Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 77)

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thì tình hình thực hiện BHTS tại thành phố Uông Bí vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về chế độ BHTS. Những hạn chế này xảy ra chủ yếu với các nữ lao động trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh. Cụ thể:

2.3.2.1. Đối với người lao động là các đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đã có sự quan tâm hơn trong việc thực hiện các chính sách đối với người lao động nữ. Mặc dù, các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần,…thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, nhưng họ lại có các chính sách giúp người lao động muốn đi làm sớm như: tiền lương của các doanh nghiệp trả không cao trong khi đó tiền thưởng, phụ cấp tiền ăn ca lại nhiều, tiền thưởng nhiều hay ít phụ thuộc vào sự đi làm đều đặn của công nhân, thêm vào đó doanh nghiệp tư nhân thường xuyên đổi mới công nghệ cải tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Do đó, nếu họ nghỉ quá lâu sẽ không theo kịp với chức vụ đang đảm nhiệm, và mất thời gian học việc lại sau khi sinh. Vì vậy, mặc dù chưa hết thời gian nghỉ các nữ công nhân vẫn muốn đi làm để hưởng các chính sách của doanh nghiệp và theo kịp tiến độ của doanh nghiệp.

Mặt khác, việc nghỉ thai sản cũng ảnh hưởng đến việc bố trí nhân sự đối với người lao động, vì người phụ trách công tác nhân sự sẽ có tâm lý ngại tuyển dụng và đề bạt các phụ nữ có tiềm năng nghỉ thai sản cao vào các vị trí quan trọng hoặc khó thay thế, do doanh nghiệp sợ trong thời gian người lao động nghỉ thai sản sẽ không tìm được được nhân sự thay thế, sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc quy định tăng thời gian nghỉ thai sản lên 06 tháng cũng ảnh hưởng đến lao động nữ, đa số các doanh nghiệp đều không muốn tuyển dụng lao động nữ (trừ những doanh nghiệp đặc thù về may mặc, dệt…).

2.3.2.2. Đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản

Không chỉ đối với nhà nước và người lao động gặp khó khăn trong việc thực hiện cũng như quản lý BHTS đối với lao động nữ mà ngay cả bản thân những người sử dụng lao động cũng gặp không ít những khó khăn. Nhiều doanh nghiệp thực hiện khá tốt việc tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động, chi trả bảo hiểm y tế, BHTS… đối với lao động nữ. Song, cũng không ít các doanh nghiệp gặp vấn đề khi số lượng lao động nữ trong doanh nghiệp chiếm một tỷ lệ lớn, việc các lao động nữ nghỉ thai sản, nghỉ khi con ốm, bỏ việc sau khi sinh sẽ làm cho các doanh nghiệp bị động về số lượng lao động, năng suất, chất lượng bị ảnh hưởng, nhất là doanh nghiệp sản xuất theo dây chuyền.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu nổi bật qua thực tiễn thực hiện chế độ BHXH về thai sản song còn số điểm hạn chế sau đây:

Thứ nhất: Nhiều doanh nghiệp có hành vi trốn đóng BHXH, trong đó có BHTS. Các doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh trong thực tế có hoạt động sản xuất kinh doanh ở mức độ khác nhau song khi kê khai đóng BHXH cho người lao động thì nhiều doanh nghiệp chỉ kê khai một số ít hoặc bằng một phần mười số người đang sử dụng.

Bên cạnh việc trốn đóng BHXH, một số không nhỏ doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước chỉ đóng tượng trưng, đối phó bằng cách chỉ đóng lương thấp, không thực hiện nâng lương theo bậc thường xuyên mà tăng các khoản chi trả ngoài lương để giảm phần đóng BHXH.

