Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 85 - 95)

Nhà nước cần có hệ thống kiểm tra, thanh tra giám sát việc thực hiện BHXH của các doanh nghiệp của người sử dụng lao động đối với người lao động, từ đó có những chính sách điều chỉnh hợp và biện pháp xử phạt hợp lý đối với những trường vi phạm phát luật. Việc giám sát này cần phải phối hợp chặt chẽ với hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực khác: Cơ quan lao động, thuế, công an, tài chính… để việc thực hiện thực hiện thu, giám sát được thuận lợi hơn.

Kiện toàn hệ thống thanh tra, trước hết là thanh tra lao động. Coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra tại cơ sở với sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan lao động, liên đoàn lao động và BHXH tỉnh, thành phố về việc thực hiện chính sách BHXH.

Bằng nghiệp vụ chuyên môn của mình, cơ quan thanh tra kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm, để từ đó có biện pháp xử lý phù hợp. Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền đã đóng góp phần loại bỏ được những hành vi đi ngược lại với mục đích mà BHXH hướng tới, tạo những điều kiện cho người lao động được hưởng

những quyền mà pháp luật dành cho họ, bảo vệ người lao động trong trường hợp họ cần được bảo vệ khi người sử dụng lao động làm trái những quy định của pháp luật. Qua công tác thanh tra phát hiện được việc trốn đóng BHXH của các doanh nghiệp, từ đó kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý BHXH để đưa ra các biện pháp pháp lý buộc người sử dụng lao động phải đóng BHXH. Hành vi vi phạm pháp luật đối với chế độ BHXH cũng xuất phát từ phía người lao động. Có nhiều trường hợp người lao động luôn tìm cách trốn đóng BHXH, giả mạo hồ sơ giấy tờ để được hưởng chế độ BHXH trong đó có BHXH về thai sản. Cơ quan thanh tra trong trường hợp này cần thiết phải phát hiện xử lý kịp thời những hành vi vi phạm, tạo ra sự nghiêm minh của pháp luật và tạo sự công bằng đối với những trường hợp hưởng BHXH về thai sản.

Đồng thời kiên quyết, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về BHXH. Các chế tài xử phạt vi phạm Luật BHXH cần đủ mạnh, bộ máy thanh tra, kiểm tra có hiệu lực đủ về số lượng và chất lượng. Kiên quyết xử lý đối với những cá nhân, tổ chức, người sử dụng lao động cố tình làm trái pháp luật, trốn tránh trách nhiệm. Đối với các đơn vị này, cơ quan BHXH cần phối hợp với các ban ngành liên quan để kiểm tra, rà soát, yêu cầu đơn vị thực hiện đúng quy định. Đối với đơn vị đóng không đúng, đủ số người theo quy định thì yêu cầu phải đăng ký, nộp đúng và đủ theo quy định, để đảm bảo quyền lợi về BHXH cho người lao động. Đối với đơn vị chậm đóng BHXH, thực hiện tính lãi hàng tháng theo quy định. Riêng những đơn vị cố tình chây ỳ, không thực hiện đúng các biên bản, kết luận của thanh tra, thì cơ quan BHXH các tỉnh, thành phố tập hợp hồ sơ chuyển sang cơ quan Tòa án nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của Pháp luật. Nếu có dấu hiệu phạm tội “trốn đóng BHXH” (theo Điều 216 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016) thì chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự.

3.3.2. Kiến nghị đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức cho người dân về BHXH trong đó có chế độ bảo hiểm thai sản

Chính sách BHXH mặc dù đã xuất hiện trong lịch sử nước ta từ rất sớm, song cho đến nay nhận thức của người lao động về chính sách này còn rất hạn chế. Vì thế cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền về BHXH nói chung, BHTS nói riêng để người dân hiểu và thực hiện tốt, nhất là trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay, khi mà chính sách BHXH được chuyển sang thực hiện theo cơ chế hoàn toàn mới “có đóng góp mới có thụ hưởng”.

Xúc tiến mạnh mẽ công tác phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến người lao động, người sử dụng lao động về pháp luật BHXH. Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện đóng BHXH, góp phần làm lành mạnh quan hệ lao động, tăng thu hút đầu tư, tạo nhiều việc làm. Tăng cường công tác truyền thông tại các vùng sâu vùng xa. Xây dựng các chương trình hỗ trợ pháp lý, để tăng khả năng tiếp cận các chính sách BHXH của người dân.

BHXH Việt Nam cần phối hợp một cách chặt chẽ với các cơ quan ban ngành, đoàn thể có liên quan, tổ chức tuyên truyền một cách có hệ thống, kết hợp các phương pháp tuyên truyền trực tiếp và gián tiếp như:

+ Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như: Đài truyền hình, đài truyền thanh, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân, các báo ngành, và các cơ quan thông tin, báo chí ở địa phương.

+ Tuyên truyền trên Tạp chí BHXH phát hành hàng tháng. Hiện nay ngành đã có Báo BHXH, đây là nỗ lực đáng kể của các cán bộ ngành BHXH Việt Nam. Qua đó, sẽ giúp cho việc tuyên truyền BHXH đến với người lao động một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Cần phân loại đối tượng tuyên truyền, đối tượng nào phải tham gia bắt buộc, đối tượng nào tham gia dưới hình thức tự nguyện, với từng đối tượng nên có những phương pháp tuyên truyền khác nhau một cách cụ thể và có hiệu quả. Trước mắt tập trung tuyên truyền vào đối tượng là người lao động chưa tham gia BHXH, đặc biệt là đối tượng thuộc diện bắt buộc.

3.3.3. Kiến nghị đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh

Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện của BHXH tỉnh Quảng Ninh về chế độ thai sản. Các văn bản hướng dẫn đảm bảo phù hợp với các điều khoản quy định của Luật BHXH, Luật Lao động và các văn bản luật liên quan, tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý thu BHXH đầy đủ, kịp thời, thực hiện tốt các chế độ chính sách cho đối tượng áp dụng tại địa phương.

Luật BHXH là văn bản pháp lý có giá trị cao, và thể chế hóa được các quan điểm, định hướng lớn về BHXH, không để pha trộn, đan xen với các chế độ chính sách khác. Vì vậy, BHXH tỉnh Quảng Ninh phải ban hành văn bản hướng dẫn, phù hợp với quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam, đồng thời đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh.

Theo tác giả, tỉnh Quảng Ninh cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể dưới hình thức văn bản hành chính như: công văn, kế hoạch…nhằm hướng dẫn thực hiện Luật BHXH, Luật Lao động và các văn bản luật liên quan; qua đó đảm bảo sự thống nhất trong thực hiện.

3.3.4. Kiến nghị đối với tổ chức Công đoàn tỉnh Quảng Ninh trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn đối với việc bảo vệ người lao động đặc biệt là lao động nữ

Tổ chức công đoàn (trong đó có cả Ban nữ công) có vai trò rất quan trọng giúp người lao động và người sử dụng lao động đàm phán để thống nhất những lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.

Với chức năng của mình, công đoàn hoàn toàn có quyền can thiệp vào việc thực hiện BHXH của người sử dụng lao động đối với người lao động. Sự can thiệp đó giúp công đoàn phát hiện những hành vi trái pháp luật của người sử dụng lao động trong việc thực hiện quy định về BHXH, để từ đó ngăn chặn và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền kịp thời xử lý những hành vi vi phạm của người sử dụng lao động.

Với uy tín của mình, công đoàn có khả năng tác động đến ý thức của người lao động trong việc tham gia BHXH. Sự tác động đó làm cho người lao động hiểu được tầm quan trọng cả những lợi ích thiết thực khi tham gia BHXH. Để từ đó giúp người lao động có cái nhìn đúng đắn hơn về BHXH và tham gia BHXH ngày càng đông đảo.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp cũng chính là nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành các quy định về BHXH và làm hài hòa lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động đối với việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH.

3.3.5. Kiến nghị đối với Bảo hiểm xã hội thành phố Uông bí

3.3.5.1. Tăng cường công tác tuyên truyền cho người lao động của thành phố Uông Bí về chế độ thai sản

Để nâng cao nhận thức cũng như ý thức tham gia của người lao động của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh về chế độ thai sản; giúp cho đối tượng tuyên truyền hiểu rõ về chế độ, chính sách bảo hiểm thai sản theo quy định của pháp luật, Bảo hiểm xã hội thành phố Uông bí cần phải duy trì và tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài Phát thanh -

Truyền hình, phát tờ rơi hay tổ chức các buổi tọa đàm, các hội nghị hội thảo, báo cáo viên, các cuộc thi tìm hiểu quy định của pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản. Triển khai kịp thời đến các đơn vị sử dụng lao động, người lao động và người hưởng chế độ BHTS.

3.3.5.2. Về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội

Để tổ chức thực hiện tốt BHTS đối với người lao động, cần phải làm tốt công tác thu BHXH. Trước đây, do nhận thức về chính sách BHXH của người lao động và người sử dụng lao động còn hạn chế, đội ngũ cán bộ làm công tác thu BHXH còn non trẻ nên công tác quản lý thu BHXH còn gặp nhiều khó khăn, dẫn tới quyền lợi BHXH của hàng vạn lao động bị ảnh hưởng, trong đó có quyền hưởng trợ cấp thai sản. Đến nay, do việc tổ chức quản lý và thực hiện thu BHXH nói chung và BHTS nói riêng đã hoàn thiện và đi vào nề nếp, nên số người tham gia và số thu BHTS tăng đáng kể qua các năm. Đó chính là căn cứ để giải quyết chế độ kịp thời cho đối tượng hưởng trợ cấp thai sản. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc nhưng vẫn chưa được tham gia, hoặc đăng ký tham gia chậm, dẫn tới quyền lợi về thai sản không được thực hiện. Để làm tốt công tác quản lý thu BHXH (trong đó có BHTS), tạo điều kiện cho người lao động có căn cứ giải quyết chính sách, chế độ BHXH, người viết có kiến nghị như sau:

+ Sớm nghiên cứu và thống nhất biện pháp hướng dẫn trong việc giải quyết những vướng mắc, tồn tại đối với các trường hợp chưa có đủ hồ sơ, căn cứ để ghi và cấp sổ BHXH, đảm bảo sao cho 100% số người hiện đang tham gia BHXH được cấp sổ BHXH; tiến hành cấp sổ BHXH cho đối tượng mới tham gia được kịp thời, chính xác.

