Giải quyết tranh chấp về chế độ bảo hiểm thai sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 65)

Là một chế định quan trọng trong pháp luật về chế độ BHXH cho nên việc giải quyết tranh chấp về chế độ BHTS mang đầy đủ các nguyên tắc và cách thức đối với việc giải quyết tranh chấp về chế độ BHXH.

Tranh chấp về chế độ BHXH là tranh chấp trong việc thực hiện các chế độ BHXH do Nhà nước quy định. Các tranh chấp về chế độ BHXH có thể nảy sinh khi một trong các bên hoặc cả hai bên trong quan hệ BHXH xung đột với nhau về quyền lợi BHXH như: Một người lao động ốm đau nhưng không được hưởng, một người nghỉ sinh con nhưng không được giải quyết chế độ… những tranh chấp về chế độ BHXH nhìn chung rất đa dạng nhưng ở khía cạnh tập trung nhất đều tập trung ở những vấn đề liên quan tới việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước trong việc giải quyết các quyền lợi BHXH cho người lao động và các đối tượng thụ hưởng khác trong đó phải kể tới thành viên đủ điều kiện của các gia đình người lao động. Mặc dù chưa có số liệu thống kê đầy đủ hàng năm nhưng có thể nhận thấy tranh chấp về chế độ BHXH là một loại tranh chấp khá phổ biến hiện nay.

Cũng cần phải phân biệt giữa tranh chấp về chế độ BHXH đối với vi phạm chính sách, pháp luật về BHTS. Nếu các tranh chấp BHTS là sự sung đột (chủ yếu xuất phát từ phía các chủ thể được hưởng quyền BHTS đối với một bên là các cơ quan thực thi chính sách, chế độ BHTS) thì sự vi phạm chính sách, pháp luật về BHTS là những hành vi trái pháp luật của một bên hoặc các bên liên quan trong lĩnh vực BHXH đó hoặc bất kỳ tổ chức, cá nhân nào trong xã hội. Ví dụ: Một người làm giả hồ sơ để được hưởng chế độ thai sản, một cán bộ bảo hiểm lập hồ sơ để chiếm đoạt tiền tử tuất của quỹ BHXH vì nó không có xung đột quyền và lợi ích. Đó là sự vi phạm pháp luật nhằm mục đích tư lợi, thường là chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, do đó sẽ bị xử lý theo trách nhiệm pháp lý do Nhà nước đặt ra.

Nằm trong chế độ BHXH nên tranh chấp về chế độ BHTS cũng mang đầy đủ đặc điểm của tranh chấp BHXH. Cho nên có thể hiểu tranh chấp về chế độ BHTS là những xung đột về quyền, lợi ích được biểu hiện ra bên ngoài giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đối với chế độ BHXH về thai sản.

Ví dụ: Người sử dụng lao động yêu cầu lao động nữ đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi đi làm trước thời gian nghỉ thai sản theo quy định.

2.2.5.1. Tầm quan trọng và những yêu cầu cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp về chế độ bảo hiểm thai sản

Tranh chấp đối với chế độ BHTS thường xuất phát từ lợi ích của các bên khi tham gia quan hệ pháp luật liên quan đến chế độ BHXH về thai sản. Chủ thể tranh chấp là người lao động mang thai, người sử dụng lao động, cơ quan BHXH. Tùy thuộc vào tính chất của từng loại tranh chấp mà pháp luật quy định tranh chấp liên quan đến BHXH về thai sản có phải là tranh chấp lao động hay không.

Giải quyết tranh chấp đối với chế độ BHXH về thai sản là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành giải quyết những bất đồng, xung đột về quyền, lợi ích giữa các bên nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho các bên khi tham gia BHXH về thai sản theo quy định của pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản.

Giải quyết sự ổn thỏa các xung đột, các bất đồng giữa các bên tranh chấp bao gồm người thụ hưởng và cơ quan giải quyết BHTS. Mục tiêu cơ bản của mọi quá trình giải quyết là hướng tới các bên thỏa mãn hoặc chấp nhận với kết quả giải quyết thì người có thẩm quyền sẽ dừng việc giải quyết tranh chấp đó. Mặt khác, nếu quá trình giải quyết đó thông qua các phương thức tài phán, quyết định có hiệu lực của các cơ quan tài phán có thẩm quyền sẽ có tác dụng giúp các bên nhận thức được mặt tiêu cực của các xung đột hoặc giác ngộ các bên về quyền lợi từ đó học sẽ tuân thủ, thi hành các phán quyết của các cơ quan tài phán, dừng lại những xung đột vốn làm xấu đi tình trạng của họ. Quá trình giải quyết tranh chấp có thể ngăn ngừa đề phòng các tranh chấp mới xảy ra. BHXH về thai sản, có nhiều đối tượng tham gia nên tranh chấp của các cá nhân này có thể làm nảy sinh các tranh chấp của cá nhân khác. Thực tế, có nhiều những xung đột thường chờ đợi kết quả khiếu nại, kiện tụng của những người khác rồi mới quyết định có đưa xung đột của mình ra giải quyết chính thức hay không. Cho nên, việc giải quyết dứt điểm tranh chấp hiện thời sẽ tạo điều kiện là cơ sở những người ngoài cuộc và cả trong cuộc cân nhắc tính đúng đắn và triển vọng việc đưa ra các xung đột các tranh chấp và yêu cầu giải quyết tranh chấp đó.

