Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 80 - 84)

Ngoài những vấn đề còn tồn tại chung của hệ thống ngân hàng trong thẩm định tín dụng ta có thể thấy rõ hơn về những vấn đề cần khắc phục trong thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp của BIDV thông qua việc xem xét chi tiết các hạn chế với các vấn đề như sau:

2.3.2.1. Về mô hình tín dụng hiện tại

Với mô hình tín dụng hiện tại, BIDV chưa thực hiện cơ cấu lại bộ máy thẩm định tín dụng theo hướng tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn để phân định rõ chức năng đề xuất và thẩm định tín dụng, nhằm đảm bảo tính khách quan và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Hiện tại tại BIDV, bộ phận đề xuất tín dụng đồng thời kiêm bộ phận thẩm định phương án, dự án vay. Bên cạnh ưu thế là đơn giản, nhanh chóng và dễ quy trách nhiệm, ngoài ra tạo thuận lợi để cán bộ tín dụng am hiểu sâu sắc hơn về đặc điểm doanh nghiệp khách hàng cũng như giám sát quá trình sử dụng vốn sau giải ngân, mô hình này cũng bộc lộ nhược điểm lớn ở tính độc

lập trong việc thẩm định tín dụng.Mâu thuẫn phát sinh khi cần đảm bảo phát triển dư

nợ tín dụng đi kèm với giá trị tài sản tương ứng. Vì vậy, để đạt được doanh số cho vay cán bộ có thể định giá cao hơn để nới lỏng hạn mức giải ngân cho khách hàng, chạy theo doanh số để đạt chỉ tiêu kinh doanh cùng các chính sách khen thưởng của ngân hàng sẽ làm ngơ hoặc chế các thông tin cho khách hàng để phục vụ quá trình cho vay từ đó rủi ro cũng tăng lên vì ảnh hưởng đến nguồn trả nợ.

2.3.2.2. Quy trình, phương pháp hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp với một số khách hàng đặc thù còn chưa có hướng dẫn mới hay sổ tay thẩm định

Hiện Ngân hàng mới xây dựng khung chung về quy trình, phương pháp thẩm định cho toàn bộ các khách hàng doanh nghiệp và mới chỉ phân theo: doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp xây lắp, doanh nghiệp sản xuất chứ chưa đưa vào những đặc trưng của các ngành cụ thể như: điện tử viễn thông, dịch vụ trung gian thanh toán, môi giới bất động sản…trong khi đó đối tượng khách hàng này khá nhiều, cán bộ tín dụng chưa am hiểu sâu sắc về các ngành đặc thù nên còn khó khăn, vướng mắc khi áp dụng các quy trình và phương pháp thẩm định tín dụng dẫn tới việc có thể khách hàng chậm thời gian thẩm định, chờ đợi hồ sơ thẩm định.

2.3.2.3. Thông tin và công nghệ phục vụ cho quá trình thẩm định

Các thông tin về đầu ra của sản phẩm như: Giá sản phẩm, nhu cầu thị hiếu, mẫu mã của sản phẩm… đều chưa đầy đủ và đủ tin cậy, chưa có cơ sở để so sánh, đánh giá một cách khoa học... dẫn tới kết quả thẩm định chưa thực sự thuyết phục

những thông tin đó là chính xác, phản ánh đúng thực tế.

Hệ thống thông tin CIC của NHNN, hệ thống thông tin nội bộ này chủ yếu mới chỉ cung cấp được thông tin về doanh số, dư nợ của các khách hàng đã có quan hệ với ngân hàng hoặc một số tổ chức tín dụng khác qua thông tin từ CIC, mà nguồn thông tin này phụ thuộc vào độ chính xác của thông báo do các ngân hàng nhập vào hệ thống nên đôi khi không đầy đủ và không cập nhật. Việc lưu trữ và cập nhật thông tin sau phê duyệt chưa được thực hiện thường xuyên nên chưa có cơ sở tin cậy để tiến hành so sánh.

Hiện nay, công nghệ sử dụng trong thẩm định tín dụng đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn hạn chế: Máy móc thiết bị vẫn còn hạn chế về chia sẻ thông tin, chưa thường xuyên, chưa kết nối được các bộ phận; hệ thống máy móc và phần mềm vẫn chưa cập nhật được các thông tin phi tài chính của khách hàng: thương hiệu, vị thế, lợi thế cạnh tranh…

2.3.2.4. Thực hiện các nội dung thẩm định

- Qua nghiên cứu thực tế mức độ đánh giá của cán bộ thẩm định về các rủi ro có thể xảy đến với ngân hàng, chỉ mang tính định tính, dự vào đánh giá chủ quan và kinh nghiệm của các cán bộ thẩm định. Việc đánh giá chủ yếu dựa trên các báo cáo, tài liệu do khách hàng cung cấp chưa bám sát theo dòng tiền thực tế của doanh nghiệp.

