Quy địnhvề hiệu lực, thời hạn giải quyết tranh chấp và chấm dứt hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng thế chấp tài sản giữa pgbank quảng ninh và khách hàng (Trang 38 - 41)

1.2. Nội dung hợp đồng thế chấp tài sản giữa ngân hàng thương mại và

1.2.4. Quy địnhvề hiệu lực, thời hạn giải quyết tranh chấp và chấm dứt hợp

hợp đồng thế chấp tài sản

Hiệu lực của hợp đồng thế chấp tài sản

Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng thế chấp: Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng thế chấp là điểm mốc thời gian mà kể từ đó quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia hợp đồng thế chấp bắt đầu phát sinh. Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, được quy định tại điều 10 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm:Giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ các trường hợp sau đây: Các bên có thoả thuận khác; Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho

bên nhận cầm cố; Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp; Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định.

Về hiệu lực của hợp đồng thế chấp tài sản: Có thể khẳng định, hợp đồng thế chấp tài sản là một hợp đồng phụ nên hiệu lực phụ thuộc hoàn toàn vào hợp đồng chính. Nói cách khác, thế chấp tài sản thực chất là một giao dịch bảo đảm gắn với hợp đồng chính để đảm bảo thực hiện hợp đồng chính (hợp đồng tín dụng). Do vậy, nó chỉ có giá trị pháp lý khi hợp đồng chính có hiệu lực. Nếu hợp đồng chính vô hiệu thì quan hệ giao dịch bảo đảm cũng chấm dứt. Nhưng khi giao dịch bảo đảm bằng thế chấp vô hiệu, nó không làm ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng chính trừ trường hợp nó là điều kiện để giao kết hợp đồng chính. Theo Điều 15, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, và nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, quan hệ giữa hợp đồng tín dụng và giao dịch bảo đảm được quy định như sau: Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Ngoài ra, giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Việc chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm ảnh hưởng tới hiệu lực của giao dịch bảo đảm thể hiện trên ba phương diện.

Thứ nhất, hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Thứ hai, giao dịch bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Thứ ba, trong trường hợp giao dịch bảo đảm không chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình.

Thời hạn giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản

Thời hạn này được pháp luật quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, các bên có quyền thỏa thuận về thời hạn thế chấp tài sản; nếu không có thỏa thuận thì việc thế chấp có thời hạn cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thế chấp tài sản, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về các hình thức giải quyết tranh chấp, pháp luật có những quy định sau đây: Thương lượng; Hoà giải; Giải quyết tại Toà án. Tuy nhiên, đối với tranh chấp trong thương mại, theo quy định tại Điều 317 Luật Thương mại năm 2005 ( có sửa đổi một số điều năm 2018), có các hình thức giải quyết tranh chấp sau đây: Thương lượng giữa các bên; Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thoả thuận chọn làm trung gian hoà giải; Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Thứ hai, về thời hiệu khởi kiện, Điều 429 BLDS 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự như sau: " Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm ". Trong khi đó, theo quy định tại Điều 319 Luật Thương mại năm 2005 ( có sửa đổi một số điều năm 2018) thì “thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với tranh chấp thương mại là 2 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này”.

Thứ ba, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Trọng tài hoặc Tòa án, Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Trọng tài được tiến hành theo thủ tục tố tụng của Trọng tài được quy định trong luật trọng tài thương mại năm 2010, còn thủ tục giải quyết tranh chấp tại Toà án được tiến hành theo thủ tục tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Chấm dứt hợp đồng thế chấp tài sản

Việc chấm dứt hợp đồng thế chấp tài sản tuân thủ theo các quy định của Bộ luật dân sự về các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ dân sự nói chung và chấm dứt thế chấp nói riêng.

Thứ nhất, các trường hợp chấm dứt quan hệ hợp đồng theo điều 374 Bộ luật dân sự về chấm dứt nghĩa vụ dân sự bao gồm: Chấm dứt do hoàn thành hợp đồng; Chấm dứt do các bên thỏa thuận; Chấm dứt theo quy định của pháp luật (ví dụ đối với phá sản hoặc các giới hạn hợp đồng đối với từng loại hợp đồng cụ thể); Chấm dứt do hợp đồng không còn đối tượng và các bên có thỏa thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt; Chấm dứt do không thể thực hiện hợp đồng; Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện; Chấm dứt do vi phạm hợp đồng. Cụ thể hơn, việc chấm dứt thế chấp xảy ra trong các trường hợp được quy định tại điều 327 Bộ luật dân sự 2015: Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt; Việc thế chấp tài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; Tài sản thế chấp đã được xử lý; Theo thoả thuận của các bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng thế chấp tài sản giữa pgbank quảng ninh và khách hàng (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)