Hoàn thiện pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản cần có sự tương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 80)

với quy định của Tổ chức lao động quốc tế về bảo hiểm thai sản

Tính đến thời điểm hiện nay, ILO có 3 công ước về bảo vệ thai sản được thông qua vào năm 1919, 1952 và 2000. Các công ước này quy định việc phòng ngừa tiếp xúc với những nguy hại về an toàn và sức khỏe trong quá trình mang thai và cho con bú, quyền được trả trợ cấp thai sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em và thời giờ nghỉ cho con bú, bảo vệ chống phân biệt đối xử và sa thải liên quan đến thai sản, cũng như quyền được đảm bảo khi trở lại làm việc sau khi nghỉ thai sản. Mặc dù 66 quốc gia trong tổng số 185 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cam kết thực hiện ít nhất một trong ba công ước trên nhưng Việt Nam không nằm trong số đó. Với xu hướng hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, khi thị trường lao động mở cửa có sự giao thoa và cạnh tranh giữa nguồn lao động của các quốc gia, việc không là thành viên của bất kì công ước quốc tế nào quy định về vấn đề bảo vệ lao động nữ trong quá trình thai sản sẽ làm hạn chế việc thu hút nguồn vốn đầu tư kinh tế xã hội cũng như lao động nữ chất lượng cao đến với Việt Nam. Do đó, trên quan điểm của tác giả, cần thiết phải có một lộ trình xem xét việc phê chuẩn các công ước quốc tế về vấn đề thai sản để làm cơ sở pháp lý căn bản cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật về chế độ thai sản, đảm bảo đạt được hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)