Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 32 - 40)

nghiệp

Để thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp đạt chất lượng cao, thì tất cả các khâu từ xây dựng quy trình thẩm định, tổ chức quản lý, cung cấp trang thiết bị, thu thập các thông tin, thực hiện các nội dung thẩm định, theo dõi các kết quả thẩm định và báo cáo thẩm định phải được tiến hành một cách nghiêm túc và có chất lượng. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng thường mang yếu tố định tính và phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan của người đánh giá. Do đó, để có căn cứ đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng nên xây dựng một hệ thống các tiêu chí và lượng hoá nó để đánh giá.

1.2.2.1. Nhóm tiêu chí định tính đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Nhóm tiêu chí liên quan đến việc xây dựng, tuân thủ quy trình, phương pháp và sự phù hợp trong tổ chức, quản lý hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp.

1. Việc xây dựng quy trình, phương pháp thẩm định tín dụng của ngân hàng.

Phương án đánh giá: a. Có. b. Không.

Đối với mỗi khoản tín dụng đều phải tiến hành thẩm định để ra quyết định cấp tín dụng hay từ chối cấp tín dụng. Công tác thẩm định yêu cầu phải tỉ mỉ chính xác, đánh giá đúng bản chất của khoản tín dụng ngoài ra còn đòi hỏi sự đáp ứng kịp thời về mặt thời gian phục vụ nhu cầu của khách hàng, hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, ngân hàng cần xây dựng và chuẩn hóa quy trình thẩm định tín dụng nhằm

hướng dẫn cho các cán bộ nắm bắt được các bước và nội dung cần thẩm định khi tiếp nhận một hồ sơ yêu cầu cấp tín dụng, đồng thời đây cũng là phương thức để đánh giá mức độ tuân thủ quy trình quy định nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, từ đó có thể hạn chế vấn đề rủi ro đạo đức của cán bộ hay kịp thời phát hiện và chăn chặn các hành vi làm trái quy trình nghiệp vụ, ảnh hưởng đến lợi ích của ngân hàng.

2. Sự tuân thủ của cán bộ thẩm định đối với quy trình và các nội dung thẩm định của ngân hàng.

Phương án đánh giá: a. Tuân thủ toàn bộ.

b. Chỉ tuân thủ một số nội dung quan trọng. c. Không tuân thủ, tự ý làm.

Bất cứ một quy trình, quy định nào của ngân hàng đưa ra đều nhằm mục đích yêu cầu cán bộ tuân thủ một cách chặt chẽ cũng như để hướng dẫn cán bộ trong quá trình làm việc. Mức độ cán bộ tuân thủ quy trình thẩm định tín dụng của ngân hàng là một trong những yếu tố đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng của ngân hàng đó.

3. Bộ phận tín dụng có thực hiện kiêm nhiệm vụ thẩm định khách hàng hay không.

Phương án đánh giá: a. Có b. Không

Việc cán bộ tín dụng vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh vừa thực hiện nhiệm vụ thẩm định khách hàng hay không có ảnh hưởng nhất định đến kết quả thẩm định. Nguyên nhân là do cán bộ tín dụng có thể vì áp lực doanh số chỉ tiêu dẫn đến việc nhận biết, phòng ngừa rủi ro nhiều lúc còn mang tính hình thức hoặc bỏ qua việc này. Do đó việc tách bạch giữa bộ phận tìm kiếm khách hàng và bộ phận thẩm định khách hàng là một tiêu chí để đánh giá được sự hiệu quả, khách quan của kết quả thẩm định.

4. Phương pháp, quy trình thẩm định tín dụng có được quy định cụ thể, rõ ràng để cán bộ thẩm định tín dụng thực hiện hay không.

Phương án đánh giá:

a. Có quy định form chung cho mọi khách hàng.

b. Có quy định nhưng một số khách hàng đặc thù cán bộ tín dụng còn khó khăn trong áp dụng.