+ Áp dụng công nghệ tin học trong việc theo dõi, quản lý số đối tượng tham gia BHXH, số thu BHXH. Đối với các đơn vị thường xuyên chậm nộp BHXH cần có báo cáo đánh giá, phân tích, làm rõ nguyên nhân, tuỳ theo từng nguyên nhân có thể tạm cho chậm nộp hoặc xử phạt hành chính theo quy định. Đối với các đơn vị thường xuyên thực hiện tốt công tác thu nộp BHXH cần có sự động viên khuyến khích kịp thời.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và có biện pháp xử lý nghiêm đối với các đơn vị trốn đóng, nợ đọng BHXH kéo dài.

Kết luận Chương 3

Chế độ thai sản là một trong những chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật về an sinh xã hội, có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng đời sống vật chất thinh thần cho người lao động mà có ý nghĩa nhất định đối với đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là lao động nữ trong thời kỳ thai sản. Qua nhiều năm thực hiện, chế độ thai sản đóng góp không nhỏ vào hệ thống an sinh xã hội, tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt thực hiện còn hạn chế. Do đó để nâng cao hiệu quả thực thi của chế độ thai sản, tác giả đã đưa ra một số phương hướng, giải pháp và kiến nghị tăng cường thực thi pháp luật về chế độ thai sản trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Chế độ BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng và Hiến pháp qua các thời kỳ, nó được hình thành nhằm mục đích phục vụ lợi ích của người dân, đảm bảo cho việc thực hiện công bằng trong xã hội, giảm bớt gánh nặng cho người lao động, người sử dụng lao động cũng như cho nhà nước nếu người lao động gặp những rủi ro trong cuộc sống. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển BHXH là một việc làm cần thiết, nhằm góp phần đảm bảo sự ổn định cho người lao động. BHTS cũng như các chính sách xã hội đối với lao động nữ nói chung, vừa tạo điều kiện để lao động nữ thực hiện tốt chức năng làm mẹ vừa tạo điều kiện lao động thực hiện tốt công tác xã hội. Trong các quy định riêng về BHXH đối với lao động nữ, BHTS được coi là đặc thù. Chiếm hơn một nửa lực lượng lao động xã hội, lao động nữ có vị trí vô cùng quan trọng trong gia đình và xã hội. Có thể nói lao động nữ là nguồn nhân lực có tiềm năng to lớn của đất nước, là động lực thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển. Trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế đất nước đang có những biến động mạnh mẽ đặt ra cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng nhiều thách thức và điều kiện mới. Người lao động nữ với đặc thù của mình không chỉ hoạt động trong lĩnh vực truyền thống mà mở rộng sự có mặt của mình ra tất cả các ngành, lĩnh vực và nền kinh tế đất nước. Mặc dù người lao động nữ nhìn chung vẫn ở vị trí “yếu thế” song với sự nỗ lực không ngừng của bản thân họ đang tự vươn lên tự khẳng định mình trong thị trường lao động.

Các quy định của pháp luật hiện hành đối với BHXH về thai sản đã chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của nó trong công tác bảo vệ người lao động nữ khi mang thai, sinh nở và người lao động nói chung khi nuôi con nuôi sơ sinh. Những chế độ mà pháp luật BHXH dành cho đối tượng hưởng BHXH về thai sản đã giúp người lao động vượt qua những khó khăn khi công việc lao động tạm thời bị gián đoạn do khám thai, sảy thai, nghỉ trước và sau khi sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh.

Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, pháp luật Việt Nam đã quy định chế độ BHXH về thai sản. Các quy định về BHTS đã có sự kế thừa, phát triển qua thời gian và dần được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, trở thành một chế độ quan trong trong hệ thống pháp luật về BHXH ở nước ta. Việc thực hiện BHTS trong những năm qua đã giúp cho hàng triệu lượt người, mà chủ yếu là lao

động nữ giải quyết được những vấn đề của đời sống và chăm sóc thai nhi, con nhỏ… Kết quả của việc thực hiện đó không chỉ dừng lại ở đó mà ý nghĩa lớn lao của nó đã góp phần vào việc tái sản xuất lực lượng lao động mới cho xã hội. Có thể nói chính sách BHTS đối với người lao động ở Việt Nam là tiến bộ và có tính ưu việt cao. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chế độ BHXH về thai sản cũng đã bộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 85 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)