Thứ hai: Tình trạng chiếm dụng gây nợ đọng quỹ BHXH cũng khá phổ biến. Chính sự gây nợ đọng đó đã gây khó khăn và thiệt thòi cho người lao động khi giải quyết hưởng chế độ BHXH nói chung và BHTS nói riêng (xem bảng 2.6). download by : skknchat@gmail.com

Bảng 2.6: Bảng tình hình nợ đọng BHXH của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia BHXH tại thành phố Uông Bí (Từ năm 2016-2018)

STT Loại hình Nợ BHXH cuối kỳ ( triệu đồng)

2014 2015 2016 2017 2018

1 Khối DN có vốn ĐTNN 0 0 0 0 0

2 Khối DNNQD 2.402 6.230 9.173 5.021 6.557

3 Khối HC, Đảng, Đoàn 793 854 662 717 551

4 Khối ngoài công lập 58 134 108 102 143

5 Khối HTX 34 30 39 38 29

6 Khối xã, phường 14 16 14 8 0

7 Hộ KD cá thể, tổ hợp tác 0 0 0 18 27

8 Cán bộ xã, phường KCT 0 0 0

“Nguồn: Báo cáo của BHXH thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, từ năm 2014-2018”

Thứ ba: Các chế độ BHXH về thai sản mà đối tượng được hưởng không đảm bảo đúng quy định. Tiêu biểu là chế độ nghỉ trước và sau khi sinh con, theo đó chỉ là lao động làm trong khối sự nghiệp, cơ quan Nhà nước, Doanh nghiệp cổ phần mới được đảm bảo nghỉ 06 tháng hưởng lương, còn lao động nữ trong các Công ty TNHH, Công ty tư nhân thì thường không được đảm bảo.

Về việc phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước trong đăng ký hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với đăng ký lao động còn thiếu chặt chẽ. Mặc dù luật pháp quy định bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau khi đăng ký hoạt động kinh doanh phải đăng ký lao động với cơ quan lao động, song rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không thực hiện quy định này mà cũng không bị xử lý.

2.3.2.3. Đối với cơ quan Nhà nước

Đối với công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện chính sách BHXH của cơ quan quản lý Nhà nước chưa được thường xuyên, nguyên nhân chính là do thiếu trầm trọng số lượng cán bộ thanh tra lao động và yếu về chất lượng. Chế tài xử phạt hành vi vi phạm chính sách BHXH trong nhiều năm qua chưa đủ mạnh, cho nên nhiều

người sử dụng lao động thà chịu nộp vài triệu đồng tiền phạt còn hơn phải mất vài tỷ đồng để đóng BHXH. Nếu một doanh nghiệp trốn thuế có thể bị truy tố, song khi trốn đóng BHXH hàng tỷ đồng mà không bị xử lý nghiêm khắc. Sự phối hợp thực hiện giữa các cơ quan thanh tra và cơ quan BHXH còn rời rạc và thiếu đồng bộ.

(Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 đã quy định bổ sung “Tội trốn đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động” với mức phạt tù lên tới 07 năm).

Công đoàn tổ chức đại diện cho người lao động, có chức năng rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, tuy nhiên tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tổ chức công đoàn, thêm vào đó năng lực cán bộ công đoàn còn hạn chế. Một số nơi tuy đã có tổ chức công đoàn nhưng hoạt động lại rất yếu, cán bộ công đoàn do người sử dụng lao động trả lương và sợ mất việc làm nên không dám đấu tranh. Vì vậy, còn tình trạng người sử dụng lao động trốn đóng BHXH hoặc chiếm dụng tiền BHXH của người lao động mà không bị phát hiện.

Kết luận chương 2

Như vậy, với các nội dung quy định cụ thể về chế độ thai sản đối với người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng, có thấy được Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã có những bước tiến đáng kể kế thừa và hoàn thiện các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản trong các giai đoạn trước, phù hợp với tình hình thực tiễn. Điểm nổi bật có thể kể đến là quy định mở rộng đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản cũng như nâng cao thời gian được nghỉ hưởng trợ cấp thai sản đối với lao động nữ. Các quy định pháp luật của Việt Nam về vấn đề bảo hiểm thai sản cho lao động nữ đang tiếp cận với quy định của pháp luật quốc tế, góp phần giúp hệ thống pháp luật quốc gia ngày càng hoàn thiện đồng thời tạo điều kiện cho đất nước hội nhập, đặc biệt là hội nhập về thị trường lao động. Tuy nhiên, khi xem xét dưới góc độ khoa học pháp lý, bên cạnh những điểm tích cực, một số quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về chế độ bảo hiểm thai sản cũng còn tồn tại một số điểm chưa hoàn thiện. Điều này có thể dẫn đến việc thực hiện pháp luật về chế độ thai sản gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tế. Mặt khác, một số quy định mặc dù được đánh giá là tiến bộ nhưng muốn đạt được hiệu quả cao khi đưa vào

thực tế đòi hỏi cần có những biện pháp, giải pháp phù hợp. Trên cơ sở những vấn đề lý luận về chế độ bảo hiểm thai sản và phân tích dưới góc độ khoa học pháp lý về chế độ thai sản theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội hiện hành, tại chương 3 tác giả đưa ra một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện pháp luật về chế độ thai sản ở Việt Nam trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THAI SẢN TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

BHTS là chế độ đã được các nước trên thế giới áp dụng từ rất sớm. Điều này thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội với lao động nữ trên khắp thế giới. Tuy nhiên sự quan tâm này ở mỗi thời kỳ kinh tế - xã hội khác nhau thì mức độ quan tâm lại khác nhau. Nhưng cho dù mức độ có khác nhau thì mục đích vẫn là đảm bảo đời sống cho các lao động nữ trong suốt thời kỳ mang thai và sinh con.

Ở Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng, số người thuộc diện bảo vệ của BHTS khá lớn.Ngoài việc tham gia tích cực vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, các công tác xã hội, thì họ còn đóng vai trò là “người xây tổ ấm”, là người chăm sóc cho “tế bào xã hội” và trên hết là trách nhiệm to lớn của họ trong vai trò là người vợ, người mẹ trong gia đình. Hầu hết phụ nữ nói chung và các lao động nữ nói riêng đều trải qua thời kỳ mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ, việc này làm cho sức khỏe của lao động nữ bị suy giảm rất nhiều, thu nhập của họ bị gián đoạn, tác động to lớn đến đời sống của những lao động nữ và cả gia đình của họ. Hơn nữa, việc sinh con và nuôi con lại tăng thêm gánh nặng cho họ nên việc hỗ trợ từ xã hội đối với những lao động nữ là vô cùng cần thiết. Theo Báo cáo tình trạng hộ sinh thế giới năm 2011 dựa trên kết quả điều tra ở 58 quốc gia có thu nhập thấp, trong đó có Việt Nam, thống kê mỗi năm có tới 358.000 phụ nữ tử vong trong thời kỳ mang thai hoặc trong khi sinh đẻ; khoảng 2 triệu trẻ sơ sinh qua đời trong vòng 24 giờ đầu tiên và có đến 2,6 triệu trường hợp thai chết lưu. Đáng chú ý phần lớn các ca tử vong và di chứng bệnh tật bà mẹ và trẻ sơ sinh đều xảy ra tại các nước có thu nhập thấp. Những cái chết đó có liên quan trực tiếp đến kỹ năng chăm sóc tại thời điểm mang thai đối với các mẹ và trẻ sơ sinh. Đối với Việt Nam mỗi ngày có khoảng 87 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong. Những con số đó đã nói lên tình trạng báo động về việc chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em trước và sau khi sinh. Việc chăm sóc cho bà mẹ và con trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh là vô cùng quan trọng, không chỉ là trách nhiệm của riêng cá nhân hay gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Sự ra đời của BHTS đã phần nào đáp ứng được nguyện vọng chăm sóc sức khỏe

cho các bà mẹ và thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với các lao động nữ và cả thế hệ tương lai của thế giới nói chung và nước ta nói riêng.

Với những kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách BHXH nói chung và trong BHTS nói riêng, thời gian qua đã thể thiện được đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước phù hợp với mô hình kinh tế thị trường, tuân thủ được nguyên tắc có đóng có hưởng, mở rộng đối tượng tham gia của người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế. Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới sẽ tác động tới toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế đất nước trong đó có BHXH Việt Nam. Nói đến bảo hiểm là nói đến tài chính, đối tượng tham gia, nguồn tài chính và tài chính chia sẻ rủi ro. BHTS cũng nằm trong quy luật chung đó.

Mục tiêu đặt ra cho chế độ BHXH về thai sản là phải mở rộng đối tượng tham gia và phát triển hệ thống BHXH nói chung và BHTS nói riêng một cách rộng rãi. Cơ quan BHXH phải thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH theo quy định của Luật BHXH nói chung nhất là BHTS và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi của người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế tăng nhanh nguồn thu của quỹ từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, thực hiện chi đúng chi đủ kịp thời các chế độ BHXH. Không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế. Từ tình hình thực tiễn thực hiện BHTS tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, dưới đây người viết xin đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật về chế độ BHTS:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)