Mỗi đối tượng khách hàng doanh nghiệp lại có lĩnh vực kinh doanh riêng với những đặc thù riêng. Do vậy việc thẩm định khách hàng được quy định chung đối

với tất cả các khách hàng hay có quy định riêng đối với từng đối tượng khách hàng đặc thù sẽ ảnh hưởng tới sự chính xác, hiệu quả của công tác thẩm định.

Nhóm tiêu chí về thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định

5. Nguồn cung cấp thông để phục vụ cho thẩm định.

Phương án đánh giá:

a. Khách hàng doanh nghiệp cung cấp

b. Khách hàng doanh nghiệp cung cấp và các bên liên quan: trung tâm thông tin tín dụng CIC, thông tin của ngành, thông tin tại địa phương doanh nghiệp có trụ sở.

Bản chất của công tác thẩm định là quá trình xử lý, phân tích thông tin để đưa ra những nhận định, đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng, tính hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh/dự án của khách hàng, khả năng thu hồi nợ từ khoản vay. Hay nói một cách khác thông tin chính là nguyên liệu đầu vào cho quá trình xử lý tác nghiệp của cán bộ tín dụng. Mỗi nguồn cung cấp thông tin lại có một mức độ tin cậy nhất định. Do vậy, nguồn cung cấp thông tin do khách hàng cung cấp, hay do trung tâm thông tin tín dụng CIC, thông tin của ngành, thông tin tại địa phương doanh nghiệp có trụ sở sẽ ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kết quả thẩm định.

6. Chất lượng của thông tin phục vụ cho công tác thẩm định

Phương án đánh giá:

a. Thông tin đáng tin cậy, khách quan có đủ căn cứ để kiểm chứng. b. Phần lớn thông tin đáng tin cậy, nhưng còn một số thông tin không kiểm tra được.

c. Phần lớn các thông tin chưa được kiểm chứng

Chất lượng của thông tin phục vụ cho công tác thẩm định có vai trò vô cùng quan trọng đến chất lượng của công tác thẩm định. Thông tin đáng tin cậy, khách quan có đủ căn cứ để kiểm chứng sẽ dẫn đến kết quả của công tác thẩm định đáng tin cậy và hiệu quả hơn.

Nhóm tiêu chí liên quan đến việc thực hiện các nội dung thẩm định

Việc quyết định cấp tín dụng cho khách hàng sẽ dẫn đến rủi ro nếu các nội dung thẩm định không chi tiết đầy đủ, việc đánh giá phân tích khách hàng không khách quan và chính xác, từ đó dẫn đến các quyết định sai lệch của các cấp lãnh đạo phê duyệt đối với khoản tín dụng và gây ra rủi ro cho ngân hàng. Các tiêu chí liên quan đến việc thực hiện các nội dung thẩm định như sau:

7. Ngân hàng có hay không thẩm định tư cách pháp lý của DN.

Phương án đánh giá: a. Có. b. Không.

Hồ sơ pháp lý là yếu tố vô cùng quan trọng để ngân hàng xem xét đưa ra quyết định cấp tín dụng hay từ chối cấp tín dụng. Đây là căn cứ đầu tiên để đánh giá mức độ tin cậy của ngân hàng đối với khách hàng. Trên cơ sở các hồ sơ do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng cần tìm hiểu tư cách của khách hàng như có đủ năng lực pháp luật dân sự hay không, được thành lập và hoạt động có đúng quy định không, đánh giá uy tín năng lực và tư cách của người đại diện pháp nhân, cũng như xem xét lịch sử hình thành và quá trình phát triển của khách hàng.

8. Mục đích sử dụng vốn vay của DN có hợp pháp hay không.

Phương án đánh giá: a. Có. b. Không.

Đánh giá xem xét mục đích sử dụng vốn vay của DN là một khâu quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình thẩm định. Mục đích vay của DN phải phù hợp với quy định của ngân hàng nói riêng và của pháp luật nói chung.

