2.1.2 .Cơ cấu tổ chức
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng hợp đồng thế chấp tài sản
3.2.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện hợp đồng thế chấp
chấp tài sản
+ Về nội dung hợp đồng:
Về tài liệu hợp đồng và giải thích hợp đồng, trong điều khoản này, nên ghi rõ những tài liệu nào được coi là tài liệu của hợp đồng như phụ lục (ví dụ: bản đồ mô tả vị trí của tài sản thế chấp là nhà ở), các thỏa thuận riêng biệt theo thứ tự ưu tiên áp dụng. Khi có vấn đề mẫu thuẫn liên quan tới giải thích hợp đồng, có thể căn cứ vào các tài liệu này theo thứ tự được ghi cụ thể. Điều khoản này có ý nghĩa dự báo cáo khi các bên bất đồng trong việc giải thích ngôn ngữ được ghi trong hợp đồng. Điều khoản này nên ghi sau điều khoản về chủ thể để hợp đồng được rõ ràng hơn.
Về điều khoản quyền và nghĩa vụ, nhìn chung, hợp đồng thế chấp mẫu đã quy định tương đối đầy đủ và cụ thể ở một số nội dung. Tuy nhiên, vẫn nên bổ sung hơn nữa theo hướng cụ thể hóa những nghĩa vụ như nghĩa vụ đăng ký giao dịch bảo đảm, cụ thể về thời gian thực hiện trong từng nghĩa vụ.
Về điều khoản xử lý vi phạm, nên quy định rõ những hành vi như thế nào được coi là vi phạm hợp đồng, chế tài phạt vi phạm đối với từng hành vi cụ thể ra sao. Quy định rõ ràng như vậy sẽ giúp cho điều khoản phạt vi phạm được thực hiện thuận lợi trên thực tế. Khi một bên thực hiện những hành vi được thể hiện trong điều khoản phạt vi phạm, bên chủ thể còn lại sẽ có quyền áp dụng ngay những chế tài theo thỏa thuận sẵn. Quy định như hiện nay trong mẫu hợp đồng thế chấp của Chi nhánh còn chưa rõ ràng, mơ hồ nên chưa đảm bảo tính khả thi, dự báo của hợp đồng; do vậy Chi nhánh nên sửa đổi điều khoản này theo hướng như trên.
Về điều khoản giải quyết tranh chấp, như đã phân tích, thỏa thuận trọng tài theo hợp đồng thế chấp là chưa rõ ràng và khó thực hiện trên thực tế. Để đảm bảo tính chặt chẽ trong những điều khoản giải quyết tranh chấp thì những thỏa thuận về thương lượng cần được quy định đầy đủ hơn; quy định rõ thời gian giải quyết bằng biện pháp thương lượng bao nhiêu ngày. Nếu hết thời hạn đó, hai bên thương lượng không thành thì một bên có thể khởi kiện tại Tòa án.
Về điều khoản bảo mật thông tin, do hợp đồng là tài liệu liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể, đặc biệt là khách hàng vay nên cần thiết có sự bảo mật. Bởi vậy, điều khoản về bảo mật thông tin cũng nên được bổ sung để hợp đồng được chặt chẽ hơn. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có nghĩa vụ giữ bí mật các thông tin, tài liệu do bất kỳ bên nào cung cấp và yêu cầu giữ bí mật và đảm bảo rằng không một thông tin nào được sử dụng một cách cố ý hoặc vô ý để gây ra những thiệt hại về mặt vật chất hoặc và tinh thần cho bên kia. Nghĩa vụ này được thực hiện trong suốt cả quá trình thực hiện hợp đồng. Bất cứ một sự vi phạm nào ở bất cứ mức độ nào đối với điều khoản này sẽ được coi như vi phạm hợp đồng, và do đó bên vi phạm sẽ phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại theo hợp đồng. Điều khoản và nghĩa vụ này vẫn tiếp tục có hiệu lực sau khi chấm dứt và thanh lý hợp đồng. Trong trường hợp phải công khai một phần hay toàn bộ nội dung của hợp đồng cũng như những thông tin về số liệu khách hàng theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà một bên chưa nhận được sự đồng ý bằng văn bản của bên kia thì bên được yêu cầu công khai thông tin được phép công khai thông tin nhưng sau đó phải báo cáo ngay bằng văn bản cho bên còn lại.
Về điều khoản thông báo, để giúp cho hợp đồng được rõ ràng hơn, hợp đồng có thể quy định thêm điều khoản về thông báo. Theo đó, mọi sự thông báo sẽ được liên lạc theo địa chỉ được thỏa thuận và ghi rõ trong điều khoản này. Điều khoản này quy định sẽ thuận lợi cho ngân hàng khi cần kiểm tra tình trạng của tài sản thế chấp hay tiến hành trao đổi với các chủ thể còn lại của hợp đồng.
+ Về trình tự giao kết hợp đồng: Do nhận thức của khách hàng về quyền
điều này bằng cách tăng trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong việc giải thích và hướng dẫn khách hàng các điều khoản của hợp đồng, tăng thời gian mà các bên thỏa thuận điều khoản của hợp đồng để khách hàng có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về hợp đồng. Điều này không chỉ có lợi cho khách hàng mà bản thân ngân hàng cũng sẽ gặp thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện hợp đồng, nâng cao uy tín của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
+ Về đăng ký giao dịch bảo đảm
Về nguyên tắc, hợp đồng thế chấp được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm quy định các trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm gồm có: thế chấp quyền sử dụng đất; thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp tàu bay, tàu biển; thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ và các trường hợp khác nếu pháp luật có quy định. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp việc thế chấp, cầm cố tài sản bảo đảm không phải đăng ký theo quy định của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, nên ngân hàng và bên thế chấp không có nghĩa vụ phải đăng ký hợp đồng thế chấp tài sản đó với cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Cho nên, những hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản chưa đăng ký nói trên sẽ không có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba và quyền, lợi ích của tổ chức tín dụng nhận bảo đảm sẽ không được pháp luật bảo vệ.