2.1.2 .Cơ cấu tổ chức
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước nên sớm trình lên Chính phủ và Quốc hội về việc ban hành Luật thế chấp tài sản và những văn bản hướng dẫn việc xác định quyền sở hữu tài sản đặc biệt là nhà cửa, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời nên khẩn trương thành lập Công ty mua bán tài sản thế chấp dựa trên kinh nghiệm học hỏi của các nước và áp dụng có chọn lọc vào hoạt động tín dụng tại Việt Nam theo sự uỷ quyền của Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan khác như:Toà án Nhân dân tối cao, Viện kiểm soát Nhân dân tối cao, Bộ Tư
pháp, Bộ Công an, Tổng cục Địa chính để nghiên cứu, soạn thảo, ban hành một văn bản liên tịch nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi và an toàn để hướng dẫn xử lý ngay các khó khăn ách tắc trong việc giải toả, phát mãi tài sản thế chấp của các Ngân hàng thương mại hiện nay.
Ngân hàng Nhà nước cần sớm có cơ chế quy định về việc thiết lập quỹ bù đắp rủi ro nhằm bù đắp những phần vốn bị mất khi bán tài sản thế chấp mà không đủ thu hồi nợ. Cơ chế này được thiết lập theo những quy định như: Trích lập theo từng kỳ với mức tỷ lệ thích hợp khác nhau thay vì trích từ đầu năm; Cần xem xét lại tỷ lệ quy định về trích lập quỹ dự phòng trên cơ sở mối tương quan giữa tỷ lệ nợ quá hạn và số rủi ro có thể xảy ra cần phải xử lý đồng thời phân loại thích hợp cho từng loại tài sản theo tính chất của từng loại tài sản; Dự phòng nên trích lập theo từng nhóm tài sản có qua phân loại.
Từng bước đơn giản hoá thủ tục công chứng; thay đổi thủ tục đăng ký sở hữu tài sản thế chấp; xử lý tài sản thế chấp thông qua Toà án; Quy định lại mức cho vay phù hợp với các loại tài sản đem thế chấp. Đồng thời, Chính phủ cần đưa ra các giải pháp về định giá tài sản thế chấp, sao cho hợp lý cho cả Ngân hàng và khách hàng.
Hoàn thiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, tạo điều kiện cho hoạt động đăng ký được tiến hành thông suốt, nhanh chóng, thuận lợi tối đa cho cá nhân và tổ chức trong quá trình đăng ký và tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, cần thực hiện nhiều biện pháp trước mắt như tuyên truyền và phổ biến pháp luật, biện pháp lâu dài và cũng rất quan trọng là nâng cao dân trí.
Nhanh chóng cổ phần hóa khối ngân hàng thương mại quốc doanh. Nguyên nhân khác khiến cho hợp đồng được giao kết chưa đúng ý chí của các bên chủ thể là mối quan hệ bất bình đẳng giữa các chủ thể giao kết. Muốn vậy, cần phải tạo một môi trường kinh tế lành mạnh, trong đó ngân hàng là một chủ thể kinh doanh vì lợi nhuận. Động cơ đó sẽ thúc đẩy các ngân hàng tìm kiếm khách hàng của mình, nâng cao chất lượng dịch vụ. Sự cạnh tranh này tự nó sẽ tạo nên mối quan hệ bình đẳng giữa các chủ thể giao kết hợp đồng thế chấp tài sản. Muốn vậy, giải pháp mà bài
viết đưa ra là nhanh chóng cổ phần hóa khối ngân hàng thương mại quốc doanh. Bên cạnh đó, nhà nước cần phải cổ phần hóa triệt để, nghĩa là phải đẩy mạnh cổ phần hóa về cả chất lượng và số lượng. Về số lượng, tiến hành cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh còn lại. Về chất lượng, cần nâng cao số vốn nhà nước bán ra công chúng để tăng cường sự tham gia của công chúng vào quản lý doanh nghiệp.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thúc đẩy và quản lý thị trường bất động sản phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và lành mạnh, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa; Bổ sung hành lang pháp lý để hình thành các định chế tài chính phi ngân hàng như: quỹ tín thác bất động sản, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ phát triển nhà ở, quỹ tiết kiệm nhà ở nhằm thu hút các nguồn vốn cho thị trường; Cân đối cung - cầu hàng hoá cho thị trường bất động sản, đặc biệt là bất động sản nhà ở, bảo đảm chủ động bình ổn thị trường theo quy luật cung cầu, thúc đẩy phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội; Quản lý và nâng cao năng lực các chủ thể tham gia thị trường bất động sản trong đó có các tổ chức hỗ trợ thị trường như sàn giao dịch bất động sản, các tổ chức, cá nhân định giá, các tổ chức, cá nhân môi giới, tư vấn về bất động sản; Hoàn thiện hệ thống thông tin, dự báo thị trường bất động sản; Đổi mới, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với thị trường bất động sản.
Hoàn thiện pháp luật theo hướng, cần có các quy định tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nợ có bảo đảm được thực thi tốt nhất quyền năng của mình trên thực tế. Nói cách khác, trong trường hợp bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm trong thời gian nhanh nhất, ít tốn kém nhất nhưng vẫn phải khách quan, trung thực. Ngoài ra, cần phải có sự thay đổi về quan điểm lập pháp khi điều chỉnh hành vi của các bên ký kết hợp đồng bảo đảm, đó là: áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn đối với những tranh chấp liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm; tăng cường cơ chế, biện pháp để bên nhận bảo đảm dễ dàng tiếp cận và xử lý tài sản bảo đảm hoặc chỉ cần chứng minh hai chứng cứ là: (i) hợp đồng bảo đảm hợp pháp và (ii) con nợ không có khả năng trả nợ theo đúng cam kết, thì chủ nợ hoàn toàn có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo như thoả thuận hoặc theo pháp luật quy định