9. Tính khả thi của phương án sử dụng vốn; các ước lượng về các yếu tố đầu vào, đầu ra để xác định hiệu quả kinh doanh của phương án

Phương án đánh giá:

a. Đầy đủ và thuyết phục b. Có mức độ rủi ro cao

c. Không thuyết phục.

Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định cần xem xét xem phương án sử dụng vốn của khách hàng có hợp lý và khả thi hay không, trong đó cần đánh giá lĩnh vực kinh doanh của phương án có phù hợp với tình hình hiện tại và tương lai, chủng loại sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ dùng cho đối tượng tiêu thụ nào, khả năng phát triển thị trường và đối thủ cạnh tranh, các ước lượng về khối lượng/giá thành các yếu tố đầu ra đầu vào của phương án có hợp lý, thuyết phục và đầy đủ hay không...

10. Thẩm định khả năng tài chính doanh nghiệp

Phương án đánh giá:

a. Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu tài chính nhằm phân tích, đánh giá khả năng tài chính của DN.

b. Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu phi tài chính nhằm phân tích, đánh giá khả năng tài chính của DN.

tế của doanh nghiệp về tiềm lực tài chính, trên cơ sở đó đánh giá được khả năng của khách hàng về nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn chiếm dụng và vốn vay, hàng hóa tồn kho, cơ cấu tài sản lưu động và cố định đến hiện tại, từ đó kết luận về thực trạng khách hàng có khả năng hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng hay không. Tình hình tài chính cần được xem xét một cách tỉ mỉ và có hệ thống để rút ra kết luận về tình hình tài chính của khách hàng. Do vậy việc ngân hàng quy định việc thẩm định khả năng tài chính của doanh nghiệp bằng việc sử dụng bộ hệ thống các chỉ tiêu tài chính đã được quy chuẩn nhằm phân tích, đánh giá khả năng tài chính của DN hay sử dụng bộ các chỉ tiêu phi tài chính sẽ ảnh hưởng lớn đến tính chính xác, khách quan của kết quả thẩm định.

11. Thẩm định giá trị tài sản đảm bảo

Phương án đánh giá:

a. Sử dụng phương pháp thẩm định khoa học được thực hiện bởi các chuyên viên có chứng chỉ thẩm định giá

b. Thực hiện theo quy định nội bộ của ngân hàng, chuyên viên thẩm định áp dụng phương pháp chung cho từng khách hàng.

c. Thực hiện theo kinh nghiệm của chuyên viên thẩm định

Việc thẩm định giá trị tài sản đảm bảo là một khâu rất quan trọng trong quá trình thẩm định bởi nó là cơ sở cho việc ra quyết định cấp tín dụng, góp phần hạn chế nợ xấu và rủi ro tín dụng. Sự độc lập trong thẩm định giá tài sản sẽ góp phần tăng tính khách quan minh bạch trong quá trình cấp tín dụng. Vì vậy, việc thẩm định giá tài sản sử dụng phương pháp thẩm định khoa học được thực hiện bởi các chuyên viên có chứng chỉ thẩm định giá hay được thực hiện theo quy định nội bộ của ngân hàng, chuyên viên thẩm định áp dụng phương pháp chung cho từng khách hàng hay được thực hiện theo kinh nghiệm của chuyên viên thẩm định sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng của ngân hàng.

12. Mức độ đánh giá được các rủi ro có thể xảy ra .

Phương án đánh giá:

a. Đầy đủ và thuyết phục. b. Một số rủi ro chủ yếu.

c. Chỉ đánh giá hình thức. d. Không đánh giá.

Việc đánh giá, đưa ra các cảnh báo về các nguy cơ, các trường hợp rủi ro có thể xảy ra là một nội dung quan trọng trong thẩm định. Đó là một trong những căn

cứ cơ bản để có thể đưa ra quyết định cấp tín dụng hay không cũng như là một cảnh báo để cán bộ quản lý khách hàng (QLKH) cũng như bộ phận giám sát khoản tín dụng chú ý theo dõi trong quá trình giải ngân hay sau giải ngân. Các rủi ro càng được đánh giá một cách kỹ lưỡng, đầy đủ và thuyết phục sẽ càng nâng cao hiệu quả quản lý khoản tín dụng từ đó nâng cao chất lượng tín dụng.

