Hoàn thiện pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản phải dựa trên sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 79)

triển kinh tế và xã hội của đất nước

Khi nền kinh tế càng phát triển, yêu cầu đặt ra đối với hệ thống BHXH càng nặng nề và cấp bách. Bất kỳ nhà nước nào trên thế giới cũng phải thừa nhận rằng sự nghèo khổ của người dân do ốm đau, tai nạn rủi ro, thất nghiệp, tật nguyền bẩm sinh… gây ra không chỉ là trách nhiệm của bản thân cá nhân, của gia đình họ mà còn là trách nhiệm của Nhà nước và của cộng đồng xã hội. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, hệ thống ASXH mà cốt lõi là BHXH càng có ý nghĩa đặc biệt, sự hoạt động có hiệu quả của hệ thống ASXH, BHXH không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển và phù hợp với xu hướng chung của thời đại, mà còn thể hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội, chính trị.

Từ khi ra đời đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến NLĐ thuộc các thành phần kinh tế, hoạch định những chính sách xã hội, trong đó có chính sách về BHXH (trong đó có BHTS) cho mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phù hợp với điều kiện kinh tế phát triển của đất nước. Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH đến năm 2020 đặt mục tiêu: “Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện. Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH. Sử dụng an toàn và bảo đảm cân đối Quỹ BHXH trong dài hạn; quản lý, sử dụng có hiệu quả và bảo đảm cân đối Quỹ BHXH. Xây dựng hệ thống BHXH hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)