2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Những hạn chế như đã phân tích trên sẽ là không toàn diện nếu chỉ nhìn nhận nguyên nhân từ phía bản thân BIDV. Có nhiều nguyên nhân khách quan cũng góp phần gây nên những hạn chế đó giống như những tác động của nó ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định của hệ thống NHTM nói chung như đã nói ở phần chất lượng thẩm định của các NHTM, những nguyên nhân khách quan tiêu biểu phải kể đến là: - Cơ chế chính sách và quản lý của Chính phủ, NHNN và cơ quan hữu quan chưa hoàn thiện, chặt chẽ.
- Sự hợp tác trong ngành còn yếu: do sự cạnh tranh gay gắt khiến cho sự hợp tác trao đổi thông tin giữa các ngân hàng với nhau và với NHNN trong các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thẩm định tín dụng nói riêng còn rất hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng thông tin thu thập được và do đó ảnh hưởng đến chất lượng của thẩm định.
- Ở Việt Nam hiện cũng chưa có cơ quan chuyên nghiệp đánh giá độc lập, hợp pháp về các DN như mô hình của Standard and Poor, Moody’s...hay cơ quan chuyên cung cấp thông tin về nghiên cứu thị trường nên nguồn cung cấp thông tin cho thẩm định còn khá hạn chế và không đáp ứng độ tin cậy, tính pháp lý của thông tin. Công tác thẩm định rất cần phải có ý kiến tư vấn về pháp lý, kỹ thuật từ những nhà tư vấn độc lập mà thực tế ngân hàng gần như không có được sự trợ giúp quan trọng này. Kết quả là hiệu quả thực tế của phương án, DA vay vốn thấp hơn so với hiệu quả tính toán và do đó khả năng trả nợ không đảm bảo. Hơn nữa, nguồn thông tin này không gắn với trách nhiệm của người cung cấp thông tin nên khi có vấn đề trục trặc xảy ra cán bộ tín dụng rất khó bảo vệ quan điểm dựa trên nguồn thông tin thu thập được.
- Năng lực và tư cách đạo đức của khách hàng chưa cao. Không chỉ hạn chế về năng lực mà khách hàng còn thiếu trung thực, không chấp hành pháp lệnh thống kê, kế toán nên các báo cáo không phản ánh đúng tình hình DN, cá biệt có chủ đầu tư sử dụng tài liệu, giấy tờ giả để vay vốn gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng về nhiều mặt. Trong quá trình cán bộ thẩm định, doanh nghiệp thuyết minh lòng vòng về vấn đề vốn tự có trong phương án kinh doanh do bản thân yếu kém về tài chính hay công nợ cao, ngay cả vấn đề sử dụng nguồn tiền trong tương lai như vốn thu về từ cổ phần hóa, lợi nhuận không chia của năm sau, khấu hao...cũng không rõ ràng làm ban xét duyệt và cán bộ thẩm định tốn kém nhiều thời gian trao đi đổi lại để làm rõ.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
a. Nguyên nhân từ sự chỉ đạo
Tuy Ban lãnh đạo BIDV nói chung và Ban lãnh đạo các Chi nhánh nói riêng thường xuyên bám sát hoạt động tín dụng nhưng việc chỉ đạo điều hành còn một số bất cập:
- Chưa ban hành cơ chế thưởng phạt hợp lý đối với cán bộ tín dụng quản lý các khoản tín dụng có tốt hoặc xấu. Việc giao kế hoạch và quyết toán dư nợ, nợ xấu tới cán bộ chưa thực sự quyết liệt, triệt để, còn mang tính chất cào bằng chung nên không tạo được động lực cũng như xác định rõ trách nhiệm của cán bộ khi thực hiện cho vay khách hàng.
- Chưa thực hiện hiệu quả việc tập huấn triển khai các quy trình văn bản chỉ đạo tín dụng. Việc triển khai còn đơn giản, không có hình thức kiểm tra việc tiếp thu văn bản của cán bộ dẫn đến nhiều trường hợp cán bộ hiểu sai hoặc không đầy đủ các quy định của BIDV.
- Một số Chi nhánh chủ lực của BIDV có tốc độ phát triển mạnh trong thời gian gần đây, chỉ đạo phát triển chi nhánh đang tập trung ở mảng kinh doanh, công tác quản trị rủi ro chưa thực sự tốt, bộ phận quản lý rủi ro còn quá ít và mỏng về số lượng, chất lượng nhân sự.
b. Nguyên nhân từ cán bộ tín dụng
- Bộ phận đề xuất tín dụng vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh vừa thực hiện nhiệm vụ thẩm định khách hàng nên việc nhận biết, phòng ngừa rủi ro nhiều lúc còn mang tính hình thức hoặc bỏ qua việc này. Nhận thức về tầm trong quan trọng của
công tác thẩm định tín dụng của cán bộ tín dụng và bộ phận liên quan như quản trị rủi ro còn chưa cao, vẫn còn tình trạng công tác thẩm định tín dụng qua loa, hình thức, không đi sâu vào đánh giá rủi ro tiềm ẩn và phân tích kỹ các thông tin khách hàng.
- Nhiều cán bộ tín dụng trẻ vì vậy kinh nghiệm nhận biết rủi ro khi phân tích thông tin khách hàng còn hạn chế, do đó công việc thẩm định, kiểm soát rủi ro còn thấp. Bên cạnh đó, một số cán bộ tín dụng còn chạy theo doanh số nên công tác thẩm định tín dụng chưa được coi trọng. Cường độ làm việc của cán bộ tín dụng thời gian qua khá căng thẳng, cộng thêm sức ép về thời gian từ phía khách hàng nên nhiều DA, phương án vay vốn cán bộ tín dụng không thể thực hiện đầy đủ, toàn diện các nội dung quy định trong báo cáo thẩm định mà chỉ lựa chọn những chỉ tiêu và phương pháp thẩm định cơ bản nhất phù hợp.
- Trong thẩm định các DA, do kiến thức về kỹ thuật còn hạn chế nên việc thẩm định kỹ thuật gặp nhiều khó khăn, ngân hàng mặc dù đã có bổ sung thêm cán bộ tốt nghiệp ở các trường kỹ thuật ở một số lĩnh vực nhưng lực lượng này còn quá nhỏ so với yêu cầu. Việc đào tạo cán bộ trẻ theo hình thức “văn hóa truyền miệng”, người trước bảo sao người sau nghe vậy, làm theo kinh nghiệm và theo cảm tính, chưa có sự bám sát theo quy định cụ thể và hiểu sâu về nghiệp vụ. Vì vậy, trong các tình huống mới, nghiệp vụ khó còn lung túng, chưa nhanh nhậy trong việc giải quyết vấn đề phát sinh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 tác giả đã giới thiệu, nghiên cứu về:
Về lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu bộ máy tổ chức hoạt động và sơ
lược kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV);
Thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng đối với KHDN của BIDV qua các
chỉ tiêu đánh giá;
Từ việc nghiên cứu và phân tích công tác thẩm định tín dụng KHDN của BIDV, tác giả cũng đã đưa ra ý kiến đánh giá về chất lượng thẩm định tín dụng KHDN của BIDV. Đồng thời tác giả cũng nêu ra những ưu điểm và các vấn đề tồn tại của công tác thẩm định tín dụng KHDN của BIDV. Những vấn đề được nêu lên ở chương 1 và chương 2 là cơ sở để tác giả đưa ra đánh giá và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng KHDN tại BIDV được nêu ở chương 3 dưới đây.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU