3.2.1. Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội về chế độ thai sản
Luật BHXH 2014 được ban hành với các quy định đổi mới về chế độ bảo hiểm thai sản được đánh giá là kết quả của quá trình kế thừa và phát huy những điểm mạnh của pháp luật giai đoạn trước về chế độ bảo hiểm thai sản. Đa số các quy định về vấn đề đối tượng hưởng trợ cấp thai sản, điều kiện hưởng, thời gian nghỉ và mức trợ cấp hưởng được đánh giá là có sự tiến bộ vượt bậc so với pháp luật cũ, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động nữ trong giai đoạn thai sản. Tuy nhiên, để đánh giá về độ hoàn thiện của hệ thống các quy định pháp luật này, quan điểm bản thân tác giả cho rằng vẫn còn một số điểm cần bổ sung thêm để đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất về chế độ thai sản đối với lao động nữ, tạo điều kiện cho công tác đưa luật vào đời sống xã hội đạt được hiệu quả cao.
3.2.1.1. Quy định số ngày được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản (sinh con)
Luật BHXH 2014 quy định trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày
Người viết cho rằng chưa nêu rõ căn cứ để làm cơ sở pháp lý cho việc xác định người lao động chưa phục hồi sức khỏe để được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe.
3.2.1.2. Trường hợp người mẹ đẻ non để cho hưởng bảo hiểm thai sản với thời gian ưu đãi hơn
Thông thường, thời gian mang thai của người mẹ là hơn chín tháng. Nhưng do có nhiều lý do tác động tới quá trình người lao động nữ mang thai mà số tháng thai nhi được nuôi dưỡng trong bụng mẹ không đủ thời gian trên trong những trường hợp như vậy, việc nuôi dưỡng đứa bé là vất vả do phát sinh thêm nhiều chi phí so với trường hợp bình thường.
Pháp luật hiện hành chưa có quy định về trường hợp này. Vì vậy, để bảo vệ tốt hơn cho người lao động nữ sinh con và trẻ sinh ra do thiếu tháng người viết cho rằng cần tách trường hợp này cho thời gian nghỉ dài hơn là 01 tháng. Đây là khoảng
thời gian cần thiết để người lao động nữ phục hồi sức khỏe và có điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sinh thiếu tháng.
3.2.1.3. Nâng số ngày nghỉ khám thai cho người lao động ở xa cơ sở y tế
Đối với trường hợp người lao động nữ mang thai ở xa cơ sở y tế chỉ được nghỉ hưởng chế độ khám thai 05 lần, mỗi lần khám thai nghỉ 02 ngày. Như vậy, thời gian nghỉ khám thai khi người lao động ở xa cơ sở y tế là quá ngắn nhất là đối với vùng sâu vùng xa nhiều trường hợp chỉ đủ thời gian đi đường mà không có thời gian dành cho việc khám thai. Vì vậy, cần nâng số ngày hưởng chế độ khám thai cho người lao động ở xa cơ sở y tế một cách phù hợp với thực tế.
3.2.1.4. Quy định thời gian báo trước cho người sử dụng lao động khi người lao động nghỉ hưởng thai sản đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con
Theo quy định lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con Điều 40 của Luật BHXH 2014 nhưng để thực hiện quyền này người lao động nữ phải đảm bảo một số yêu cầu theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34, trong đó tại điểm b có quy định “Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý”. Để đảm bảo quyền của lao động nữ cũng như phù hợp với sự sắp xếp, bố trí lao động của người sử dụng lao động, cần hướng dẫn cụ thể thời gian báo trước là bao lâu. Theo quy định tại Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 khoản 4 Điều 12 ban hành kèm theo Điều lệ BHXH có quy định thời gian người lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất là một tuần lễ. Tuy nhiên văn bản này hết hiệu lực pháp luật. Vì vậy, tác giả kiến nghị là vấn đề này sẽ do các bên thỏa thuận hoặc do người sử dụng lao động quy định. Tác giả kiến nghị nên bổ sung vào Luật BHXH năm 2014 quyền được thỏa thuận của các bên về vấn đề này.
3.2.1.5. Quy định thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp người lao động nữ nhận nuôi con nuôi
Hiện nay Luật BHXH 2014 mới chỉ quy định về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với người lao động nữ nhận nuôi con nuôi theo hướng chung mà chưa có sự phân tách cụ thể dựa trên số lượng con nhận nuôi giống như quy định về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ sinh con. Trong thực tế, khi phát sinh trường hợp người lao động nữ nhận nuôi con nuôi từ 02 con trở lên thì chưa có hướng giải quyết cụ thể. Do đó, người viết đưa ra giải pháp là cần có quy định bổ sung về vấn đề này làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chế độ thai sản đối
với lao động nữ nhận nuôi con nuôi trong thực tế để đảm bảo về mặt quyền lợi cho bản thân họ và gia đình.
3.2.1.6. Về vấn đề quy định chế độ chăm sóc y tế cho người lao động nữ trước và sau sinh cũng như khi xảy ra các sự kiện thai sản
Chế độ trợ cấp chăm sóc y tế được đánh giá là một phần quan trọng trong tập hợp những trợ cấp cần thiết cho người lao động nữ khi họ mang thai, sinh, nuôi con. Theo thông lệ quốc tế, vấn đề này cũng được pháp luật các quốc gia quan tâm, chú trọng. Việc chỉ áp dụng chung quy định hưởng trợ cấp chăm sóc y tế theo diện hưởng và phạm vi hưởng bảo hiểm y tế bắt buộc theo Luật Bảo hiểm y tế như ở Việt Nam hiện nay là chưa hợp lý. Điều này chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đòi hỏi cần có một chế độ bảo hiểm thai sản hoàn thiện làm cơ sở pháp lý vững chắc nhằm bảo vệ lao động nữ và trẻ em. Ở một khía cạnh khác, sự thiếu thống nhất trong quy định cho người lao động nữ khi nạo hút thai được nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm thai sản nhưng không quy định lao động nữ trong trường hợp này được hưởng bảo hiểm y tế cũng là một điểm bất cập khiến cho quyền lợi của người lao động nữ trong suốt quá trình thai sản không được bảo đảm. Do đó, về giải pháp mang tính pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản hiện nay, tác giả cho rằng cần có sự xem xét cân nhắc bổ sung về vấn đề này.
3.2.2. Nhóm giải pháp vận dụng kinh nghiệm của các nước
Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, người viết đưa ra hai nhóm giải pháp sau:
3.2.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật đối với chế độ bảo hiểm xã hội về thai sản
* Giáo dục ý thức pháp luật cho người lao động đặc biệt là lao động nữ Các nước Thụy Điển, Cộng hòa liên bang Đức, Đan Mạch, Thụy Sĩ… đều chú trọng giải pháp này:
Người lao động là một chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật về BHXH, người lao động tham gia BHXH càng nhiều chứng tỏ chính sách BHXH dành cho người lao động đã tạo ra sức hút đối với người lao động.
Để thực hiện được chủ trương đa dạng hóa chủ thể tham gia BHXH, cần phải có những biện pháp thích hợp tác động vào ý thức của người lao động. Người lao
động phải nhận thấy hết được giá trị và lợi ích thật sự của người tham gia bảo hiểm. Vì khi xảy ra rủi ro, người lao động chịu hậu quả chứ không phải chủ doanh nghiệp cũng không phải cơ quan BHXH. Từ việc nâng cao ý thức pháp luật cho người lao động không chỉ giúp họ nhận thức rõ được tầm quan trọng của BHXH để từ đó tham gia BHXH mà còn tạo ra cơ chế giám sát hữu hiệu nhất từ phía người lao động đối với người sử dụng lao động trong việc thực hiện chính sách BHXH. Không gì hữu hiệu bằng để những người có lợi ích khác nhau đôi khi là mâu thuẫn được giám sát nhau từ đó phát hiện được những sai phạm khó phát hiện để có biện phát xử lý thích hợp. Ý thức bảo vệ mình của người lao động hiện nay là rất kém vì vậy bằng sức mạnh cưỡng chế của mình pháp luật phải tác động vào ý thức của người lao động giúp họ hiểu được lợi ích thật sự của việc tham gia từ phía người lao động đối với người sử dụng lao động trong việc thực hiện chính sách BHXH, đấu tranh cho quyền lợi của mình thông qua tổ chức công đoàn.
* Nâng cao ý thức của người sử dụng lao động về vấn đề BHXH
Các nước Trung Quốc, Malaysia, Singapore...đều thực hiện giải pháp này: Mục đích trước hết của việc tuyên truyền phổ biến các quy định về BHXH nói chung và khẳng định BHTS nói riêng là làm cho mọi người đặc biệt là người sử dụng lao động nhận thức đúng đắn về các quyết định đó. Người sử dụng lao động không đóng BHXH cho người lao động là hành vi vi phạm pháp luật. Và quan trọng hơn hành vi này của người sử dụng lao động đã lấy đi quyền, lợi ích được hưởng BHXH của người lao động vốn đã chịu nhiều thiệt thòi trong quan hệ lao động. Để thực hiện được chủ trương đa dang hóa của chủ thể tham gia BHXH thiết nghĩ phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người sử dụng lao động về chính sách BHXH, giúp người sử dụng lao động hiểu được mục đích tốt đẹp của BHXH mang lại và trong những mục đích mà BHXH mang lại luôn gắn liền với mục đích của người sử dụng lao động. Bởi nếu thực hiện tốt việc đóng BHXH cho người lao động từ phía người sử dụng thì chính người sử dụng lao động đã tạo ra được niềm tin cho người lao động vào doanh nghiệp, làm cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp, do vậy hiệu quả sản xuất của người sử dụng lao động sẽ luôn được đảm bảo.
