Vào những năm 2010, Ngân hàng Techcombank đã cắt giảm tỷ lệ tăng trưởng cho vay từ mức 59,8% xuống 25,7%. Tính đến cuối năm 2011, tổng cho vay và ứng trước của ngân hàng này cho khách hàng đạt 63.188 tỷ đồng, trong đó 56,8% là ngắn hạn. Cho vay bán lẻ tăng cao nhất ở mức 63,3% lên 18.397 tỷ đồng so với năm 2010. Số dư cho vay khách hàng toàn hệ thống là 63.188 tỷ đồng trong đó nợ từ loại 3 - 5 là 1.777 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 2,8%.
Như vậy, so với thời điểm cuối năm 2010, Techcombank đã có sự biến động trong tỷ trọng các loại nợ. Tỷ trọng nợ loại 1 và nợ loại 5 giảm nhẹ và tỷ trọng nợ loại 3, nợ loại 4 tăng nhẹ. Đặc biệt nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn đã xuất hiện nợ loại 2 với tỷ lệ là 0,3%. Bên cạnh đó, toàn bộ tỷ trọng nợ loại 3 - 5 tăng từ 2,3% lên 2,81%. Tỷ lệ nợ xấu của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ và của nhóm khách hàng cá nhân đều tăng. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng từ 3,13% lên 3,56%; tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân tăng từ 1,27% lên 1,83%...
Nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu tăng cao, quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Techcombank đã được quy chuẩn và áp dụng cho toàn bộ hệ thống theo 3 bước như sau:
Trên cơ sở đó, tùy theo từng dự án cụ thể với những đặc điểm khác nhau mà nhân viên thẩm định có thể phân tích, đánh giá và đưa ra các điều kiện đi kèm với việc cho vay, hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay. Trên cơ sở đó, lãnh đạo Techcombank có thể xem xét khả năng tham gia cho vay đối với từng dự án.
Như vậy, thông qua việc quá trình thẩm định, ngân hàng mới có cái nhìn toàn diện về dự án; đánh giá về như cầu tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và tình hình sử dụng nguồn vốn, hiệu quả tài chính mà dự án mang lại cũng như khả năng trả nợ
của dự án. (Lê Minh, 2014)
Bước 1: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của bộ hồ sơ pháp lý:
Hồ sơ pháp lý
Hồ sơ kinh tế
Hồ sơ vay vốn
Hồ sơ đảm bảo tiền vay
Bước 2: Thẩm định khách hàng vay vốn:
Địa vị pháp lý và tư cách của khách hàng vay vốn
Lịch sử hình thành doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, quản trị doanh nghiệp
Phương thức, tình tình hoạt động kinh doanh hiện tại, định hướng kinh
doanh
Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Quan hệ với các tổ chức tín dụng
Bước 3: Thẩm định dự án đầu tư:
Xem xét, đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án
Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự
án
Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào của dự án
Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật
Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án vay vốn
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng thẩm định tín dụng trong NHTM, bao gồm: hoạt động cấp tín dụng và thẩm định khách hàng doanh nghiệp, chất lượng thẩm định khách hàng doanh nghiệp trong đó đề cập tới các chỉ tiêu đánh giá, nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp. Bên cạnh đó Chương 1 cũng đã phân tích kinh nghiệm trong thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp của một NH ở Thái Lan và hai NHTM ở Việt Nam có kinh nghiệm trong thẩm định khách hàng doanh nghiệp với cách thức quản trị rủi ro tín dụng hiện đại và hiệu quả là KasiKorn Bank, Techcombank và Vietinbank. Những vấn đề lý luận trong chương 1 sẽ giúp làm rõ được bản chất và quy trình thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp, những tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tác giả tiến hành đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng BIDV.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM