Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 52 - 55)

Từ năm 1996, BIDV được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, có Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc điều hành và các phòng ban chức năng tại Hội sở chính. Các phòng ban này thực hiện chức năng tham mưu giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành mọi hoạt động của ngân hàng.

Giai đoạn 2004 - 2005 BIDV tiếp tục thực hiện cơ cấu lại mô hình tổ chức, quản lý của hệ thống theo 4 khối chức năng theo Đề án cơ cấu lại ngân hàng (mô hình TA1) và phù hợp với yêu cầu triển khai dự án hiện đại hóa ngân hàng: Khối ngân hàng, khối các công ty hạch toán độc lập, Khối các đơn vị sự nghiệp, Khối các đơn vị liên doanh. Đồng thời trong năm 2004 cùng với việc cơ cấu lại mô hình tổ chức của hội sở chính, ngân hàng đã thành lập Hội đồng quản lý rủi ro trực thuộc Hội đồng quản trị, 4 Hội đồng trực thuộc Tổng giám đốc: Hội đồng quản lý tài sản nợ - tài sản có, Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý rủi ro, Hội đồng khoa học.

Từ năm 2008, thực hiện nội dung Đề án Hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động giai đoạn 2007 – 2010,

BIDV đã thực hiện cơ cấu lại toàn diện, sâu sắc trên tất cả các mặt hoạt động của khối ngân hàng. Từ tháng 9/2008, BIDV đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại Trụ sở chính và từ tháng 10/2008 bắt đầu triển khai tại chi nhánh (mô hình TA2). Theo đó, Trụ sở chính được phân tách theo 7 khối chức năng: Khối ngân hàng bán buôn; Khối ngân hàng bán lẻ và mạng lưới; Khối vốn và kinh doanh vốn; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối Tài chính kế toán và Khối hỗ trợ. Tại chi nhánh được sắp xếp thành 5 khối: Khối quản lý khách hàng; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối quản lý nội bộ và Khối trực thuộc. Mô hình tổ chức mới được vận hành tốt là nền tảng quan trọng để Ngân hàng thương mại Đầu tư và Phát triển Việt Nam tiến tới trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại.

Hiện tại cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của BIDV theo sơ đồ như sau:

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức tổ chức của BIDV

Sơ đồ 2.2. Bộ máy quản lý của BIDV

(Nguồn: website bidv.com.vn)

Trong đó:

- Đại hội đồng Cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của BIDV, bao gồm tất cả các Cổ đông có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua cuộc họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên, Đại hội đồng Cổ đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị BIDV, có toàn quyền nhân danh BIDV để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của BIDV không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông. HĐQT còn có nhiệm vụ xác định và xây dựng các kế hoạch và chính sách như chính sách quản lý kinh doanh, chiến lược kinh doanh và các kế hoạch phát triển chung của BIDV.

- Ban điều hành: Ban tổng giám đốc chịu trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của BIDV theo điều lệ của BIDV. Ban tổng giám đốc chịu sự giám sát của hội đồng quản trị. Ban giám đốc có các hội đồng là hội đồng quản lý tài sản nợ - tài sản có, hội đồng tín dụng và các ủy ban/hội đồng khác.

đông để kiểm soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành BIDV, thực trạng tài chính của BIDV và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng Cổ đông trong thực hiện nhiệm vụ được gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)