thẩm định đứng ở góc độ nào nghiên cứu, thì cũng có kết luận tương tự nhau.