đồng thế chấp tài sản
Thông qua hoạt động thế chấp tài sản của ngân hàng tác giả nhận thấy ngân hàng TMCP Kỹ thương, chi nhánh Bắc Ninh và ngân hàng TMCP Đông Nam Á, chi nhánh Hải Dươngđã thành công trong việc thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản. lý do cụ thể như sau:
Đối với ngân hàng TMCP Kỹ thương, chi nhánh Bắc Ninh việc tổ chức thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản, trong đó có sự quy định chặt chẽ về hình thức, điều kiện đảm bảo hợp đồng thế chấp tài sản cũng như việc kiểm tra, giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản
Đối với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, chi nhánh Hải Dương có được những thành công là nhờ các chính sách linh hoạt trong các hợp đồng thế chấp như việc xử lý tài sản thế chấp; quy định các quyền nghĩa vụ tham gia ký kết hợp đồng; tổ chức thực hiện pháp luật thế chấp tài sản...
1.4.1. Kinh nghiệm của ngân hàng TMCP Kỹ thương, chi nhánh Bắc Ninh
Tên ngân hàng: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương, CN Bắc Ninh
Địa chỉ: Số 20, Nguyễn Đăng Đạo, P.Đại Phúc, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Ngày 02/09/2000, ngân hàng TMCP Kỹ Thương, CN Bắc Ninh được thành lập, đặt trụ sở Số 20, Nguyễn Đăng Đạo, P.Đại Phúc, TP. Bắc Ninh, Bắc Ninh. ngân hàng TMCP Kỹ Thương, CN Bắc Ninh có chức năng hiện kinh doanh tổng hợp, đa dạng trong lĩnh vực nhà ở; kinh doanh tiền tệ, tín dụng thông qua việc đầu tư vốn, cung ứng tín dụng và dịch vụ nhà; khai thác và mở rộng thị trường, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ mới vào kinh doanh. Tại địa bàn Bắc Ninh, ngân hàng là một trong 10 Ngân hàng thương mại hàng đầu, với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động.
Bài học kinh nghiệm
Hình thức của hợp đồng thế chấp tài sản: Hợp đồng thế chấp tài sản được lập thành văn bản, trong đó có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa thuận. Mẫu hợp đồng mà các ngân hàng đưa ra không phải là hợp đồng mẫu theo quy định của BLDS, mà chỉ là bản thảo để thuận tiện trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng. Bên vay hoàn toàn có thể thỏa thuận với ngân hàng thay đổi bất kỳ nội dung nào.
Điều kiện đảm bảo thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản:Để giảm thiểu rủi ro trong trường hợp bên vay không trả được nợ, ngân hàng chỉ đồng ý cho bên đi vay được vay vốn khi cầm cố, thế chấp bằng tài sản hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba. Các biện pháp bảo đảm này đóng vai trò là phương pháp dự phòng khi rủi ro xảy ra. Khi đó, để đảm bảo cho nghĩa vụ được đảm bảo trong hợp đồng thế chấp tài sản thì các bên kí kết hợp đồng bảo đảm cho khoản vay.
Kiểm tra, giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản: Ngân hàng tiến hành tăng kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm đối với các hoạt động liên quan đến ký kết, thanh lý, giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản. Khi khách hàng đi vay không có khả năng trả nợ, ngân hàng cho phép, tôn trọng quyền tự thỏa thuận của các bên khi có tranh chấp xảy ra sẽ giảm thiểu tối đa những xung đột pháp luật
có thể xảy ra trong quá trình giải quyết các tranh chấp. Nếu không thể thỏa thuận ngân hàng mới thực hiện việc đưa ra tòa án để giải quyết theo những cam kết đã ghi trong hợp đồng.
1.4.2. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, chi nhánh Hải Dương
Tên ngân hàng: Ngân hàng Đông Nam Á, CN. Hải Dương. Địa chỉ: 122 đường Thống Nhất, Thành phố Hải Dương.
