Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 34)

Chế độ BHTS được quy định trong pháp luật hầu hết các nước trên thế giới tùy thuộc vào đặc điểm chính trị, kinh tế- xã hội ở mỗi nước mà chế độ này được quy định khác nhau về thời gian nghỉ, mức trợ cấp, điều kiện hưởng.

1.3.1.1. Về điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản

Ở hầu hết các nước trên thế giới, trong điều kiện nhận trợ cấp thai sản họ đều yêu cầu hai điều kiện chủ yếu đó là: Những người đang mang thai hoặc sinh đẻ có tham gia BHXH và phải có thời gian đóng góp tối thiểu trước khi sinh, thông thường các nước yêu cầu thời gian đóng góp tối thiểu trong khoảng từ 6 tháng đến 12 tháng cuối cùng trước khi sinh (Xem Bảng 1.1).

Bảng 1.1: Điều kiện về thời gian đóng góp tối thiểu trước khi sinh tại 10 nước trên thế giới

Stt Tên nước Thời gian yêu cầu

1 Áchentina 10 tháng đóng góp liên tục trước khi nghỉ thai sản hoặc đã có

6 tháng đóng góp trong 12 tháng trước khi sinh trong đó có 1 tháng làm việc ngay trước khi sinh.

2 Trung Quốc Không quy định thời gian tham gia tối thiểu

3 Pháp Có 200 giờ làm việc trong 3 tháng cuối cùng trước khi sinh

4 Đức Có 12 tuần tham gia bảo hiểm hoặc có thời gian làm việc liên

tục từ 4 đến 10 tháng trước khi sinh

5 Nhật Bản Tất cả những người có việc làm trong diện tham gia bảo hiểm

6 Mêhicô Có 30 tuần đóng góp trong 12 tháng cuối cùng trước khi sinh

7 Balan Những người hiện tại đang làm việc ở những nơi thuộc phạm

vi tham gia BHXH

8 Nga Không quy định thời gian đóng góp tổi thiểu

9 Nam Phi Có 13 tuần đóng góp trong 52 tuần trước khi sinh

10 Thái Lan 7 tháng đóng góp trong 15 tháng trước khi sinh (chỉ giới hạn

trong 2 lần sinh)

“Nguồn: Báo cáo Hội nghị về công tác thu, chi BHXH năm 2014 của BHXH Việt Nam”

1.3.1.2. Về thời gian và mức hưởng trợ cấp thai sản

Trợ cấp thai sản có hai phương thức thực hiện là trợ cấp bằng tiền và chăm sóc y tế.

- Đối với chăm sóc y tế: Hầu hết các nước trên thế giới đều bắt buộc người phụ nữ trong thời gian mang thai và sinh con phải sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế trước và sau khi sinh. Dịch vụ y tế thông thường bao gồm: Chăm sóc ban đầu, một số dịch vụ và thuốc men thiết yếu, những dịch vụ đặc biệt, phẫu thuật, chăm sóc thai sản. Đặc biệt ở một số nước có thực hiện cả trợ cấp chi phí đi lại, dịch vụ chăm sóc tại nhà. Việc chi trả chi phí chăm sóc y tế, hiện nay đang tồn tại 3 phương pháp cơ bản: Chi trả trực tiếp cho người thực hiện cung cấp dịch vụ trong các cơ sở y tế của Nhà nước; hoàn trả chi phí cho bệnh nhân; chi trả theo các điều khoản trực tiếp về chăm sóc y tế.

- Đối với trợ cấp thai sản bằng tiền: Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp thai sản của các nước rất khác nhau. Thông thường mức trợ cấp thai sản là 100% lương và thời gian trợ cấp thường là 6 tuần trước khi sinh và từ 6 đến 8 tuần sau khi sinh. Ngoài trợ cấp kể trên thì mỗi lần sinh con người mẹ còn được cấp nuôi con với mức từ 20 đến 25% mức trợ cấp thai sản trong thời gian từ 6 tháng trở lên. Cũng có một số nước thực hiện hỗ trợ tiền sắm sửa tã lót và trợ cấp thai sản một lần (Xem Bảng 1.2).

Bảng 1.2: Thời gian và mức hưởng trợ cấp thai sản ở một số nước trên thế giới

Stt Tên nước Thời gian và mức trợ cấp

1 Áchentina Thời gian nhận trợ cấp cho một lần sinh là 90 ngày với mức 100% thu nhập của tháng trước khi sinh (người lao động có thể tự lựa chọn thời gian nghỉ thích hợp: 30 ngày trước khi sinh và 60 ngày sau khi sinh hoặc 45 ngày trước khi sinh và 45 ngày sau khi sinh).