Ví dụ: Công ty dệt may An Bình trong năm 2018 có 03 lao động nữ nghỉ thai sản vào cùng một thời điểm. Công ty yêu cầu 03 lao động nữ đi làm trước thời gian nghỉ thai sản theo quy định, chị A đã làm đơn lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Cơ quan có thẩm quyền đã giải quyết theo đúng quy định. Các nhân viên nữ còn lại đã tiếp tục làm đơn đề nghị cơ quan cho thẩm quyền giải quyết theo quy định.

Với tư cách là người quản lý xã hội, Nhà nước phải thường xuyên nhìn nhận xem xét, đánh giá các hiện tượng kinh tế xã hội để xây dựng các chính sách phát triển kinh tế xã hội. Do đó, khi giải quyết tranh chấp BHXH về thai sản sẽ giúp Nhà nước nhận biết và điều chỉnh hệ thống chính sách xã hội cho phù hợp, việc giải quyết tranh chấp BHXH về thai sản sẽ đảm bảo công bằng và thực thi chính sách bảo hiểm, chính sách xã hội đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm, khẳng định uy tín của Nhà nước trước xã hội, tăng cường lòng tin của các đối tượng hưởng BHTS và lòng tin của nhân dân về một xã hội công bằng văn minh.

Các yêu cầu đặt ra khi giải quyết tranh chấp về chế độ BHTS: Quá trình giải quyết phải bám sát đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về việc thực hiện BHXH về thai sản. Sử dụng tốt cơ chế mang tính xã hội vào việc giải quyết các tranh chấp về thai sản là một trong những đối tượng của chính sách an sinh xã hội cho nên cần triệt để sử dụng cơ chế mang tính xã hội mềm dẻo, thuyết phục, gần gũi vào đời sống của các đối tượng thụ hưởng. Trong quá trình giải quyết vừa khắc phục hậu quả, vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội theo định hướng phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.

2.2.5.2. Những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp về chế độ bảo hiểm thai sản

Điều 194 Bộ luật lao động năm 2012 quy định nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động như sau:

“1. Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải

quyết tranh chấp lao động.

2. Bảo đảm thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.

3. Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.

4. Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

5. Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.

6. Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện”.

Việc giải quyết tranh chấp về chế độ BHTS phải tuân theo 06 nguyên tắc nói trên của BLLĐ bởi vì, về bản chất tranh chấp này đều liên quan đến lao động nói chung và người sử dụng lao động với người hưởng chế độ BHTS nói riêng. BHXH về thai sản nói riêng phải đảm bảo: Tính pháp chế; đảm bảo quyền tự quyết định của các bên tranh chấp; đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời trong quá trình giải quyết, cụ thể:

- Tính pháp chế: Luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả các phương thức giải quyết của việc giải quyết tranh chấp từ thương lượng, hòa giải, tố tụng. Nó thể hiện sự đảm bảo đúng đắn, phù hợp về mặt nội dung trong công tác áp dụng pháp luật và thực hiện nghiêm chỉnh thủ tục giải quyết BHXH về thai sản trên cơ sở các quy định của pháp luật. Như vậy, từ khi xây dựng các quy định, xây dựng cơ chế pháp luật đến khi đưa ra các quy định giải quyết tranh chấp BHXH về thai sản vào thực tiễn giải quyết xung đột đều phải thấm nhuần tinh thần pháp chế.

- Đảm bảo quyền tự quyết định của các bên tranh chấp

Quan hệ bảo hiểm đối với chế độ BHTS gồm hai bên chủ thể, bên có trách nhiệm (bên nghĩa vụ) thực hiện hành vi đảm bảo chế độ thai sản là người sử dụng lao động và một bên thụ hưởng là người lao động. Quan hệ này được xem xét trên phương diện thực tiễn với tư cách là một quan hệ xã hội nhưng không phải được xem xét một cách chung chung là quan hệ giữa Nhà nước và người dân.

Trong BHXH về thai sản bên thụ hưởng hoặc bên người sử dụng lao động là đối tác của người lao động chính là chủ thể tham gia tạo nên một phần vật chất để giải quyết chế độ đó cho nên các bên tham gia quan hệ đó có quyền và nghĩa vụ đối

xứng nhau về sự đảm bảo quyền lợi BHXH. Khi xảy ra tranh chấp họ có quyền quyết định về các vấn đề liên quan trong phạm vi và nhiệm vụ của mình như:

+ Có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền can thiệp, giải quyết theo quy định pháp luật.

