1.1. Hợp đồng thế chấp tài sản giữa ngân hàng thương mại và khách hàng
1.1.5. Sự khác nhau giữa hợp đồng thế chấp tài sản ngân hàng và các loạ
hợp đồng khác
Hợp đồng thế chấp tài sản và hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng về bản chất là những hợp đồng cho vay tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, chỉ có hợp đồng tín dụng trong trường hợp bên cho vay là các tổ chức tín dụng, trong đó chủ thể là ngân hàng. Theo đó, ngân hàng là bên cho vay giao bên vay một khoản tiền để sử dụng vì mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Ngân hàng được toàn quyền quyết định việc cho vay có hay không. Hợp đồng tín dụng có vai trò quan trọng; nếu bị vô hiệu hóa thì hậu quả xấu nhất ngân hàng không thu được tiền lãi.
Trong khi đó hợp đồng thế chấp là hợp đồng mà người có tài sản dùng tài sản của mình để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng tín dụng nêu trên, nếu bên vay vốn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ trong hợp đồng
tín dụng thì ngân hàng sẽ dựa vào các quy định của hợp đồng thế chấp để xử lý tài sản.
Hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản có mối quan hệ mật thiết. Trong các hoạt động tín dụng, một hợp đồng tín dụng có thể không có hợp đồng thế chấp, nhưng một hợp đồng thế chấp tài sản thì không thế phát sinh khi không có hợp đồng tín dụng.
Hợp đồng thế chấp tài sản và hợp đồng bảo lãnh
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng thế chấp tài sản và hợp đồng bảo lãnh có sự khác nhau, cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa hợp đồng thế chấp tài sản và hợp đồng bảo lãnh và hợp đồng cầm cố
Tiêu chí
Hợp đồng thế chấp tài sản Hợp đồng bảo lãnh Hợp đồng cầm cố tài sản
Số bên tham
gia
03 bên gồm: Bên thế chấp đồng thời là Chủ sở hữu tài sản; Bên nhận thế chấp đồng thời là Bên có quyền; Bên được thế chấp đồng thời là bên có nghĩa vụ; hoặc
02 (Bên thế chấp đồng thời là Chủ sở hữu tài sản và cũng là Bên có nghĩa vụ; Bên nhận thế chấp đồng thời là Bên có quyền).
03 bên gồm: Bên bảo lãnh; Bên nhận bảo lãnh đồng thời là Bên có quyền; Bên được bảo lãnh đồng thời là Bên có nghĩa vụ.
03 bên gồm: Bên cầm cố đồng thời là Chủ sở hữu tài sản; Bên nhận cầm cố đồng thời là Bên có quyền; Bên được cầm cố đồng thời là bên có nghĩa vụ; hoặc
02 bên cầm cố đồng thời là Chủ sở hữu tài sản và cũng là Bên có nghĩa vụ; Bên nhận cầm cố đồng thời là Bên có quyền).
Tài sản bảo đảm
Biện pháp bảo đảm bằng tài sản: Bắt buộc phải có tài sản bảo đảm.
Bên thế chấp bắt buộc phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với Bên nhận thế chấp (Bên có quyền) nhưng không phải bàn giao tài sản cho bên có quyền.
Biện pháp bảo đảm không bằng tài sản: Không có tài sản bảo đảm.
Bên bảo lãnh cam kết thực hiện thay nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh (bên có nghĩa vụ) với Bên nhận bảo lãnh (Bên có quyền).
Biện pháp bảo đảm bằng tài sản: Bắt buộc phải có tài sản bảo đảm.
Bên cầm cố bắt buộc phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với Bên nhận thế chấp (Bên có quyền) và phải bàn giao tài sản đó cho bên có quyền