Chủ thể của hợp đồng thế chấp tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng thế chấp tài sản giữa pgbank quảng ninh và khách hàng (Trang 27 - 28)

1.1. Hợp đồng thế chấp tài sản giữa ngân hàng thương mại và khách hàng

1.1.4. Chủ thể của hợp đồng thế chấp tài sản

Chủ thể của hợp đồng thế chấp là các bên tham gia hợp đồng thế chấp gồm bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Trong đó quan hệ thế chấp tài sản quy định cụ thể như sau:

+ Bên thế chấp là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia.

+ Bên nhận thế chấp là bên có quyền trong quan hệ dân sự mà việc thực hiện quyền đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm.

Các bên phải đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định đối với chủ thể tham gia giao dịch dân sự. Ngoài ra, vấn đề chủ thể của hợp đồng thế chấp tài sản còn có liên quan tới bản chất của hai loại hợp đồng có quan hệ ràng buộc với nhau (hợp đồng chính-phụ) là hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản. Đối với trường hợp hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp có cùng bản chất với nhau, nghĩa là cùng chủ thể, cùng mục đích thiết lập hợp đồng và được lập dưới hình thức là văn bản, thì bên vay vốn đồng thời là bên thế chấp tài sản; còn bên nhận thế chấp cũng là bên cho vay. Trường hợp này chỉ xuất hiện hai chủ thể của hợp đồng thế chấp. Trong trường hợp khác, khi hai hợp đồng này không cùng bản chất, nghĩa là các chủ thể, mục đích của hợp đồng khác nhau thì xuất hiện một chủ thể khác. Lúc này, bên thế chấp tài sản không phải là bên vay. Do đó, tồn tại hai hợp đồng có cơ cấu chủ thể khác nhau: hợp đồng tín dụng ký kết giữa TCTD và bên vay; hợp đồng thế chấp được ký kết giữa TCTD và bên thứ chấp. Về mặt lý thuyết, các chủ thể tham gia vào hợp đồng thế chấp gồm hai bên: Bên nhận thế chấp và Bên thế chấp.

Thứ nhất, bên nhận thế chấp là TCTD cho vay vốn. Khi nhận thế chấp, đây là chủ thể có quyền thu hồi nợ trong quan hệ tín dụng. Các TCTD phải thỏa mãn điều kiện để giao kết hợp đồng thế chấp do pháp luật quy định, đó là được thành lập hợp pháp và được phép hoạt động tín dụng tại Việt Nam.

Thứ hai, bên thế chấp gồm hai loại: bên vay vốn và bên sử dụng tài sản của mình để thế chấp cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên vay vốn (gọi tắt là bên thứ ba). Cơ sở của cách hiểu này là điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, trong đó định nghĩa, Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở

hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Quy định của luật không nêu rõ bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của chủ thể nào đối với bên nhận thế chấp. Do vậy, cách hiểu này đã tạo ra một chủ thể mới-bên thứ ba. Đây là chủ sở hữu của tài sản thế chấp và là một bên trong hợp đồng thế chấp. Bên thứ ba này là người thế chấp cho việc thực hiện nghĩa vụ của một người khác. Trước đây, theo luật dân sự 1995 quy định trường hợp này là “thế chấp bằng tài sản của người bảo lãnh”. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, khái niệm này đã không còn được sử dụng nữa mà trên thực tế thường gọi là “thế chấp bằng tài sản của người thứ ba”. Bên thế chấp có thể là các cá nhân hoặc pháp nhân đủ điều kiện quy định tại luật doanh nghiệp 2014 và luật dân sự 2015. Họ phải đáp ứng đẩy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định đối với người tham gia giao dịch dân sự nói chung.

Như vậy, chủ thể của hợp đồng thế chấp tài sản là bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Bên thế chấp có thể là bên vay hoặc không trong hợp đồng tín dụng; trong khi bên nhận thế chấp đồng thời là người cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng thế chấp tài sản giữa pgbank quảng ninh và khách hàng (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)