+ Có quyền yêu cầu trợ giúp pháp lý từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức công dân hoặc tự để phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp.

+ Các bên có quyền quyết định về biện pháp giải quyết tranh chấp. + Có quyền tham gia giải quyết tranh chấp

+ Có quyền quyết định về các vấn đề liên quan tới việc giải quyết chế độ, chính sách của các bên.

- Đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời trong quá trình giải quyết.

Tại Điều 194 Bộ luật lao động 2012 quy định việc giải quyết các tranh chấp lao động được tiến hành giải quyết công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.

Tranh chấp BHXH về thai sản gắn liền quyền lợi thiết thực thậm chí có nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của đối tượng được hưởng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổ chức đời sống của người lao động trong thời gian thai sản sinh con, nuôi con bú… nếu không giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của họ rất nhiều. Mặt khác, ngoài việc ảnh hưởng ở khía cạnh vật chất, nó còn tạo nên sự hoài nghi, thiếu lòng tin vào việc tổ chức thực hiện chế độ chính sách gây mất ổn định xã hội.

Tính chất nhanh chóng, kịp thời trong giải quyết tranh chấp thể hiện ở việc: + Không được kéo dài thời gian thụ lý xem xét, giải quyết.

+ Không được đẩy trách nhiệm giải quyết vụ việc làm tốn thời gian của người yêu cầu.

+ Tận dụng thời gian để tìm hiểu xác minh các tình tiết của vụ việc + Giải quyết đúng lúc, đúng thời điểm mà đương sự yêu cầu.

2.2.5.3. Cơ chế giải quyết tranh chấp về chế độ bảo hiểm thai sản

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chế độ BHTS là tổng hợp các hình thức và biện pháp được sử dụng để giải quyết các tranh chấp về BHTS. Để giải quyết loại hình tranh chấp này pháp luật quy định các cơ chế sau đây:

- Cơ chế thỏa thuận: Trong các phương thức giải quyết tranh chấp, thương

lượng được nhìn nhận và sử dụng như là bước đầu tiên nó tạo nên cơ hội cho các bên sử dụng quyền năng tự định đoạt của mình. Tại khoản 5, Điều 194 Bộ luật lao động 2012 quy định nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động: “Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội”. Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 201 Bộ luật lao động 2012 quy định về việc giải quyết tranh chấp BHXH: “Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải”.

Như vậy, cách thức thương lượng giữa hai bên tranh chấp là phương thức giải quyết được quy định trước tiên. Chỉ khi nào không thể giải quyết được thì mới sử dụng đến các biện pháp khác.

- Cơ chế khiếu nại: Trước đây xuất phát từ đặc thù cơ quan BHXH là cơ

quan quản lý hành chính cho nên các quy định về BHXH nói chung và BHTS nói riêng đã từng bị coi là sự bổ sung cho Luật hành chính. Do đó, cơ chế khiếu nại và giải quyết khiếu nại được sử dụng như là một biện pháp có tính phổ biến. Cơ quan bảo hiểm và người sử dụng lao động có toàn quyền ra mệnh lệnh đồng thời là người giải quyết các vấn đề liên quan tới người lao động trong đó có cả các khiếu nại; tố cáo liên quan đến chế độ của họ.

Sự chuyển biến của nền kinh tế thị trường, sự phát triển của ngành khoa học pháp lý việc điều chỉnh pháp lý có những sự thay đổi căn bản cho nên việc giải quyết tranh chấp BHXH đã có sự giải quyết thích hợp.

Tại Điều 46 Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 BHXH đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 01/2003CP ngày 09/01/2003 quy định: “Khi xảy ra tranh chấp giữa người lao động hoặc người sử dụng lao động với cơ quan BHXH thì giải quyết theo Điều lệ BHXH”. Nhưng trong thực tế tại thời điểm đó không có văn bản nào quy định về trình tự thủ tục giải quyết các tranh chấp về BHXH. Tại Điều (5.11) của bản quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 606/TTg ngày 26/9/1995 có quy định một trong những nhiệm vụ quyền hạn của BHXH Việt Nam là giải quyết kịp thời các khiếu nại của người tham gia BHXH về việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH nhưng không rõ quy

trình giải quyết. Điều 41 Điều lệ BHXH đối với lực lượng vũ trang nhân dân ban hành kèm theo Nghị định 45/CP ngày 15/7/1995 cũng quy định: “Khi xảy ra tranh chấp giữa quân nhân, Công an nhân dân hoặc thủ trưởng đơn vị quân đội. Công an với cơ quan BHXH thì giải quyết theo Điều lệ BHXH”. Nhưng cơ chế giải quyết cụ thể chưa được quy định trong các văn bản đó cũng như chưa được quy định ở văn bản pháp luật khác.

Có thể thấy cơ chế giải quyết khiếu nại trước khi có Luật BHXH ra đời có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)