3.2.4.1. Giải pháp về nâng cao vai trò của cán bộ thẩm định trong nhận diện các rủi ro có thể xảy đến với BIDV
Tránh tình trạng đánh giá mức độ rủi ro có thể xảy đến với BIDV thì NH cần nâng cao nhận thức của cán bộ, đưa ra các yêu cầu bắt buộc về cơ sở xác định, nhận diện và báo cáo rủi ro trong báo cáo thẩm định. Có chế độ khen thưởng với các cá nhân phát hiện ra những rủi ro sớm ngay trong giai đoạn thẩm định PAKD của khách hàng. Bên cạnh đó có chế tài xử phạt nghiêm khắc với cán bộ tín dụng để xảy ra rủi ro sau giải ngân.
3.2.4.2. Giải pháp về phân tích tình hình tài chính
Cần tập trung thẩm định kỹ tình hình tài chính của DN dựa trên căn cứ các báo cáo tài chính đã được thẩm định. Mặc dù vay ngắn hạn là cấp tín dụng trong thời gian ngắn dưới 12 tháng tuy nhiên CBTD vẫn cần giám sát thường xuyên dòng tiền của doanh nghiệp, tránh trường hợp khách hàng đảo nợ từ ngân hàng khác sang hoặc lấy tiền từ các nguồn khác mà không trực tiếp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của doanh
nghiệp. Khi phân tích tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng, các chuyên
viên cần đặc biệt quan tâm tới nguồn mà doanh nghiệp có được để trả nợ: nguồn trong ngắn hạn thì đó là lợi nhuận sau thuế, và cần xem xét vốn lưu động ròng của doanh nghiệp ra sao, nguồn trong dài hạn đó là các nguồn từ lợi nhuận sau thuế và các chi phí khấu hao đã dịch chuyển vào quá trình kinh doanh. Một trong những công cụ hữu ích đối với CBTD phân tích tình hình tài chính DN là báo cáo dòng tiền. Báo cáo dòng tiền cho thấy dòng tiền ra và vào công ty và nguyên nhân thiếu tiền hoặc thừa tiền. Ví dụ như dòng tiền ròng sau chi phí hoạt động: Nếu dòng tiền này dương cho thấy DN có thể tự trang trải các nhu cầu hoạt động bằng tiền của mình. Dòng tiền ròng âm cho thấy DN cần có thêm nguồn tiền từ bên ngoài để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Dòng tiền ròng âm cảnh báo tình hình kinh doanh của DN gặp khó khăn.
Kế cả sau khi giải ngân thì các chuyên viên cũng cần giám sát dòng tiền của doanh nghiệp, yêu cầu gửi báo cáo thường xuyên về luân chuyển hàng tồn kho, báo cáo lưu chuyển tiền hoặc yêu cầu cung cấp các giấy tờ liên quan tới bên thứ 3 có xác
nhận pháp lý như: xác nhận công nợ, xác nhận đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng, sao kê thuế… Cán bộ tín dụng cần phân tích chi tiết các chỉ số tài chính và cần hiểu rõ bản chất và mối liên hệ sự biến động của các chỉ tiêu để nhận diện rủi ro.
3.2.4.3. Giải pháp về xác minh quan hệ dân sự của bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh
Theo điều 339 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh:
1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cẩu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
2. Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.
3. Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.
Theo quy định trên,nghĩa vụ của bên bảo lãnh sẽ phát sinh khi bên được bảo
lãnh thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa
vụ. Khi người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh là hai người khác nhau thì cần
xem người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh có quan hệ như thế nào có thực hiện PAKD không? có cùng tổ chức? hay quan hệ nhân thân thế nào. Và cũng cần quan tâm tới thu nhập của chính người được bảo lãnh vì khi đó vẫn có nguy cơ xảy ra về người được bảo lãnh không thanh toán các khoản nợ khi đến hạn thì bên bảo lãnh phải có trách nhiệm thanh toán.
Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cần kiểm tra giữa nhu cầu vay vốn với dòng tiền và cơ cấu tài sản của bên được bảo lãnh (khách hàng) và hiệu quả của dự án vay. Nếu doanh nghiệp dư thừa tài sản như tiền mặt hay các tài sản khác hoặc vốn đầu tư PAKD cần ở mức thấp hơn mức cần vay (giá trị tài sản đảm bảo lớn) dễ có hiện tượng vay kèm.
3.2.4.4. Giải pháp về đánh giá hiệu quả của PAKD trong thẩm định
nhằm đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh/kế hoạch kinh doanh hay không, phương thức thực hiện như thế nào, hiệu quả ra sao. Khách hàng có trả được nợ hay không, có nguồn trả nợ thực tế hay không phụ thuộc vào việc có thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh hay không. Trong đó việc đánh giá hiệu quả là vô cùng quan trọng.
