Các mức hưởng chế độ bảo hiểm thai sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 51 - 57)

2.2.4.1. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Quy định trên bảo đảm cho người lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi được hỗ trợ một phần khi nuôi trẻ sơ sinh. Mức hỗ trợ theo quy định trên cũng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

2.2.4.2. Mức hưởng chế độ thai sản

(1) Người lao động hưởng chế độ thai sản (khi khám thai; khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; khi sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; khi nhận nuôi con nuôi; khi thực hiện các biện pháp tránh thai) thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH;

- Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

- Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

Việc quy định mức hưởng chế độ thai sản nêu trên đảm bảo cho người lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi không bị giảm trừ lương khi nghỉ thai sản hoặc nhận nuôi con nuôi; đảm bảo đời sống cho người lao động trong thời kỳ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

(2) Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.

Quy định này tạo điều kiện tối ưu cho người lao động khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản và người sử dụng lao động không bị ảnh hưởng trong việc đóng BHXH. Qua đó, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên: Người lao động và người sử dụng lao động.

(3) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

Theo Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội V/v Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; mức hưởng chế độ thai sản được hướng dẫn cụ thể như sau:

Thứ nhất, mức hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật BHXH, cụ thể như sau:

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn.

Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Ví dụ 1: Chị A sinh con vào ngày 16/3/2016, có quá trình đóng BHXH như sau:

+ Từ tháng 10/2015 đến tháng 01/2016 (4 tháng) đóng BHXH với mức lương 5.000.000 đồng/tháng;

+ Từ tháng 02/2016 đến tháng 3/2016 (2 tháng) đóng BHXH với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị A được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ

việc

=

(5.000.000 x 4) + (6.500.000 x 2)

6

= 5.500.000 (đồng/tháng)

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị A là 5.500.000 đồng/tháng.

Ví dụ 2: Chị B sinh con ngày 13/5/2017 (thuộc trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền), có quá trình đóng BHXH như sau:

+ Từ tháng 5/2014 đến tháng 4/2016 (24 tháng) đóng BHXH với mức lương 8.500.000 đồng/tháng;

+ Từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016 (4 tháng) đóng BHXH với mức lương 7.000.000 đồng/tháng;

+ Từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017 (8 tháng), nghỉ dưỡng thai, không đóng BHXH.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị B được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ

việc

=

(7.000.000 x 4) + (8.500.000 x 2)

6

= 7.500.000 (đồng/tháng)

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị B là 7.500.000 đồng/tháng.

- Đối với trường hợp người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật BHXH ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia BHXH thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của chính tháng đó.

Quy định mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH nêu trên đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đảm bảo cuộc sống cho người lao động nữ khi sinh con.

Thứ hai, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật BHXH được hướng dẫn như sau:

- Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng BHXH.

- Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật BHXH không được tính là thời gian đã đóng BHXH.

- Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật BHXH nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế.

- Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế.

Việc quy định thời gian nghỉ hưởng chế độ BHTS nêu trên rất linh động, phù hợp với điều kiện thực tế của người lao động. Đồng thời trao quyền chủ động cho người được hưởng chế độ BHTS, có quyền nghỉ hưởng chế độ hoặc quyền không nghỉ theo quy định. Trường hợp này, người sử dụng lao động vẫn phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế.

Thứ ba, mức hưởng chế độ thai sản của người lao động được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.

Việc quy định này đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi tham gia BHTS, đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi nuôi trẻ sơ sinh.

Thứ tư, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH quy định tại khoản 2 Điều này, được ghi theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực

hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Khi sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh, chi phí tăng lên đột xuất do người lao động phải sắm sửa những vật dụng cần thiết cho việc nuôi con nhỏ và cần chế độ ăn uống, bồi dưỡng ở mức cao hơn bình thường. Mục đích cơ bản của khoản trợ cấp này là nhằm giúp người lao động đủ điều kiện vật chất để nuôi con và tăng cường sức khỏe sau khi sinh.

Quy định này góp phần bảo vệ sức khỏe cho người mẹ và chính là thể hiện sự quan tâm, bảo vệ cho thế hệ lao động tương lai.

2.2.4.3. Về số lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội và lao động nữ được hưởng bảo hiểm xã hội về thai sản

Theo số liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì tổng số lao động nữ tham gia BHXH và tổng số lao động nữ được hưởng BHXH về thai sản trong toàn quốc trong 03 năm tăng liên tục (xem bảng 2.3).

Bảng 2.3. Lao động nữ hưởng chế độ thai sản (năm 2016 - 2018)

STT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Số lao động nữ tham gia BHXH

5.122.653 5.722.569 6.523.369

2 Số lao động nữ hưởng chế độ thai sản

845.672 978.237 1.120.235

(Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2018)

Từ Bảng 2.3 có thể thấy, số lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội năm sau cao hơn năm trước: Năm 2017 tăng 599.916 so với năm 2016 và năm 2018 tăng 800.800 so với năm 2017. Số lao động nữ hưởng chế độ thai sản hàng năm cũng tăng: Năm 2016 chiếm tỷ lệ 16,5 % so với số lao động nữ tham gia BHXH, năm 2017 chiếm tỷ lệ 16, 6% và năm 2018 chiếm tỷ lệ 17,2%.

Nguyên nhân số lao động nữ và số lao động nữ hưởng chế độ thai sản tăng hàng năm là do: Dân số tăng cơ học và pháp luật về chế độ BHTS ngày càng có

nhiều điểm tiến bộ thiên về bảo vệ quyền lợi và có lợi cho lao động nữ hưởng chế độ thai sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)