Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 35)

Uông Bí nằm trong vùng tam giác động lực phát triển miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, do đó rất thuận tiện cho việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt trên địa bàn thị xã có khu di tích lịch sử văn hóa và danh thắng cấp Quốc gia Yên Tử (Kinh đô Phật giáo - Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam), Đình Đền Công; các khu di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh như: Hang son, Ba Vàng, Chùa Phổ Am và các khu du lịch sinh thái như: Hồ Yên Trung, Lựng Xanh... Đây là những tiềm năng nổi trội, điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và du lịch, dịch vụ của Thành phố cũng như của tỉnh Quảng Ninh; Uông Bí có nguồn tài nguyên khoáng sản than rất lớn (khu vực có trữ lượng than lớn nhất Quảng Ninh) đang được khai thác; đây là ngành công nghiệp quan trọng thúc đẩy các ngành công nghiệp điện, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển các khu công nghiệp tập trung tại Vàng Danh, khu vực phía Nam Quốc lộ 18A, ven Quốc lộ 10 và khu đê Vành Kiệu (QNP, 2019)

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI với nhiệm vụ trọng tâm là: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị tập trung giải phóng mặt bằng, thu hút các nguồn lực đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phấn đấu đưa thị xã Uông Bí trở thành thành phố vào cuối năm 2011” (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Uông Bí lần thứ XVI năm 2015). Tuy nhiên ngày 25 tháng 2 năm 2011, Uông Bí đã nhận Quyết định của Chính phủ là Thành phố Uông Bí và ngày 28/11/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2306 công nhận Thành phố Uông Bí là đô thị loại II trực thuộc tỉnh. Chính vì vậy, thành phố Uông Bí đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật: Năm 2017: Hoàn thành xuất sắc 19/19 chỉ tiêu về phát triển kinh tế- xã hội; Giá trị tăng thêm các ngành công nghiệp - xây dựng đạt 15%, nông- lâm- thủy sản 4%, dịch vụ 17%; Tổng thu ngân sách, tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn vượt kế hoạch; Giải quyết việc làm cho 4.117 lượt lao động, trong đó 2.300 lao động có việc làm mới; 6 đơn

vị y tế tuyến xã, phường được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế; giảm 81 hộ nghèo (Báo Quảng Ninh, ấn phẩm Quảng Ninh toàn cảnh, 2017). Năm 2018: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng với nông- lâm- thủy sản chiếm 6,3% (giảm 0,6%); công nghiệp và xây dựng chiếm 50,7% (giảm 0,8%); dịch vụ và thuế chiếm 43% (tăng 1,4%). Trong đó, riêng giá trị tăng thêm ngành dịch vụ (thương mại, du lịch) và thuế đạt cao nhất với 17,2%. (Báo Quảng Ninh, ấn phẩm Quảng Ninh toàn cảnh, 2018).

Sự phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Uông Bí trong thời gian qua mặc dù đạt được mức tăng trưởng cao nhưng một số ngành kinh tế vẫn chưa có khả năng thu hút hết lao động trên địa bàn. Nhiều chỗ làm việc mới được tạo ra nhưng còn ít so với nhu cầu kiếm việc làm. Mặt khác trình độ văn hóa và chuyên môn của người lao động cũng là trở ngại đáng kể để có thể vào làm tại các doanh nghiệp. Tất cả các vấn đề về dân số và lao động ở trên có ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình tham gia BHXH cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng, nguồn thu quỹ BHXH trên toàn thành phố. Bởi vậy cần có các giải pháp cụ thể hợp lý sử dụng hiệu quả nguồn lao động, trong đó có lao động nữ, nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý người lao động góp phần ổn định và tăng trưởng bền vững quỹ BHXH nói chung và quỹ BHTS nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)