2 Trung Quốc Mức trợ cấp bằng 100% thu nhập trong thời gian 90 ngày

(chi phí này do chủ sử dụng lao động chịu trách nhiệm). Những trường hợp nạo, phá thai được nhận trợ cấp trong vòng 42 ngày với mức trợ cấp bằng 100% thu nhập.

3 Pháp Mức trợ cấp bằng 100% thu nhập ròng. Thời gian nhận trợ

cấp là 6 tuần trước khi sinh và 10 tuần sau khi sinh đối với đứa con thứ nhất và thứ hai. Đối với đứa con thứ ba được nghỉ 8 tuần trước khi sinh và 18 tuần sau khi sinh. Trường hợp song thai, người mẹ được nghỉ 12 tuần trước khi sinh và 22 tuần sau khi sinh. Nếu thai ba, người mẹ được nghỉ 24 tuần trước khi sinh và 22 tuần sau khi sinh.

4 Đức 100% thu nhập ròng. Thời gian nhận trợ cấp là 6 tuần

trước khi sinh và 8 tuần sau khi sinh.

5 Nhật Bản Mức trợ cấp bằng 60% mức lương bình quân ngày trong

42 ngày trước khi sinh (98 ngày trong những trường hợp đa thai) và 56 ngày sau khi sinh.

6 Mêhicô Mức trợ cấp bằng 100% mức lương bình quân. Thời gian

nhận trợ cấp là 42 ngày trước khi sinh và 42 ngày sau khi sinh (nếu sau khi sinh 42 ngày mà người mẹ không thể trở lại làm việc bình thường được thì họ sẽ được nhận trợ cấp ốm đau).

7 Nga Mức trợ cấp bằng 100% thu nhập trong thời gian từ 10 –

12 tuần trước khi sinh và 10 – 16 tuần sau khi sinh. Những người nghỉ việc để trông con dưới 18 tháng tuổi được nhận

mức trợ cấp hàng tháng bằng 200% mức lương tối thiểu.

8 Nam Phi Mức trợ cấp bằng 45% thu nhập tuần trong thời gian 18 tuần trước khi sinh và 8 tuần sau khi sinh.

“Nguồn: Báo cáo Hội nghị về công tác thu, chi BHXH năm 2014

của BHXH Việt Nam”

1.3.1.3. Về chế độ bảo hiểm thai sản đặc biệt tốt

Hiện nay có 05 quốc gia có chế độ BHTS được đánh giá là tốt nhất trên thế giới. Đó là:

Iceland

Iceland là một trong những quốc gia có chế độ ưu đãi tuyệt vời nhất dành cho các bà mẹ. Chế độ nghỉ thai sản đã có ở quốc gia này đã có từ những năm 1970, nhưng vào năm 2013 chính sách mới mang tên 5-2-5 đã được ra đời. Chính sách này cho phép các các bà mẹ và ông bố mỗi người được nghỉ 5 tháng khi có con. Thêm 2 tháng nghỉ nữa hai người có thể tự thỏa thuận phân chia với nhau. Ngoài ra, các vị phụ huynh cũng có đến 2 năm để sử dụng thời gian nghỉ này và được hưởng 80% thu nhập trong thời gian đó (Nguyễn Thị Diệu Tuyết 2013. Tám quốc gia có chế độ thai sản tuyệt vời nhất trên thế giới. Tạp chí điện tử Nhịp Sống).

Thụy Điển

Tại đất nước này, pháp luật về BHTS quy định thời gian nghỉ thai sản có thể kéo dài đến vài năm và được chia cho cả bố và mẹ. Các cặp vợ chồng có con dưới 8 tuổi cũng có quyền làm việc bán thời gian và tiếp tục công việc cũ. Chính phủ cho phép một cặp vợ chồng được nghỉ tổng cộng là 480 ngày, được hưởng 80% thu nhập và thời gian hết sức linh hoạt khi sinh con (Nguyễn Thị Diệu Tuyết 2013. Tám quốc gia có chế độ thai sản tuyệt vời nhất trên thế giới. Tạp chí điện tử Nhịp Sống).

Đan Mạch

Theo quy định của pháp luật mỗi cặp vợ chồng ở đây khi sinh con sẽ được nghỉ tổng cộng 1 năm. Trong đó, thời gian nghỉ của các bà mẹ là 18 tuần, các ông bố là 2 tuần, và 32 tuần còn lại sẽ được chia cho cả bố và mẹ. Chính phủ sẽ trả một phần lương cho họ tùy thuộc vào công việc cụ thể. Chẳng hạn, những người lao động chân tay được nhận khoảng 90% lương trong khi những người khác có thể

nhận được khoảng 50% thu nhập hàng tháng (Nguyễn Thị Diệu Tuyết 2013. Tám quốc gia có chế độ thai sản tuyệt vời nhất trên thế giới. Tạp chí điện tử Nhịp Sống).

