Ngân hàng nên xem xét mô hình tách biệt: bộ phận tìm kiếm khách hàng riêng, bộ phận khác thực hiện thẩm định, bộ phận khác thực hiện kiểm soát sau khi cho vay. Khi đó bộ phận thẩm định sẽ làm công tác:
Tiếp nhận thông tin, hồ sơ của khách hàng từ các Chuyên viên Quan hệ
khách hàng.
Trực tiếp thẩm định hồ sơ & thẩm định thực tế khách hàng, lập tờ trình thẩm
định khách hàng, đánh giá khách hàng dựa trên các yếu tố:
- Đánh giá nhân thân, tư cách, pháp lý
- Đánh giá năng lực tài chính
- Đánh giá mục đích vay vốn
- Đánh giá phương án trả nợ
- Đánh giá tài sản bảo đảm: Tính pháp lý
- Đánh giá lịch sử trả nợ
Chấm điểm xếp hạng tín dụng, cập nhật, rà soát chấm điểm tín dụng theo
quy định;
Định giá/phối hợp với bộ phận định giá định giá tài sản bảo đảm của khách
hàng;
Tác nghiệp, luân chuyển hồ sơ trên hệ thống;
Đưa ra ý kiến độc lập về việc đồng ý hay không đồng ý với khoản cấp tín
dụng, đánh giá nhận xét mức độ rủi ro của việc cấp tín dụng. Đề xuất các điều kiện/biện pháp phòng chống rủi ro khi thống nhất cấp tín dụng cho khách hàng.
Hiện nay một số ngân hàng TMCP đã áp dụng mô hình này và mang lại những kết quả tốt về kiểm soát rủi ro tín dụng. Các NHTM Nhà nước cũng đã có sự chuyển dịch với việc giám sát và hỗ trợ của bộ phận quản trị rủi ro tuy nhiên bộ phận này vẫn còn mỏng. Vì vậy cần thiết tách biệt bộ phận thẩm định giúp kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro cho Ngân hàng.
Bên cạnh đó, bộ phận thẩm định tín dụng còn cần thường xuyên phối hợp cán bộ QLKH cập nhật thông tin khách hàng, đề xuất kịp thời các giải pháp tín dụng
nhằm bảo đảm an toàn vốn vay; Phối hợp với cán bộ QLKH kiểm tra, giám sát khách hàng trước, trong và sau khi cấp tín dụng; Trình giải quyết các vấn đề liên quan tới biện pháp xử lý nợ khi có phát sinh; Xây dựng phương án xử lý nợ quá hạn. Phối hợp bộ phận xử lý nợ có vấn đề tại chi nhánh phân tích thực trạng chất lượng nợ có vấn đề, đề xuất biện pháp xử lý.