13. Mức độ cung cấp cho khách hàng những tiện ích khi thẩm định

Phương án đánh giá:

a. Tư vấn về tình hình tài chính b. Giám sát dòng tiền

c. Hoàn thiện xây dựng phương án kinh doanh

Chất lượng thẩm định tín dụng cũng được thể hiện qua mức độ cung cấp các tiện ích cho khách hàng trong khi thực hiện thẩm định, các tiện ích như: tư vấn về tình hình tài chính cho khách hàng, hoàn thiện xây dựng phương án kinh doanh hay các biện pháp quản lý giám sát dòng tiền.

Nhóm tiêu chí về năng lực cán bộ thẩm định 14. Tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng có trình độ trên đại học Phương án đánh giá: a. Từ 51% - 100% b. Từ 26% - 50% c. Từ 0%- 25%

Để việc thẩm định được thực hiện một cách chặt chẽ, đầy đủ và khoa học đòi hỏi cán bộ tiến hành thẩm định phải có kiến thức nghiệp vụ cơ bản. Kiến thức này được tích lũy chủ yếu từ môi trường đào tạo cao đẳng, đại học chuyên ngành đồng thời học hỏi trau dồi thêm từ các nguồn khác. Do vậy tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng có trình độ đào tạo ở bậc đại học/cao học sẽ góp phần ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định.

15. Tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng đúng chuyên ngành tài chính ngân hàng

Phương án đánh giá:

a. Từ 76% - 100%

b. Từ 51%- 75%

Bên cạnh về trình độ đào tạo của cán bộ thẩm định thì vấn đề cán bộ thẩm định tín dụng có trình độ đào tạo đúng chuyên ngành tài chính ngân hàng hay không cũng ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng của ngân hàng.

16. Tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng có kinh nghiệm trên 5 năm

Phương án đánh giá:

a. Từ 51% - 100%

b Từ 26% - 50%

c. Từ 0% - 25%

Bên cạnh trình độ nghiệp vụ cơ bản, cán bộ thẩm định cũng cần có sự nhạy bén, kinh nghiệm tích lũy thì mới hoàn thành tốt được công việc được giao.

1.2.2.2. Nhóm tiêu chí định lượng đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp

• Nhóm tiêu chí phản ánh sự phù hợp của kết quả thẩm định với thực hiện phương án sản xuất kinh doanh.

1. Tỷ lệ nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn

Tổng dư nợ *100%

Phương án đánh giá:

a. 0% - 10%. b. Từ 10% - 20%.

c. Trên 20%

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cấp tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn KHDN trong cơ cấu tổng dư nợ KHDN càng cao thể hiện chất lượng thẩm định tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.

2. Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu Tổng dư nợ * 100% Phương án đánh giá: a. 0% - 5%. b. Từ 5% - 10%. c. Từ 10% - 20%. d. Trên 20%.

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, chỉ tiêu nợ xấu cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cấp tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

Tỷ lệ nợ xấu KHDN trong cơ cấu tổng dư nợ KHDN càng cao thể hiện chất lượng thẩm định tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.

Mục tiêu của thẩm định tín dụng là nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng. Chính vì vậy việc phân tích đánh giá tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu là rất quan trọng, nó cho biết khả năng thu hồi được gốc và lãi của ngân hàng, cũng từ đó đánh giá được chất lượng thẩm định tín dụng của ngân hàng đó.

3. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ = (Dư nợ năm nay−Dư nợ năm trước)

Dư nợ năm trước * 100%

Phương án đánh giá:

a. 0% - 5%. b. Từ 5% - 10%.

c. Từ 10% - 20%. d. Trên 20%.

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)