Thời gian nghỉ được hưởng bảo hiểm thai sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 51)

Thời gian nghỉ thai sản được quy định ở các mức khác nhau cho nhiều trường hợp: Nghỉ khám thai, nghỉ vì sảy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu nghỉ vì đẻ non, nghỉ sinh con, nghỉ khi con mới sinh bị chết, nghỉ nuôi con nuôi dưới sáu tháng tuổi, nghỉ khi thực hiện các biện pháp tránh thai, nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ thai sản… những quy định về thời gian nghỉ cho mỗi trường hợp luôn có sự thay đổi và ngày càng được tính toán dựa trên nhiều cơ sở khoa học để phù hợp hơn trong việc bảo vệ sức khỏe người lao động và trẻ sơ sinh phù hợp hơn với thực tế đời sống xã hội và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm. Luật BHXH 2014 quy định thời gian nghỉ cho các trường hợp như sau:

2.2.3.1. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

Người phụ nữ khi mang thai để thực hiện thiên chức làm mẹ là thời kỳ rất quan trọng và đầy rủi ro trong chức năng làm mẹ của người phụ nữ, vì thế khi có thai, người phụ nữ cần đến cơ sở y tế để khám thai. Số lần khám thai được căn cứ vào quá trình phát triển của thai nhi. Khám thai đầy đủ, đúng định kì sẽ giúp người phụ nữ thực hiện chức năng làm mẹ an toàn. Chính từ ý nghĩa này mà số lần khám thai theo quy định hiện hành đã đảm bảo được mục đích bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người mẹ cũng như thai nhi. Theo ILO thì trong một thai kì, người mẹ phải khám thai tối thiểu 5 lần.

Ở những tháng đầu tiên của thai kỳ, một số lao động nữ thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn (thai nghén), việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động nữ trong giai đoạn này là rất quan trọng. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của người mẹ và thai nhi trong suốt quá trình mang thai, người phụ nữ cần đến các cơ sở y tế để khám thai định kỳ. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như đề phòng và điều trị kịp thời những bệnh lý có thể xảy ra trong quá trình thai nghén. Số lần khám thai được căn cứ vào quá trình phát triển của thai nhi. Khám thai đầy đủ, đúng quy định sẽ giúp cho người phụ nữ thực hiện chức năng làm mẹ an toàn.

Để bảo vệ, chăm sóc lao động nữ khi có thai, theo Khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới, pháp luật về BHXH nước ta hiện hành quy định: Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Quy định thời gian nghỉ tính theo ngày làm việc là quy định tiến bộ vì nó góp phần hạn chế được sự chuyên quyền của người sử dụng lao động, bởi vì nhiều khi do yêu cầu công việc mà không đảm bảo đúng thời gian khám thai định kỳ cho lao động nữ, đồng thời quy định này cũng phù hợp với thời gian làm việc của đa số cơ sở y tế ở nước ta hiện nay.

2.2.3.2. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

Sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu có thể do nguyên nhân khách quan hay chủ quan gây ra. Nhưng dù do nguyên nhân nào, thì sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu cũng làm người phụ nữ bị ảnh hưởng rất lớn về mặt thể chất và tinh thần.

Để giúp người lao động nữ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ, sớm ổn định tinh thần, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định như sau:

- Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

+ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; + 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; + 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Trước đây, trong Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH (1961) có quy định về thời gian nghỉ sảy thai: (Nghỉ 7 đến 15 ngày nếu sảy thai từ 03 tháng trở xuống; nghỉ 15 đến 30 ngày nếu thai trên 03 tháng; nếu là người làm nghề đặc biệt nặng nhọc mà sảy thai được nghỉ thêm so với người làm việc trong điều kiện bình thường 03 đến 10 ngày và số ngày nghỉ vì bị sảy thai do thầy thuốc quy định). Tại Điều lệ BHXH ban hành theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 quy định nghỉ 20 ngày nếu thai dưới 03 tháng; 30 ngày nếu thai từ 03 trở lên. Như vậy, ở các văn bản pháp luật trước thời gian nghỉ vì bị sảy thay được quy định ngắn hơn và chỉ phân chia hai mức thời gian cho tuổi thai dưới ba tháng và từ đủ ba tháng trở lên. Điều đó đã ảnh hưởng không ít tới sức khỏe của lao động nữ, vì thế không bảo vệ đúng mức quyền lợi của họ.

Quy định mới của Luật BHXH 2014 như vậy là đã đáp ứng được việc bảo vệ sức khỏe cho lao động nữ khi bị rủi ro trong quá trình mang thai. Quy định của Luật này cũng phù hợp với yêu cầu của ILO. Với thời gian nghỉ dài hơn cho mỗi trường hợp sẽ bảo vệ được sức khỏe cho lao động nữ tốt hơn.

2.2.3.3. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

Nuôi con khoẻ mạnh, thông minh là niềm vui, hạnh phúc, là mong muốn của mỗi người mẹ, mỗi gia đình và là trách nhiệm thiêng liêng đối với giống nòi, đất nước. Để con khoẻ mạnh, mỗi người mẹ cần phải có thời gian chăm sóc sức khoẻ của mình, đặc biệt trong thời kỳ có thai, cho con bú, vì sức khoẻ, bệnh tật của người mẹ trong thời kỳ này đều có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển và sức khoẻ của đứa con trong bụng hay đang được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Vì vậy, cùng với mức trợ cấp nghỉ thai sản, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản cũng là nội dung được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như trong nước từ trước đến nay.

Người phụ nữ gần đến ngày sinh do sự di chuyển khó khăn nên rất cần được nghỉ ngơi, cần có thời gian để chuẩn bị một số vật dụng cho việc sinh đẻ cũng như

để chuẩn bị tâm lý tốt nhất đón đứa con chào đời. Và sau khi sinh do sức khoẻ của người phụ nữ còn yếu, trẻ sơ sinh cần được chăm sóc từ người mẹ, nên nhất thiết phải được nghỉ ngơi để phục hồi sức khoẻ và chăm sóc con sơ sinh. Nhằm đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và con, đảm bảo chức năng làm mẹ an toàn; cùng với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các Công ước của ILO cũng như pháp luật nước ta đã quy định thời gian nghỉ sinh con bao gồm thời gian nghỉ trước và sau khi sinh.

Thời gian nghỉ việc trước và sau khi sinh con được dựa trên cơ sở tính toán một cách khoa học lượng thời gian cần và đủ để người phụ nữ hồi phục sức khoẻ, đồng thời đủ để đứa trẻ phát triển bình thường, tách được mẹ; dựa vào điều kiện lao động và môi trường sống của người lao động cũng như vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.

Xuất phát từ những cơ sở đó, Công ước số 3 (1919) và Công ước 103 (1952) quy định độ dài thời gian nghỉ thai sản là 12 tuần (trong đó 6 tuần trước khi sinh và 6 tuần sau khi sinh). Tùy theo điều kiện của mình, các quốc gia trên thế giới có quy định khác nhau về mặt thời gian, chẳng hạn như: Cộng hòa liên ban Đức quy định thời gian nghỉ thai sản 14 hoặc 18 tuần (6 tuần trước khi sinh, 8 hoặc 12 tuần sau khi sinh). Liên bang Nga quy định thời gian nghỉ thai sản 16 tuần đối với nữ lao động thể lực, 12 tuần đối với nữ làm công việc văn phòng, trí tuệ. Nhật Bản, Inđônêxia quy định thời gian nghỉ 3 tháng. Brunây, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc quy định thời gian nghỉ 8 tuần hoặc 60 ngày. Thái Lan là 3 tháng. Philippine là 60 ngày trong trường hợp sinh thường và 78 ngày trong trường hợp sinh mổ (Tạp chí Bảo hiểm xã hội, 2017).

Thời gian nghỉ dài như vậy sẽ giúp người lao động nữ hoàn toàn lấy lại sức khoẻ sau khi sinh con và chuẩn bị tốt tâm lý cho một giai đoạn làm việc mới.

Ở nước ta, trước đây độ dài thời gian nghỉ thai sản luôn có sự thay đổi ở mỗi thời kỳ. Cụ thể là, Sắc lệnh 79/SL năm 1947 quy định thời gian nghỉ thai sản là 8 tuần; Sắc lệnh số 77/SL năm 1950 quy định là 2 tháng; Điều lệ tạm thời về chế độ BHXH năm 1961 quy định là 60 ngày; Quyết định số 07/HĐBT được ban hành ngày 15 tháng 01 năm 1983 quy định 75 ngày; Quyết định số 121/HĐBT được ban hành ngày 19 tháng 4 năm 1986 quy định 180 ngày; Nghị định số 43/CP được ban hành ngày 22 tháng 6 năm 1993 quy định thời gian nghỉ là 180 ngày. Nghị định số 12/CP được ban hành ngày 26 tháng 01 năm 1995 quy định 3 mức nghỉ: 4 tháng, 5

tháng hoặc 6 tháng phụ thuộc vào điều kiện lao động, các quy định này nhìn chung là phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời đạt được mục đích bảo vệ sức khỏe cho người mẹ và trẻ sơ sinh. Để phù hợp với vấn đề sử dụng lao động trong cơ chế thị trường đồng thời bảo vệ đúng mức quyền lợi của lao động nữ, Luật BHXH năm 2006 quy định về thời gian nghỉ khi lao động nữ sinh con như sau: Bốn tháng nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường; Năm tháng nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân; Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật.

Để phù hợp với việc sử dụng lao động trong cơ chế thị trường và vẫn bảo vệ đúng mức quyền lợi của lao động nữ, Luật BHXH 2014 quy định mức thời gian nghỉ thai sản như sau:

(1) Lao động nữ khi sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng, trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng (điều khoản này đã được quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012 và đã có hiệu lực thi hành từ 01/5/2013), loại bỏ quy định phụ thuộc điều kiện lao động như quy định tại Luật BHXH năm 2006. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Thời gian nghỉ sinh con trên bao gồm thời gian nghỉ trước và sau khi sinh. Đây là khoảng thời gian được tính toán dựa trên nhiều yếu tố để giúp lao động nữ ổn định sức khỏe đồng thời đủ để trẻ sơ sinh phát triển bình thường. Phải phù hợp với việc sử dụng lao động trong cơ chế thị trường và vẫn bảo vệ đúng mức quyền lợi của lao động nữ.

Quy định chế độ nghỉ thai sản như trên xuất phát từ một số lý do sau:

- Thứ nhất, việc quy định chế độ thai sản hợp lý cho lao động nữ là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế cũng như đảm bảo sức khoẻ của thế hệ tương lai. Đây là một vấn đề mang tính nhân văn cao. Quy định tăng thời gian nghỉ thai sản cho lao động nữ là quy định tiến bộ nhằm mục tiêu bảo vệ thế hệ tương lai và chất lượng giống nòi. Hiện nay điều kiện kinh tế - xã hội cả

nước đang phát triển không ngừng, đời sống kinh tế trong từng gia đình ngày một được nâng lên, các chính sách xã hội từng bước được cải thiện. Do vậy, quy định thời gian nghỉ thai sản 06 tháng là phù hợp nhằm đảm bảo cho người mẹ có thời gian để phục hồi sức khỏe sau sinh, giúp cho trẻ nhỏ được hưởng nguồn sữa mẹ, tăng cường sức khỏe cho bà mẹ trẻ em, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và cũng là bảo vệ quyền của trẻ em.

- Thứ hai, thực hiện khuyến nghị của ILO cũng như hướng dẫn của Bộ Y tế (trong 10 lời khuyên dinh dưỡng) trẻ em cần phải được bú mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu, vì thực tế theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2015, chỉ có hơn 19,6% trẻ em nước ta được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời (Trịnh Hiền, 2015).

- Thứ ba, nếu thời gian nghỉ thai sản là 6 tháng, theo tính toán của cơ quan BHXH (BHXH) thì quỹ BHXH hoàn toàn có thể cân đối được. Với mức đóng cho quỹ ốm đau, thai sản theo quy định là 3% tổng quỹ tiền lương thì trong 4 năm, từ 2013 đến 2016 đều đảm bảo đủ để chi trả và hiện có số dư để dự phòng là 7.620 tỷ đồng (năm 2013 dư 1.458 tỷ đồng, năm 2014 dư 1.411 tỷ đồng, năm 2015 dư 1.700 tỷ đồng, năm 2016 dư 1.779 tỷ đồng cùng với lãi đầu tư); tỷ lệ bình quân chi/thu quỹ này là 68,1% (chưa tính có chi phí quản lý và lệ phí chi trả, nếu có).

- Thứ tư, khảo sát năm 2017 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện trên 10 tỉnh, thành phố với 34 doanh nghiệp có đông lao động nữ cho thấy: khi đề cập đến vấn đề tăng thời gian nghỉ thai sản cho lao động nữ lên 6 tháng thì có đến 95% người sử dụng lao động đồng tình vì trong thời gian lao động nữ nghỉ thai sản, doanh nghiệp đã phải có sự điều chỉnh về lao động, hầu như lao động nữ hết thời gian nghỉ thai sản đều có nguyện vọng là được nghỉ thêm từ 1 đến 2 tháng. 74,9% lao động nữ mong muốn được tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng.

- Thứ năm, thực hiện chế độ nghỉ thai sản 06 tháng cho lao động nữ sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, góp phần tạo nên mối quan hệ tốt giữa người lao động với doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho việc nâng cao uy tín của doanh nghiệp với đối tác, bạn hàng và xã hội.

- Thứ sáu, người lao động có thời gian nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe sau khi sinh, có thời gian chăm sóc con sơ sinh tốt hơn, giúp con phát triển đầy đủ, toàn

diện. Đồng thời, quy định này cũng giúp lao động nữ có đủ điều kiện sức khỏe có cơ hội được đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản để tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho gia đình.

Như vậy, theo quan điểm của tác giả về cơ bản, mức nghỉ áp dụng với lao động nữ khi sinh con được quy định là 06 tháng như hiện nay là phù hợp với thông lệ quốc tế. Đạt được mục đích trong việc bảo vệ sức khỏe người mẹ và trẻ sơ sinh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)