Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại trong thực hiện hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng thế chấp tài sản giữa pgbank quảng ninh và khách hàng (Trang 43 - 45)

đồng thế chấp tài sản

Thông qua hoạt động thế chấp tài sản của ngân hàng tác giả nhận thấy ngân hàng TMCP Kỹ thương, chi nhánh Bắc Ninh và ngân hàng TMCP Đông Nam Á, chi nhánh Hải Dươngđã thành công trong việc thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản. lý do cụ thể như sau:

Đối với ngân hàng TMCP Kỹ thương, chi nhánh Bắc Ninh việc tổ chức thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản, trong đó có sự quy định chặt chẽ về hình thức, điều kiện đảm bảo hợp đồng thế chấp tài sản cũng như việc kiểm tra, giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản

Đối với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, chi nhánh Hải Dương có được những thành công là nhờ các chính sách linh hoạt trong các hợp đồng thế chấp như việc xử lý tài sản thế chấp; quy định các quyền nghĩa vụ tham gia ký kết hợp đồng; tổ chức thực hiện pháp luật thế chấp tài sản...

1.4.1. Kinh nghiệm của ngân hàng TMCP Kỹ thương, chi nhánh Bắc Ninh

Tên ngân hàng: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương, CN Bắc Ninh

Địa chỉ: Số 20, Nguyễn Đăng Đạo, P.Đại Phúc, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Ngày 02/09/2000, ngân hàng TMCP Kỹ Thương, CN Bắc Ninh được thành lập, đặt trụ sở Số 20, Nguyễn Đăng Đạo, P.Đại Phúc, TP. Bắc Ninh, Bắc Ninh. ngân hàng TMCP Kỹ Thương, CN Bắc Ninh có chức năng hiện kinh doanh tổng hợp, đa dạng trong lĩnh vực nhà ở; kinh doanh tiền tệ, tín dụng thông qua việc đầu tư vốn, cung ứng tín dụng và dịch vụ nhà; khai thác và mở rộng thị trường, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ mới vào kinh doanh. Tại địa bàn Bắc Ninh, ngân hàng là một trong 10 Ngân hàng thương mại hàng đầu, với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động.

Bài học kinh nghiệm

Hình thức của hợp đồng thế chấp tài sản: Hợp đồng thế chấp tài sản được lập thành văn bản, trong đó có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa thuận. Mẫu hợp đồng mà các ngân hàng đưa ra không phải là hợp đồng mẫu theo quy định của BLDS, mà chỉ là bản thảo để thuận tiện trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng. Bên vay hoàn toàn có thể thỏa thuận với ngân hàng thay đổi bất kỳ nội dung nào.

Điều kiện đảm bảo thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản:Để giảm thiểu rủi ro trong trường hợp bên vay không trả được nợ, ngân hàng chỉ đồng ý cho bên đi vay được vay vốn khi cầm cố, thế chấp bằng tài sản hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba. Các biện pháp bảo đảm này đóng vai trò là phương pháp dự phòng khi rủi ro xảy ra. Khi đó, để đảm bảo cho nghĩa vụ được đảm bảo trong hợp đồng thế chấp tài sản thì các bên kí kết hợp đồng bảo đảm cho khoản vay.

Kiểm tra, giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản: Ngân hàng tiến hành tăng kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm đối với các hoạt động liên quan đến ký kết, thanh lý, giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản. Khi khách hàng đi vay không có khả năng trả nợ, ngân hàng cho phép, tôn trọng quyền tự thỏa thuận của các bên khi có tranh chấp xảy ra sẽ giảm thiểu tối đa những xung đột pháp luật

có thể xảy ra trong quá trình giải quyết các tranh chấp. Nếu không thể thỏa thuận ngân hàng mới thực hiện việc đưa ra tòa án để giải quyết theo những cam kết đã ghi trong hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng thế chấp tài sản giữa pgbank quảng ninh và khách hàng (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)