Na Uy

Khi sinh con, một cặp vợ chồng tại đây có tổng cộng 46 tuần nghỉ với 100% thu nhập hoặc 56 tuần với 80% thu nhập (Nguyễn Thị Diệu Tuyết 2013. Tám quốc gia có chế độ thai sản tuyệt vời nhất trên thế giới. Tạp chí điện tử Nhịp Sống).

Canada

Phụ nữ tại nước này được nghỉ tới 17 tuần khi sinh nở, ngoài ra có thêm 35 tuần nữa được chia cho cả bố và mẹ. Tất cả các chế độ này đều được trợ cấp bởi chính phủ, không phải các công ty tư nhân. Thêm vào đó, chính phủ Canada còn trợ cấp hàng tháng để giúp các gia đình nuôi dạy con cái dưới 18 tuổi (Nguyễn Thị Diệu Tuyết 2013. Tám quốc gia có chế độ thai sản tuyệt vời nhất trên thế giới. Tạp chí điện tử Nhịp Sống).

1.3.1.4. Bài học cho Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về chế độ bảo hiểm thai sản, từ đó vận dụng những quy định có tính ưu việt, nhân văn về điều kiện hưởng, thời gian và mức hưởng mức hưởng trợ cấp thai sản của một số quốc gia phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về chế độ thai sản. Bài học rút ra từ các nước trên là: (i). Chế độ BHTS của Việt Nam cần được điều chỉnh thường xuyên khi điều kiện kinh tế của Việt Nam đã có sự phát triển nhất định; (ii). Trong số các nước nêu trên, Việt Nam có lựa chọn những nước có pháp luật về chế độ BHTS phù hợp với Việt Nam để đưa vào các văn bản pháp luật và áp dụng trong thực tế.

1.3.2. Quy định của Tổ chức Lao động quốc tế về bảo hiểm thai sản và bài học cho Việt Nam

1.3.2.1. Quy định của Tổ chức lao động quốc tế về bảo hiểm thai sản

ILO được ra đời vào năm 1919, sau các cuộc đàm phán của Hiệp định Versailles và là thành viên của Hội Quốc Liên. Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc và Hội Quốc liên giải tán, ILO trở thành thành viên của Liên Hiệp quốc (Đặng Thị Thơm, năm 2016). ILO được thành lập với nhiệm vụ tăng cường các cơ hội cho lao động nữ và lao động nam để có được những công việc tốt trong môi trường tự do, công bằng, an toàn và nhân phẩm. Mục đích chính của tổ

chức là thúc đẩy quyền lợi trong lao động, khuyến khích các cơ hội việc làm, thúc đẩy sự bảo vệ của xã hội và tăng cường các cuộc đối thoại nhằm giải quyết các vấn đề lao động. Do đó, ngay sau khi thành lập, ILO đã cho ra đời rất nhiều công ước về đảm bảo quyền lợi cho NLĐ nữ đặc biệt liên quan đến các CĐTS như:

- Công ước 03: Đây là công ước đầu tiên về thai sản được Tổ chức Lao động

quốc tế (ILO) thông qua ngày 29/10/1919 quy định trợ cấp thai sản đối với lao động nữ trong các ngành công nghiệp (Đặng Thị Thơm, năm 2016). Nội dung chủ yếu của công ước là quy định thời gian nghỉ thai sản cũng như những quyền lợi mà người lao động nữ được hưởng khi mang thai và sinh con. Cụ thể:

+ Người lao động nữ tuyệt đối không được quay trở lại làm việc trong thời gian 6 tuần sau khi sinh.

+ Người lao động nữ được quyền nghỉ việc nhận trợ cấp thai sản trong vòng 6 tuần trước khi sinh.

+ Được quyền nhận trợ cấp chăm sóc y tế đối với cả mẹ và con.

Mức trợ cấp, thời gian nghỉ việc nhận trợ cấp cụ thể tuỳ thuộc vào luật pháp, quy định cũng như điều kiện của từng quốc gia.

- Công ước 102: Năm 1952, Viện nghị của ILO đã thông qua công ước 102

quy định những tiêu chuẩn tối thiểu về Bảo đảm xã hội. Đây là Công ước có nội dung đầy đủ nhất, phát triển những tiêu chuẩn quốc tế về Bảo đảm xã hội (Nguyễn Văn Định, 2008).

