Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 78 - 80)

2.3.1.1. Triển khai nghiêm túc các quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng đối với tất cả các khách hàng.

Thực hiện theo các văn bản chỉ đạo hoạt động tín dụng của BIDV, tại hội sở chính và các chi nhánh đã tiến hành tập huấn, triển khai và thực hiện theo đúng các

quy trình thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. Nhìn chung, quy trình đối với các sản phẩm đều chi tiết, cụ thể, giúp cán bộ dễ tiếp cận, dễ thực hiện, dễ kiểm soát và phân định trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận. Qua đó giúp nâng cao chất lượng xử lý các khoản vay từ hồ sơ cho vay đến công tác thẩm định, phê duyệt đồng thời tăng cường việc kiểm soát rủi ro.

Thực hiện tốt công tác chấm điểm khách hàng, xếp hạng tín dụng, phân loại nợ và trích lập Dự phòng rủi ro. Các chi nhánh đã thực hiện việc chấm điểm khách hàng đầy đủ theo quy định của BIDV. Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính được xây dựng để chấm điểm ngày càng chi tiết, đầy đủ, gần với thông lệ quốc tế hơn. Bên cạnh đó việc xếp hạng tín dụng cũng được thực thường xuyên theo dõi được biến động về xếp hạng tín dụng của khách hàng. Trên cơ sở đó công tác thẩm định được thực hiện kịp thời và đầy đủ theo quy định của BIDV và của NHNN.

Như vậy, hoạt động chấm điểm khách hàng, xếp hạng tín dụng, phân loại nợ và trích lập Dự phòng rủi ro của BIDV đã được thực hiện đầy đủ và gần theo thông lệ quốc tế hơn. Đây là công cụ hữu ích và đắc lực giúp Ban lãnh đạo của BIDV tăng cường việc nắm bắt, kiểm soát rủi ro tín dụng, để chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao.

2.3.1.2. Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định được nâng cao

BIDV thường xuyên tổ chức tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sàng lọc đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác thẩm định đảm bảo có chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro.

Trung tâm đào tạo của BIDV với đầy đủ các trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế tại Hà Nội được đưa vào sử dụng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đào tạo của các cán bộ BIDV trên khắp cả nước nói chung và QLKH nói riêng. Bên cạnh việc tổ chức đào tạo tập trung, BIDV còn đa dạng hóa các hình thức đào tạo bằng cách thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo tại Chi nhánh, đào tạo trực tuyến góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ.

2.3.1.3. Tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức an toàn

Nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động của một ngân hàng. Trong bối cảnh nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng đang có xu hướng giảm trong thời gian gần đây, tỷ lệ nợ xấu của BIDV cũng duy trì được ở mức

an toàn ở mức dưới 3% theo quy định của Ngân hàng nhà nước đồng thời thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành. Cụ thể:

Bảng 2.9. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV so với toàn ngành giai đoạn 2016-2018 Tỷ lệ nợ xấu BIDV Toàn ngành

Năm 2016 1,99% 2,52%

Năm 2017 1,62% 2,34%

Năm 2018 1,69% 1,89%

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Biểu 2.2. Tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng năm 2017 và 2018

(Nguồn: theleader.vn)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)