- Cán bộ thẩm định phân tích tình hình tài chính của khách hàng qua nhiều chỉ tiêu nhưng khả năng bao quát và tổng hợp để nhận diện rủi ro còn hạn chế, chưa đi sâu vào phân tích nguồn trả nợ và báo cáo dòng tiền.

- Khi thẩm định tài sản thường không xác minh kỹ các quan hệ dân sự giữa Bên bảo đảm và Bên khách hàng. Nhiều hiện tượng vay ké, vay kèm của các cá nhân dẫn đến việc sử dụng vốn sai mục đích.

- Đánh giá hiệu quả của PAKD chưa đầy đủ, chưa tính đúng mọi chi phí phát sinh, như chi phí dự phòng trong trường hợp thay đổi ngoài dự kiến. Thực tế hiện nay cán bộ thẩm định thường trình bày khá sơ lược về hiệu quả phương án vay vốn, thường chỉ nêu ra việc vay đó để làm gì, để thanh toán cho hợp đồng nào đó đến hạn mà không phân tích đánh giá được hiệu quả của khoản vay.

giá toàn diện: còn thiếu rủi ro tín dụng thương mại, rủi ro khác như mất cắp, hỏa hoạn, các vấn đề về kinh nghiệm thực hiện dự án.

- Vòng quay tín dụng được đánh giá dựa trên số liệu mang tính thời điểm, hình thức chưa chắc phản ánh đúng dòng tiền của khách hàng. Hiện nay, qua tìm hiểu của tác giả tại một số chi nhánh của BIDV thông thường cho vay dài hơn so với vòng quay thật của khách hàng để giảm bớt áp lực trả nợ cho khách hàng nhưng cũng gia tăng rủi ro khi khách hàng có tiền nhưng không trả nợ ngân hàng trước hạn mà sử dụng với mục đích khác với mục đích vay vốn ban đầu.

2.3.2.5. Năng lực cán bộ thẩm định

Đội ngũ nhân viên của ngân hàng còn khá trẻ, kinh nghiệm còn ít, vẫn còn tình trạng nhân viên chưa thực sự đúng chuyên ngành.

Bộ phận quản lý rủi ro tại các Chi nhánh BIDV chưa phát huy hết hiệu quả thẩm định. Nhân sự bộ phận quản lý rủi ro còn mỏng, dư nợ lớn và khối lượng công việc nhiều ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định. Qua tìm hiểu của tác giả tại một số Chi nhánh BIDV thì bộ phận soát xét để duyệt tín dụng trước giải ngân thường thực hiện theo đề xuất của Phòng KHDN, thiếu sự nghiên cứu chuyên sâu về ngành về thị trường và về thực tế đặc thù doanh nghiệp, do đó kiến nghị đề xuất để giảm rủi ro mang tính hình thức, chưa sâu sát.

2.3.2.6. Quản lý, điều hành và giám sát quá trình thẩm định

Hiện nay, mặc dù quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng và hướng dẫn thẩm định đã ban hành làm cơ sở cho việc thẩm định thống nhất trong toàn hệ thống BIDV nhưng việc tổ chức và thực hiện còn chưa thực sự đạt yêu cầu.

Quy trình nghiệp vụ tín dụng còn một số quy định khá chung chung nên khi thực hiện còn chưa thống nhất. Nhiều văn bản còn chưa bao quát hết tình huống có thể xảy ra nên đôi khi trong thực tế rất khó áp dụng. Bản hướng dẫn nội dung thẩm định ngắn hạn chưa được cập nhật cho phù hợp với tình hình mới và chưa thực sự đứng trên quan điểm rủi ro toàn diện để đánh giá. Ngoài ra, do đang trong quá trình vừa thực hiện, vừa thiết lập, sửa chữa các quy định nên số lượng các quy định, chính sách ban hành nhiều, sửa đổi bổ sung thường xuyên nên khả năng cán bộ chưa cập nhật được chính sách mới là điều dễ xảy ra.

trong lĩnh vực thẩm định, chưa có kế hoạch đúc rút kinh nghiệm và tổng kết các kết quả, các chỉ tiêu, định mức qua các phương án đã được thẩm định.

Hoạt động kiểm tra, giám sát còn chưa được thực hiện thường xuyên mà chỉ mới kết hợp khi kiểm tra chất lượng tại các chi nhánh. Theo quy định đã ban hành là phải gắn trách nhiệm và kiểm điểm cán bộ có liên quan khi có vấn đề xảy ra nhưng thực tế chưa thật nghiêm ngặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)