Ngân hàng Đông Nam Á Hải Dương được thành lập từ năm 1994, là một trong những ngân hàng thành lập sớm nhất Việt Nam. Hiện tại Ngân hàng Viettin bank, CN Hải Dương có vốn điều lệ 5.068 tỷ đồng, là một trong 10 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Tại Hải Dương, NH Đông Nam Á chính thức khai trương ngày 26 tháng 2 năm 2008 trụ sở 122C – 124A Phố Thống Nhất, Phường Lê Thanh Nghị, thành phố Hải Dương. Đến nay ngân hàng đã mở rộng mạng lưới hoạt động với nhiều Phòng Giao dịch trực thuộc như: PGD Nguyễn Lương Bằng, PGD Hải Tân, PGD Kim Thành, PGD Sao Đỏ, PGD Gia Lộc, PGD Thành Đông.
Bài học kinh nghiệm
Xử lý tài sản thế chấp trong hợp đồng thế chấp tài sản: Hợp đồng thế chấp tài sản được ngân hàng tiến hành thẩm định, định giá các tài sản đúng với với giá trị thực của tài sản, tiến hành lập biên bản định giá tài sản và tiến hành ký Hợp đồng tín dụng và giải ngân theo đúng quy trình.
Quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia ký kết hợp đồng: Quyền và nghĩa vụ của các bên bao giờ cũng phải được quy định rõ ràng trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng vay chỉ được sử dụng số tiền đó vào mục đích gì. Đến thời hạn nào phải hoàn trả nợ vay… và ngược lại ngân hàng có nghĩa vụ giải ngân đúng số tiền và thời gian đã thỏa thuận cũng như có quyền kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay hoặc thu hồi nợ theo quy định trong hợp đồng tín dụng mà hai bên đã ký kết.
Thực hiện việc đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật thế chấp tài sản; Nâng cao năng lực, trách nhiệm, đạo đức của cán bộ ngân hàng với khách hàng vể trình tự, thủ tục giải quyết hợp đồng thế chấp tài sản; Xây dựng, kiện toàn
hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo, hiện đại hóa hệ thống lưu trữ, kết nối, trao đổi thông tin giao dịch đảm bảo.
1.4.3. Áp dụng kinh nghiệm của một số ngân hàng cho ngân hàng PGbank Quảng Ninh
Thông qua những kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, chi nhánh Hải Dương và ngân hàng TMCP Kỹ thương, chi nhánh Bắc Ninh về việc tổ chức thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản, cho phép rút ra kinh nghiệm cho ngân hàng PGbank Quảng Ninh như sau:
+ Cần đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật thế chấp tài sản; Nâng cao năng lực, trách nhiệm, đạo đức của cán bộ ngân hàng với khách hàng vể trình tự, thủ tục giải quyết hợp đồng thế chấp tài sản.
+ Cần xây dựng, kiện toàn hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo, hiện đại hóa hệ thống lưu trữ, kết nối, trao đổi thông tin giao dịch đảm bảo; Tăng cường các hoạt động dịch vụ, tư vấn pháp lý, trợ giúp pháp lý trong thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản.
+ Cần tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm đối với các hoạt động liên quan đến ký kết, thanh lý, giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản. Đồng thời thực hiện nghiêm túc quy định Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
Bên cạnh đó, thông qua phần đánh giá những hạn chế; quan điểm đảm bảo thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản, các giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hợp đồng thế chấp tài sản giữa PGbank Quảng Ninh và Khách hàng cụ thể như sau:
+ Giải pháp đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản
+ Nâng cao năng lực, trách nhiệm, đạo đức của cán bộ ngân hàng với khách hàng vể trình tự, thủ tục giải quyết hợp đồng thế chấp tài sản
+ Xây dựng, kiện toàn hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo, hiện đại hóa hệ thống lưu trữ, kết nối, trao đổi thông tin giao dịch đảm bảo
+ Tăng cường các hoạt động dịch vụ, tư vấn pháp lý, trợ giúp pháp lý trong thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản
+ Tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm đối với các hoạt động liên quan đến ký kết, thanh lý, giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP TÀI SẢN GIỮA NGÂN HÀNG PGBANK QUẢNG NINH VÀ KHÁCH HÀNG