3.2.5.1. Nâng cao nhận thức về vai trò và hoạt động của thẩm định trong hoạt động cho vay của ngân hàng đối với cán bộ tín dụng và các nhân viên của ngân hàng.
Nhận thức đúng đắn thì sẽ dẫn đến trách nhiệm và hoàn thành tốt công việc, nâng cao chất lượng công tác thẩm định.Vì vậy, vấn đề trước hết là phải định hướng
và có nhận thức đúng về vấn đề này. Thẩm định đóng vai trò tham mưu có hiệu quả cho cấp lãnh đạo trước khi ra quyết định với khoản vay. Đồng thời, thẩm định cũng phải dần hoàn thiện vai trò tư vấn cho khách hàng, xây dựng DA, PAKD mang tính khả thi và có hiệu quả cao.
Ngân hàng cần tổ chức đào tạo và quán triệt vai trò thiết thực của công tác thẩm định để các cán bộ tự giác hoàn thành tốt việc thẩm định, đảm bảo an toàn cho ngân hàng chứ không phải hoàn thành một cách hình thức. Ngân hàng tiến hành phổ biến thường xuyên cho cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định trong các cuộc họp, cuộc giao ban hàng tuần, hàng tháng. Đồng thời Ngân hàng kết hợp theo quý tổ chức các cuộc tọa đàm chuyên đề về thẩm định tín dụng khách hàng, biểu dương các điển hình tiên tiến; tiến tới tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ chuyên sâu về thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro…
Công tác thẩm định cũng cần quán triệt về nội dung và quy trình trong toàn chi nhánh ngân hàng. Không chỉ cán bộ trực tiếp thẩm định mà các bộ phận có liên quan như bộ phận nguồn vốn,quan hệ khách hàng… cũng cần biết về công tác thẩm định để tư vấn cho khách hàng đầy đủ nhất. Khi thẩm định được quy trình hóa, công nghệ hóa chú trọng sự phù hợp với định hướng cho vay trong định hướng chung sẽ trở thành thế mạnh trong hoạt động của ngân hàng. Tính khả thi và hiệu quả tài chính có thể được xem xét đánh giá trên nhiều khía cạnh, xuất phát từ nhiều quan điểm như của chủ đầu tư, của cơ quan thẩm định nhà nước, của nhà tài trợ… Với ngân hàng, thẩm định tín dụng phải đứng trên quan điểm của người cho vay để xem xét tính khả thi, hiệu quả và khả năng trả nợ của khách hàng từ việc đầu tư vào DA, PAKD, nhận thức rõ lợi ích của ngân hàng trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với lợi ích của khách hàng.
3.2.5.2. Tăng cường đào tạo và phát triển nhân sự thực hiện công tác thẩm định đạt hiệu quả cao.
Ngân hàng cần quan tâm đặc biệt tới việc phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cho công tác thẩm định nói riêng, bởi đây là nhân tố có vai trò quyết định. Công việc của cán bộ tín dụng đòi hỏi không chỉ kiến thức chuyên sâu về hoạt động trong lĩnh vực tín dụng mà còn phải hiểu rõ những lĩnh vực khách hàng đầu tư, không chỉ cần khả năng phân tích mà còn khả năng phán đoán để đưa ra quyết
định chính xác, và các mối quan hệ liên quan để đảm bảo thông tin tín dụng. Vì vậy, không ngừng đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng, nâng cao chất lượng cán bộ là điều vô cùng cần thiết. Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công tác thẩm định cần tập trung vào những nội dung sau:
- Có chính sách tuyển dụng và bố trí hợp lý để bổ sung về chất và lượng cho đội ngũ cán bộ thẩm định tín dụng, bộ phận quản trị rủi ro
Do những yêu cầu của công việc thẩm định nên ngân hàng cần có chính sách phù hợp để thu hút những nhân viên giỏi của các trường đại học chuyên ngành ngân hàng, tài chính, kinh tế, kỹ thuật phục vụ thẩm định DA, cũng như những người có trình độ, kinh nghiệm về tín dụng và thẩm định. Kinh nghiệm là một thế mạnh với vị trí thẩm định nên việc thuyên chuyển cán bộ có kinh nghiệm ở các bộ phận liên quan cũng cần cân nhắc để đầu tư cho hoạt động thẩm định.
Ngân hàng cần căn cứ vào tính chất phức tạp của từng phương án vay vốn và trình độ, kinh nghiệm, đạo đức của từng cán bộ để phân công trách nhiệm và công việc cho phù hợp, đặt kế hoạch bồi dưỡng hay chuyển vị trí khác với những cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.
Với khối lượng công việc ngày càng lớn như hiện nay, cần tăng cường lực lượng cán bộ tín dụng và bộ phận quản trị rủi ro để tăng độ mạnh và hiệu quả cho công tác quản trị rủi ro nói chung và công tác thẩm định tín dụng nói riêng.
- Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo cán bộ thẩm định tín dụng
Cần nghiên cứu, xây dựng chương trình cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thẩm định. Ngoài các đợt tập huấn nghiệp vụ được tổ chức hàng năm cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về kinh nghiệm, chất lượng cho vay và thẩm định tín dụng, và cách đào tạo bồi dưỡng tốt nhất chính là đào tạo bằng chính công việc hay những người có kinh nghiệm kèm cặp cho cán bộ ít kinh nghiệm bằng cách làm việc cùng nhau trong một dự án. Ngoài ra, cần tăng cường cơ hội tiếp cận phương pháp và kỹ năng từ việc tham gia đào tạo nước ngoài và trao đổi quốc tế khi có cơ hội.
Bên cạnh đó, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì lãnh đạo ngân hàng cần tạo điều kiện làm việc năng động và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho cán bộ thẩm định tín dụng đi kèm với các quy định chặt chẽ về nghĩa vụ của cán bộ thẩm
định. Đó là công việc rất cần thiết để có thể cải thiện chất lượng hoạt động thẩm định.Khi đạt được những điều kiện như vậy thì chất lượng đi lên là vấn đề tất yếu. Một môi trường năng động trong thẩm định sẽ thúc đẩy cán bộ thẩm định làm việc thật sự nghiêm túc chứ không chỉ coi đó là việc hình thức và không sát thực nữa. Vì vậy, rất cần phải có sự khuyến khích kịp thời để cán bộ nâng cao tinh thần ham học hỏi, không ngừng phát triển bản thân.