3.2.2.2. Nhóm giải pháp về thực hiện mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
Các nước Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan đều chú trọng giải pháp này:
- Tăng cường, mở rộng về phạm vi, hình thức và nội dung thông tin tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Phương pháp tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ nhớ, sát với cơ sở, sát người lao động, phù hợp với từng loại đối tượng.
- Thường xuyên thực hiện kiểm tra, rà soát các đơn vị và lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật trên phạm vi toàn quốc.
- Xây dựng một cơ chế tài chính phù hợp để khen thưởng, động viên các cá nhân, đơn vị trong và ngoài ngành có thành tích tốt trong công tác mở rộng đối tượng tham gia BHXH.
3.2.2.3. Giải pháp áp dụng quy định về bảo hiểm thai sản của một số nước trên thế giới tại Việt Nam
Mặc dù rất coi trọng đến việc trợ giúp cho người lao động nữ khi nghỉ việc thực hiện thiên chức làm mẹ, song là một chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thai sản vẫn phải đảm bảo nguyên tắc trên cơ sở đóng góp của chính người lao động. Tuy nhiên, để đảm bảo chế độ bảo hiểm thai sản ở nước ta thực sự là một chính sách xã hội thể hiện sâu sắc mục đích cũng như bản chất của bảo hiểm xã hội, việc vận dụng quy định về bảo hiểm thai sản của một số nước trên thế giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam là cần thiết.
Sau đây, người viết đề xuất vận dụng pháp luật Philipin quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau: “Người lao động phải đang làm việc, tối thiểu phải có 3 tháng đóng góp trong vòng 12 tháng cuối cùng trước khi nghỉ sinh con”.
Người viết cho rằng cần có sự sửa đổi điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đã có thời gian đóng Bảo hiểm xã hội dài, nhưng vì lý do khó mang thai phải nghỉ việc thì phải đóng Bảo hiểm xã hội từ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Với trường hợp này, chỉ cần đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh vận dụng như pháp luật Philipin.
3.2.3. Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật BHXH 2014 dẫn thực hiện các quy định của Luật BHXH 2014
Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn
thực hiện các quy định của Luật BHXH 2014. Pháp luật BHXH phải đảm bảo minh bạch, công bằng, không nhầm lẫn với những chính sách ưu tiên khác. Bổ sung hệ thống văn bản pháp lý phù hợp với các điều khoản quy định của Luật BHXH, Luật Lao động và các văn bản luật liên quan, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người được hưởng BHTS. Thống nhất thực hiện luật từ trên xuống dưới, tránh trường hợp chồng chéo của các văn bản luật. Luật BHXH là văn bản pháp lý có giá trị cao, và thể chế hóa được các quan điểm, định hướng lớn về BHXH, không để pha trộn, đan xen với các chế độ chính sách khác.
3.2.4. Nâng cao tính đồng bộ và khả thi của hệ thống luật pháp
Mối quan hệ ba bên trong việc thực hiện chính sách, chế độ BHTS gồm: Cơ quan BHXH, người lao động và người sử dụng lao động, cho nên để đảm bảo thực hiện tốt chính sách BHTS cần có những quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của từng bên trong hoạt động BHTS và các chế tài cần thiết đủ mạnh đảm bảo sự cưỡng chế về hành chính và kinh tế nếu vi phạm quy trình đồng bộ này.
Vì vậy, các văn dưới luật như Quyết định, Thông tư, Nghị định phải ban hành kịp thời nhưng phải sát thực tế thì mới đảm bảo tính khả thi của Luật BHXH.
3.3. Kiến nghị tăng cường thực thi đúng pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước
Nhà nước cần có hệ thống kiểm tra, thanh tra giám sát việc thực hiện BHXH của các doanh nghiệp của người sử dụng lao động đối với người lao động, từ đó có những chính sách điều chỉnh hợp và biện pháp xử phạt hợp lý đối với những trường vi phạm phát luật. Việc giám sát này cần phải phối hợp chặt chẽ với hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực khác: Cơ quan lao động, thuế, công an, tài chính… để việc thực hiện thực hiện thu, giám sát được thuận lợi hơn.
Kiện toàn hệ thống thanh tra, trước hết là thanh tra lao động. Coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra tại cơ sở với sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan lao động, liên đoàn lao động và BHXH tỉnh, thành phố về việc thực hiện chính sách BHXH.
Bằng nghiệp vụ chuyên môn của mình, cơ quan thanh tra kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm, để từ đó có biện pháp xử lý phù hợp. Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền đã đóng góp phần loại bỏ được những hành vi đi ngược lại với mục đích mà BHXH hướng tới, tạo những điều kiện cho người lao động được hưởng