Nhóm giải pháp vận dụng kinh nghiệm của các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 82 - 84)

Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, người viết đưa ra hai nhóm giải pháp sau:

3.2.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật đối với chế độ bảo hiểm xã hội về thai sản

* Giáo dục ý thức pháp luật cho người lao động đặc biệt là lao động nữ Các nước Thụy Điển, Cộng hòa liên bang Đức, Đan Mạch, Thụy Sĩ… đều chú trọng giải pháp này:

Người lao động là một chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật về BHXH, người lao động tham gia BHXH càng nhiều chứng tỏ chính sách BHXH dành cho người lao động đã tạo ra sức hút đối với người lao động.

Để thực hiện được chủ trương đa dạng hóa chủ thể tham gia BHXH, cần phải có những biện pháp thích hợp tác động vào ý thức của người lao động. Người lao

động phải nhận thấy hết được giá trị và lợi ích thật sự của người tham gia bảo hiểm. Vì khi xảy ra rủi ro, người lao động chịu hậu quả chứ không phải chủ doanh nghiệp cũng không phải cơ quan BHXH. Từ việc nâng cao ý thức pháp luật cho người lao động không chỉ giúp họ nhận thức rõ được tầm quan trọng của BHXH để từ đó tham gia BHXH mà còn tạo ra cơ chế giám sát hữu hiệu nhất từ phía người lao động đối với người sử dụng lao động trong việc thực hiện chính sách BHXH. Không gì hữu hiệu bằng để những người có lợi ích khác nhau đôi khi là mâu thuẫn được giám sát nhau từ đó phát hiện được những sai phạm khó phát hiện để có biện phát xử lý thích hợp. Ý thức bảo vệ mình của người lao động hiện nay là rất kém vì vậy bằng sức mạnh cưỡng chế của mình pháp luật phải tác động vào ý thức của người lao động giúp họ hiểu được lợi ích thật sự của việc tham gia từ phía người lao động đối với người sử dụng lao động trong việc thực hiện chính sách BHXH, đấu tranh cho quyền lợi của mình thông qua tổ chức công đoàn.

* Nâng cao ý thức của người sử dụng lao động về vấn đề BHXH

Các nước Trung Quốc, Malaysia, Singapore...đều thực hiện giải pháp này: Mục đích trước hết của việc tuyên truyền phổ biến các quy định về BHXH nói chung và khẳng định BHTS nói riêng là làm cho mọi người đặc biệt là người sử dụng lao động nhận thức đúng đắn về các quyết định đó. Người sử dụng lao động không đóng BHXH cho người lao động là hành vi vi phạm pháp luật. Và quan trọng hơn hành vi này của người sử dụng lao động đã lấy đi quyền, lợi ích được hưởng BHXH của người lao động vốn đã chịu nhiều thiệt thòi trong quan hệ lao động. Để thực hiện được chủ trương đa dang hóa của chủ thể tham gia BHXH thiết nghĩ phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người sử dụng lao động về chính sách BHXH, giúp người sử dụng lao động hiểu được mục đích tốt đẹp của BHXH mang lại và trong những mục đích mà BHXH mang lại luôn gắn liền với mục đích của người sử dụng lao động. Bởi nếu thực hiện tốt việc đóng BHXH cho người lao động từ phía người sử dụng thì chính người sử dụng lao động đã tạo ra được niềm tin cho người lao động vào doanh nghiệp, làm cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp, do vậy hiệu quả sản xuất của người sử dụng lao động sẽ luôn được đảm bảo.

3.2.2.2. Nhóm giải pháp về thực hiện mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

Các nước Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan đều chú trọng giải pháp này:

- Tăng cường, mở rộng về phạm vi, hình thức và nội dung thông tin tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Phương pháp tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ nhớ, sát với cơ sở, sát người lao động, phù hợp với từng loại đối tượng.

- Thường xuyên thực hiện kiểm tra, rà soát các đơn vị và lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật trên phạm vi toàn quốc.

- Xây dựng một cơ chế tài chính phù hợp để khen thưởng, động viên các cá nhân, đơn vị trong và ngoài ngành có thành tích tốt trong công tác mở rộng đối tượng tham gia BHXH.

3.2.2.3. Giải pháp áp dụng quy định về bảo hiểm thai sản của một số nước trên thế giới tại Việt Nam

Mặc dù rất coi trọng đến việc trợ giúp cho người lao động nữ khi nghỉ việc thực hiện thiên chức làm mẹ, song là một chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thai sản vẫn phải đảm bảo nguyên tắc trên cơ sở đóng góp của chính người lao động. Tuy nhiên, để đảm bảo chế độ bảo hiểm thai sản ở nước ta thực sự là một chính sách xã hội thể hiện sâu sắc mục đích cũng như bản chất của bảo hiểm xã hội, việc vận dụng quy định về bảo hiểm thai sản của một số nước trên thế giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam là cần thiết.

Sau đây, người viết đề xuất vận dụng pháp luật Philipin quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau: “Người lao động phải đang làm việc, tối thiểu phải có 3 tháng đóng góp trong vòng 12 tháng cuối cùng trước khi nghỉ sinh con”.

Người viết cho rằng cần có sự sửa đổi điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đã có thời gian đóng Bảo hiểm xã hội dài, nhưng vì lý do khó mang thai phải nghỉ việc thì phải đóng Bảo hiểm xã hội từ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Với trường hợp này, chỉ cần đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh vận dụng như pháp luật Philipin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)