Trong Công ước có quy định 9 nhánh chế độ chính trong hệ thống Bảo đảm xã hội, gồm: (1) Chăm sóc y tế; (2) Trợ cấp ốm đau; (3) Trợ cấp thất nghiệp; (4) Trợ cấp tuổi già; (5) Trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; (6) Trợ cấp gia đình; (7) Trợ cấp thai sản; (8) Trợ cấp tàn tật; (9) Trợ cấp chôn cất và mất người nuôi dưỡng.

Công ước quy định: một quốc gia được gọi là có hệ thống BHXH phải thiết lập ít nhất 3 chế độ, trong đó ít nhất phải có 1 trong các chế độ: trợ cấp tuổi già, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp tàn tật, trợ cấp chôn cất và mất người nuôi dưỡng.

Đối với trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp và trợ cấp thai sản có thể vừa thực hiện trợ cấp bằng tiền vừa thực hiện trợ cấp bằng hiện vật.

Tài chính để thực hiện trợ cấp chủ yếu do sự đóng góp của các bên tham gia. Nhà nước có trách nhiệm quản lý chung về BHXH.

Điều kiện nhận trợ cấp thai sản: Tất cả những người phụ nữ khi mang thai, sinh đẻ đều được quyền hưởng trợ cấp thai sản.

Mức trợ cấp thai sản: Những người phụ nữ khi thai nghén, sinh đẻ được hưởng chăm sóc y tế và còn được nhận trợ cấp định kỳ trong khoảng từ 45 – 75%.

- Công ước 103: Ngày 28/6/1952, Tổ chức lao động quốc tế đã thông qua

công ước số 103. Nội dung của công ước lần này là quy định nội dung trợ cấp thai sản đối với người lao động nữ trong các ngành công nghiệp cả nhà nước và tư nhân. Những quy định này đã mang tính chất cụ thể hơn so với công ước 03 thông qua năm 1919 (Đặng Thị Thơm, 2016). Cụ thể:

+ Thời gian nghỉ thai sản trước và sau khi sinh đối với lao động nữ ít nhất là 20 tuần.

+ Lao động nữ có quyền nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản 6 tuần trước khi sinh.

+ Thời gian nghỉ tối thiểu sau khi sinh tuỳ thuộc vào quy định cụ thể của từng quốc gia nhưng không được ít hơn 6 tuần kể từ ngày sinh. Trong những trường hợp có chứng nhận của y tế về bệnh tật phát sinh sau khi sinh họ được quyền kéo dài thời gian nghỉ sau khi sinh.

+ Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được quyền nhận trợ cấp bằng tiền và chăm sóc y tế:

* Mức trợ cấp bằng tiền được quy định cụ thể theo luật pháp, quy định của từng quốc gia nhưng nó phải đảm bảo duy trì sức khoẻ cho người mẹ và đứa trẻ theo tiêu chuẩn mức sống tối thiểu.

Đối với những nước thực hiện trợ cấp thai sản theo hệ thống BHXH bắt buộc thì mức trợ cấp được tính trên cơ sở mức thu nhập trước đó. Mức trợ cấp không được thấp hơn 2/3 mức thu nhập trước đó của người lao động nữ.

* Chăm sóc y tế bao gồm: Chăm sóc trước sinh, trong khi sinh và sau khi sinh bởi một bác sĩ đủ năng lực và trong một bệnh viện tuỳ theo sự lựa chọn của người mẹ.

- Công ước 183: Đây là công ước có nội dung cụ thể nhất về chế độ trợ cấp thai sản đối với tất cả mọi người lao động nữ được Tổ chức ILO thông qua ngày 15/6/2000 (Đặng Thị Thơm, 2016). Trong đó quy định cụ thể:

+ Thời gian nghỉ việc nhận trợ cấp thai sản của lao động nữ tuỳ thuộc vào luật pháp và quy định của từng quốc gia nhưng không dưới 14 tuần.

+ Thời gian nghỉ tối thiểu sau khi sinh là 6 tuần.

+ Lao động nữ nghỉ sinh con được nhận trợ cấp cả bằng tiền và chăm sóc y tế. Mức trợ cấp tuỳ thuộc vào quy định của từng quốc gia, nhưng phải đảm bảo duy trì được sức khoẻ của người mẹ và đứa trẻ theo mức sống tối thiểu. Đối với những nước thực hiện trợ cấp trên cơ sở mức thu nhập trước đó thì mức trợ cấp không được thấp hơn 2/3 mức thu nhập trước khi nghỉ sinh con.

1.3.2.2. Bài học cho Việt Nam

Các công ước này quy định việc phòng ngừa tiếp xúc với những nguy hại về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)