Khi thẩm định tín dụng, chuyên viên phân tích tín dụng phải xem xét đối tượng cho vay đó có tạo ra hiệu quả trực tiếp không, có phải là chi phí thực mà doanh nghiệp phải bỏ ra khi thực hiện phương án kinh doanh hay không và có nằm trong lĩnh vực mà Ngân hàng cho vay không. Do đó, chuyên viên cần phân tích rõ yếu tố đầu vào và các sản phẩm đầu ra.
Phân tích Các yếu tố đầu vào:
Đối với các phương án kinh doanh thương mại: Các yếu tố đầu vào được thể hiện qua các hợp đồng, báo giá, biên bản xét thầu. Trên cơ sở hồ sơ do khách hàng cung cấp kết hợp với tìm hiểu trên thị trường, Chuyên viên phân tích tín dụng phải đánh giá số lượng, chủng loại, đơn giá, chất lượng sản phẩm hàng hoá, điều khoản về thời hạn giao hàng và phương thức thanh toán của Hợp đồng nhằm phát hiện những điều kiện bất lợi trong hợp đồng để tư vấn cho khách phương án tối ưu, hoặc những trường hợp khách hàng tăng/giảm chi phí một cách giả tạo.
Đối với các phương án sản xuất hoặc thi công xây dựng: Xem xét uy tín của người cung cấp, số lượng, chất lượng của nguyên liệu có phù hợp với yêu cầu của sản phẩm hay không, định mức hao phí nguyên vật liệu, phương thức thanh toán, thời hạn giao hàng, (điều này đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo hình thức gia công).
Phân tích yếu tố đầu ra:
Đối với các phương án kinh doanh thương mại: Xem xét khả năng tiêu thụ trên các phương diện hàng hoá, chất lượng, giá cả so với mặt bằng thị trường tại thời điểm đó. Những trường hợp khách hàng đã có hợp đồng đầu ra thì cần xem xét kỹ nội dung hợp đồng và hình thức của hợp đồng đặc biệt là các điều khoản về hàng hoá, chất lượng, hiệu lực hợp đồng, thời hạn giao hàng, điều khoản thanh toán. Những trường hợp chưa có hợp đồng đầu ra, cần phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng đó trên thị trường, tình hình tồn kho, phương thức bán hàng và khả năng bán
hàng của khách hàng để đánh giá khả năng tiêu thụ và phải đặc biệt lưu ý phân tích kỹ những trường hợp khách hàng mới kinh doanh mặt hàng đó, chưa có kinh nghiệm. Ngoài ra, nếu bán hàng trả chậm hoặc thanh toán sau, chuyên viên tín dụng còn cần phân tích độ uy tín về thanh toán của khách hàng mua.
Đối với các phương án sản xuất hoặc thi công xây dựng: Phải đánh giá khả năng tổ chức sản xuất và tiêu thụ, hoặc thi công của khách hàng, bao gồm xem xét công suất, năng lực sản xuất, thi công của doanh nghiệp. Kế hoạch và tiến độ sản xuất, thi công. Các chính sách, phương thức bán hàng tiêu thụ sản phẩm. Sản lượng, doanh số bán hàng của loại sản phẩm đó hàng tháng cũng như trong thời kỳ trước đó và dự kiến tình hình tiêu thụ trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, cần phân tích rủi ro của PAKD một cách toàn diện hơn thông qua việc quan tâm tới rủi ro tín dụng thương mại (không thu được tiền bán hàng), rủi ro khác như mất cắp, hỏa hoạn, đồng thời quan tâm tới kinh nghiệm thực hiện dự án của khách hàng bởi nếu khách hàng đã thực hiện phương án tương tự nhiều lần thì rủi ro thấp hơn.
3.2.4.5. Giải pháp về vòng quay vốn
Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ trong kỳ/Dư nợ bình quân trong kỳ
Khi vòng quay tín dụng cao chứng tỏ ngân hàng đang thiên về cho vay ngắn hạn, và ngược lại khi vòng quay tín dụng thấp chứng tỏ ngân hàng đang thiên về cho vay dài hạn. Xét trong ngắn hạn nếu Ngân hàng nới lỏng thời gian trả nợ tức là ngân hàng lại có xu hướng cho vòng quay tín dụng thấp. Trong khi các khoản vay ngắn hạn có thời hạn dưới 12 tháng nếu ngân hàng để vòng quay tín dụng thấp thì sẽ có rủi ro. Do đó ngân hàng cần điều chỉnh lại chính sách trong hoạt động tín dụng để vẫn đảm bảo giữ được khách hàng mà hoạt động vẫn an toàn, giảm thiểu rủi ro: khuyến khích khách hàng vay vốn thanh toán trước hạn với việc áp dụng các chương trình tặng thưởng trực tiếp vào tài khoản của khách hàng…