2.1.2 .Cơ cấu tổ chức
2.2. Giao kết và thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản giữa PGbank Quảng
2.2.1. Các điều kiện đảm bảo thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản
2.2.1.1. Điều kiện về pháp lý
- Luật tổ chức tín dụng năm 2010.
- Quy chế bảo đảm tiền vay theo quyết định số 373-08/QĐĐ-HPĐC ngày 29/08/2008 của PG bank.
- Biên bản kiểm phiếu số 2/2017 ngày 04/08/2017 về việc ban hành quy chế biện pháp đảm bảo tín dụng tại PG bank.
2.2.1.2.Điều kiện về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng
Bên nhận thế chấp là PGbank Quảng Ninh
PGbank Quảng Ninh có đủ tư cách pháp lý để thực hiện các giao dịch dân sự nói chung và giao kết hợp đồng thế chấp tài sản nói riêng. Cụ thể, ngân hàng PGbank Quảng Ninh là một pháp nhân thỏa mãn điều kiện quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2015:
+ PGBank Quảng Ninh thành lập hợp pháp, theo giấy chứng nhận ĐKKD số 300496 ngày 20/02/2009 bởi Trọng tài kinh tế Quảng Ninh và theo quyết định thành lập số 65/QĐ-NH6 ngày 28/4/2009 của Ngân hàng Nhà nước, có mục đích và nhiệm vụ hợp pháp và theo trình tự thủ tục do luật định. Sự tồn tại của Chi nhánh Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập do đó được công nhận bởi Nhà nước.
+ PGBank Quảng Ninh có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: Chi nhánh Ngân hàng là một chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng PGbank, là một doanh nghiệp nhà nước. Ở thời điểm hiện tại, Ngân hàng là loại hình công ty cổ phần nhà nước. Chi nhánh có sự độc lập tương đối trong việc quyết định các vấn đề có liên quan tới nhiệm vụ của mình trong phạm vi điều lệ quy định.
+ Ngân hàng PGbank Quảng Ninh có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó. Tài sản của Chi nhánh Ngân hàng là tài sản thuộc quyền sở hữu của Chi nhánh, gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Tài sản này là tài sản do Nhà nước giao, lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh. Là một Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng PGbank, nguồn vốn của nó còn có nguồn gốc từ số cổ phần thu được từ bán cổ phần lần đầu
+ Ngân hàng PGbank Quảng Ninh có thể nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể là nguyên đơn, bị đơn trước Tòa án. Chi nhánh có quyền tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách riêng, có khả năng hưởng quyền và chịu nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định. Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng có con dấu riêng. Chi nhánh cũng có mã số thuế, được tham gia quan hệ pháp luật theo điều lệ quy định.
Bên thế chấp trong hợp đồng thế chấp
Bên thế chấp trong hợp đồng thế chấp đối với chi nhánh là người giao tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ (của mình hoặc của người khác). Trước hết, bên thế chấp phải thỏa mãn các điều kiện về chủ thể được pháp luật dân sự quy định. Bên thế chấp có thể là một pháp nhân thỏa mãn điều kiện tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2015, có đại diện hợp pháp tham gia ký kết hợp đồng; cũng có thể là cá nhân có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định từ điều 16 đến điều 24 Mục I, chương III Bộ luật dân sự 2015. Trường hợp bên thế chấp là cá nhân thì cá nhân phải là người thành niên từ đủ 18 tuổi, không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Ngoài ra, để có thể trở thành bên thế chấp, chủ thể đó phải là chủ sở hữu của tài sản thế chấp, căn cứ vào khoản 1 điều 317 Bộ luật dân sự 2015: Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Điều này có nghĩa là, bên thế chấp phải có đủ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản thế chấp.
Tài sản thế chấp có độ rủi ro cao chỉ nhận được theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền: Giao cho tổng giám đốc thẩm quyền ban hành quy định về danh mục những tài sản thế chấp có độ rủi ro cao mà đơn vị cấp tín dụng sau khi có sự phê duyệt của hội đồng tín dụng được tổng giám đốc phân cấp, ủy quyền.
2.2.1.3. Về các điều kiện nhận tài sản thế chấp
Tài sản thế chấp có đủ hồ sơ pháp lý (giấy tờ chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên đảm bảo); đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký sở hữu, quyền sử dụng thì bên đảm bảo phải có các giấy tờ đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo đúng quy định của pháp luật và PG bank; đối với tài sản hình thành trong tương lai hoặc quyền tài sản; bên đảm bảo phải có các giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của bên bảo đảm sau thời điểm ký kết hợp đồng.
Việc định giá, thẩm định tài sản đảm đảm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và quy định của PG bank. Đồng thời, tài sản phải xác định được số lượng,
chủng loại giá trị tại thời điểm PG bank nhận tài sản thế chấp và tài sản có khả năng thanh toán.
Việc công chứng hợp đồng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và PG bank trong từng thời kỳ. Cán bộ thực hiện phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với khác hàng, bên đảm bảo thực hiện các thủ tục công chứng, đăng ký biện pháp đảm bảo.
2.2.1.4. Về tài sản được nhận ký, cầm cố
Tài sản được nhận ký quỹ bao gồm: Tiền Việt Nam; giấy tờ có giá; kim khí quý, đá quý.
Tài sản được nhận cầm cố: Máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất, nhiên liệu; tàu bay, ô tô, phương tiện vận tải.
2.2.1.5. Về quản lý tài sản thế chấp
Trường hợp, PG bank Quảng Ninh nhận cầm cố, ký quỹ thì tài sản thì trực tiếp thuê bên thứ ba quản lý; trường hợp PG bank Quảng Ninh nhận thế chấp thì tài sản do bên bảo đảm hoặc bên thứ ba quản lý. Đồng thời, đơn vị cấp tín dụng có trách nhiệm hạch toán, theo dõi tài sản đầy đủ, chính xác theo quy định của PG bank Quảng Ninh; khách hàng có nghĩa vụ thanh toán mọi chi phí vận chuyển, trông giữ, bảo quản. Mặt khác, tài sản thế chấp có biến động bất lợi cho PG bank Quảng Ninh, thời gian kiểm tra, đánh giá đối với từng loại thực hiện theo quy định cụ thể trong từng thời kỳ.
Trong thời hạn bảo đảm tín dụng, PG bank Quảng Ninh và Bên bảo đảm, Khách hàng có thể thỏa thuận rút bớt, bổ sung, thay thế TSTC hoặc hình thức bảo đảm khác với điều kiện vẫn đảm bảo nghĩa vụ trả nợ PG bank Quảng Ninh theo quy định. Khi Khách hàng đã thực hiện một phần nghĩa vụ trả nợ có bảo đảm bằng tài sản, nếu có yêu cầu thì có thể rút bớt TSTC tương ứng với nhần nghĩa vụ đã thực hiện, với điều kiện là việc tút bớt TSTC không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ trả nợ có bảo đảm bằng tải sản còn lại và việc xử lý TSTC sau này. Thẩm quyển phê duyệt việc rút bớt, bố sung, thay thế TSTC hoặc thay thế bằng hình thức bảo đảm khác thực hiện theo quy định của PG Bank Quảng Ninh trong từng thời kỳ.