2.1.2 .Cơ cấu tổ chức
3.3. Kiến nghị
3.3.2. Kiến nghị với Hội sở
Hợp đồng thế chấp mẫu cần bổ sung hơn nữa theo hướng cụ thể hóa những nghĩa vụ như đăng ký giao dịch bảo đảm, cụ thể về thời gian thực hiện trong từng nghĩa vụ. Bên cạnh đó, cần quy định rõ những hành vi như thế nào được coi là vi phạm hợp đồng, chế tài phạt vi phạm đối với từng hành vi cụ thể ra sao.
Cần tăng cường trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong việc giải thích và hướng dẫn khách hàng các điều khoản của hợp đồng, tăng thời gian mà các bên thỏa thuận điều khoản của hợp đồng để khách hàng có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về hợp đồng. Đồng thời, cần đăng ký giao dịch bảo đảm trong cả những trường hợp mà pháp luật không yêu cầu.
KẾT LUẬN
Nội dung của đề tài “Hợp đồng thế chấp tài sản giữa PGbank Quảng Ninh và khách hàng” cho phép rút ra những kết luận sau:
Thứ nhất, Hợp đồng thế chấp tài sản là hợp đồng đảm bảo tiền vay bằng tài sản, là văn bản pháp lý ghi nhận giao dịch đảm bảo giữa ngân hàng và bên thế chấp nhằm dùng tài sản thế chấp để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã được ghi rõ trong hợp đồng. Mặt khác, hợp đồng thế chấp được coi là hợp đồng phụ, phụ thuộc vào hợp đồng chính là hợp đồng tín dụng giữa người vay và người cho vay. Hợp đồng phụ muốn có hiệu lực, trước hết phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện luật định về chủ thể, nội dung, hình thức. Mặt khác, bên cạnh tuân thủ các điều kiện trên, hợp đồng vẫn không có hiệu lực nếu như hợp đồng chính (hợp đồng tín dụng) bị coi là không có hiệu lực.
Thứ hai, Tác giả đã tiến hành phân tích quá trình thực hiện việc giao kết và thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản giữa ngân hàng PGbank Quảng Ninh và khách hàng: Các điều kiệm đảm bảo thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản; Hình thức, trình tự, thủ tục hợp đồng thế chấp tài sản; Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp; Quy định về hiệu lực, thời hạn và giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản.
Thứ ba, Để nâng cao hiệu quả sử dụng hợp đồng thế chấp tài sản tác giả đề xuất một số giải pháp sau: Giải pháp đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật thế chấp tài sản; Nâng cao năng lực, trách nhiệm, đạo đức của cán bộ ngân hàng với khách hàng vể trình tự, thủ tục giải quyết hợp đồng thế chấp tài sản; Xây dựng, kiện toàn hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo, hiện đại hóa hệ thống lưu trữ, kết nối, trao đổi thông tin giao dịch đảm bảo; Tăng cường các hoạt động dịch vụ, tư vấn pháp lý, trợ giúp pháp lý trong thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản; Tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm đối với các hoạt động liên quan đến ký kết, thanh lý, giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
❖ Luật và các văn bản pháp quy khác
1. Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên Môi trường, Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT/BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội 2011.
2. Bộ Tư pháp, Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02 hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp 2011.
3. Bộ Tư pháp, Nhận diện khía cạnh pháp lý của vật quyền bảo đảm và một số kiến nghị xây dựng, hoàn thiện Bộ luật Dân sự, Tài liệu Hội thảo khoa học cấp Bộ 2013.
4. Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an , Thông tư số 15/2013/TTLT-BTP-BGT-BTNMT-BCA ngày 05/11/2013 hướng dẫn việc trao đổi cung cấp thông tin về tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm với tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản 2013.
5. Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên Môi trường - Ngân hàng nhà nước, Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT/BTP-BTNMT-NHNN hướng dẫn một số vấn đề xử lý tài sản bảo đảm 2014.
6. Bộ luật Dân sự 1995 7. Bộ luật Dân sự 2005 8. Bộ luật dân sự 2015
9. Chính phủ , Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7 về đăng ký giao dịch bảo đảm 2010.
10. Chính phủ, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm 2012.
11. Luật Ngân hàng Pháp, năm 1941. 12. Luật Ngân hàng ấn Độ, năm 1959
13. Luật tổ chức tín dụng Việt Nam, năm 2010
14. Nghị quyết số 25/2017/NQ-HĐQT-PGB ngày 02/11/2017 về việc ban hành quy chế về biện pháp đảm bảo tín dụng tại PG bank.
15. Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 15/08/2017 về việc thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
16. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
17. Quy chế bảo đảm tiền vay ban hành theo quyết định số 373 -08/QĐ hội đồng quản trị ngày 29/8/2008 của PG bank.
18. Quyết định số 169/2017/QĐ-TGĐ ngày 28/11/2017 về việc ban hành quy định nhận tài sản bảo đảm là bất động sản của ngân hàng PG bank
19. Quy trình nhận tài sản bảo đảm tại PG bank, ban hành kèm theo quyết định số 816-08/QĐ-TGĐ ngày 27/12/2008 của tổng giám đốc ngân hàng PG bank.
❖ Một số công trình nghiên cứu
1. Lê Thị Thúy Bình, Thực tiễn giải quyết các tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án và những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện Bộ luật Dân sự 2005, Chuyên đề Hội thảo khoa học cấp bộ 2013.
2. Lê Thị Thúy Bình, "Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam", Tạp chí Giáo dục lý luận 2011, (2+3), tr.109-114.
3. Nguyễn Minh Đoan, Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia 2010.
4. Nguyễn Ngọc Điện, nghiên cứu về tài sản trong Luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh 1999.
5. Bùi Đức Giang "Một số hạn chế của thế chấp quyền đòi nợ theo quy định hiện hành", Tạp chí Ngân hàng 2011, (21), tr.9-10.
6. Bùi Thị Hằng, "Thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng ở nước ta hiện nay", Tạp chí Nhà nước và pháp luật 1998, (4), tr.18-19.
7. Hoàng Thị Thúy Hằng , Chế định vật quyền và dự kiến sửa đổi phần "Tài sản và quyền sở hữu" trong Bộ luật Dân sự (sửa đổi) của Việt Nam", Tài liệu hội thảo 2012.
8. Hồ Quang Huy ,"Vật quyền bảo đảm - những vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình hoàn thiện pháp luật dân sự của nước ta", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên đề) 2010, tr.3-4.
9. Lê Thu Hiền, Bảo đảm tiền vay ngân hàng - thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật, Hà Nội 2003
10. Nguyễn Văn Hoạt , "Thế chấp tài sản trong việc đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng", Tạp chí Nhà nước và pháp luật 1998, (10), tr.5-6.
11. Nguyễn Văn Hoạt , "Một số vấn đề về thế chấp quyền sử dụng đất", Tạp chí Nhà nước và pháp luật 2004, (02), tr.12-13.
12. Nguyễn Huỳnh Huyện, Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 2012.
13. Trần Văn Hà, Giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường Tòa án ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội 2007.
14. Nguyễn Thúy Hiền, Đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học, Bộ Tư pháp 2006.
15. Doãn Hồng Nhung, "Xử lý tài sản thế chấp là giá trị quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay trong ngân hàng và các tổ chức tín dụng", Tạp chí Luật học 2002, (3), tr.13-14.
16. Lê Đình Nghị (Chủ biên) , Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Tập 2 NXB giáo dục 2009.
17. Nguyễn Thị Nga, "Một số tồn tại, bất cập và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất tại các ngân hàng thương mại hiện nay", Tạp chí Nhà nước và pháp luật 2008, (22), tr.22-25.
18. Nguyễn Thị Nga, "Bàn về các quy định về thế chấp quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2003 và Bộ luật Dân sự năm 1995", Tạp chí Nhà nước và pháp luật 2005, (4), tr.25-26.
19. Phan Minh Ngọc, "Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất - một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Dân chủ và Pháp luật 2008, (8), tr.8-9.
20. Nguyễn Văn Phương , "Cần bảo đảm quyền thế chấp quyền sử dụng đất thuê lại trong khu công nghiệp", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật 2006, (7), tr.11-12.
21. Lê Thị Thủy (Chủ biên), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng, Nxb Tư pháp 2006.
22. Lê Thị Thu Thuỷ, "Thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng: Những vướng mắc cần khắc phục", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp 2004, (6), tr.18-19
23. Nguyễn Như Quỳnh , "Quy định về thế chấp quyền sử dụng đất - những bất cập và đề xuất hoàn thiện", Tạp chí Luật học 2003, (Số chuyên đề), tr.3-4.
24. Nguyễn Văn Thông (Chủ biên), Hỏi - đáp giao dịch dân sự và giải quyết tranh chấp, Nxb Thống kê, Hà Nội 2010.
25. Nguyễn Cảnh Quý, Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật đất đai ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội 2003
26. Nguyễn Quang Tuyến , Quyền sử dụng đất trong các giao dịch dân sự và thương mại, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội 2003.
27. Nguyễn Quang Tuyến, "Một số suy nghĩ xung quanh các quy định về hợp đồng thế chấp sử dụng đất trong Bộ luật Dân sự các văn bản pháp luật hiện hành", Tạp chí Luật học 2001, (5), tr.13-14
28. Phạm Văn Tuyết, Hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm, Đề tài khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật, Hà Nội 2010.
29. Vũ Minh Tuấn, Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ở, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội 2006.
30. Vũ Thị Hồng Yến, Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội 2013.