Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm liên quan đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng thế chấp tài sản giữa pgbank quảng ninh và khách hàng (Trang 78 - 80)

2.1.2 .Cơ cấu tổ chức

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng hợp đồng thế chấp tài sản

3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm liên quan đến

ký kết, thanh lý, giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản

Công tác quản lý kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ ngân hàng trong giải quyết hợp đồng thế chấp tài sản phải được tiến hành thường xuyên, không chờ khi cán bộ vi phạm nghiêm trọng mới kiểm tra xử lý kỷ luật. Thực hiện chế độ khách hàng cùng tham gia xây dựng và giám sát, kiểm tra hoạt động của cán bộ ngân hàng, tiếp thu ý kiến phản ánh của khách hàng về các hành vi thái độ của cán bộ khi tiếp xúc khách hàng đề giải quyết hợp đồng.

Tiến hành kiểm tra, giám sát trong việc chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong thực thi nhiệm vụ giao dịch, ký kết hợp đồng. Quản lý thống nhất là bảo đảm

cho hoạt động của cán bộ được nhất quán, nhịp nhàng, có trật tự và hướng tới tính hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, thực hiện sát hạch cán bộ theo chu kỳ để đánh giá năng lực cán bộ (chu kỳ có thể từ 3 đến 8 tháng); Xác định số lượng cán bộ theo vị trí việc làm trong từng cơ quan, đơn vị; Quy định các loại văn bằng, chứng chỉ cho từng chức danh.

Cần có quy định cụ thể hơn về kiểm tra, đánh giá đối với cán bộ. Đó là điều kiện bảo đảm cho cán bộ thực hiện các giao dịch, trình tự ký kết thẩm định tài sản một cách nghiêm chỉnh, đúng pháp luật, có hiệu quả cao. Thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá giúp giám đốc trên biết được cán bộ có năng lực thực hiện giải quyết hợp đồng thế chấp đến đâu, có đúng không, có gì sai sót không? Nếu có sai phạm thì có chỉ đạo, uốn nắn kịp thời. Cũng qua kiểm tra, đánh giá giúp cho cán bộ thấy được ưu điểm, nhược điểm của mình để có hướng điều chỉnh cho đúng.

Cần đưa ra các quy định về kiểm tra thường xuyên và định kỳ đối với cán bộ khi được giao tìm kiếm ký kết hợp đồng thế chấp. Kết quả đó phải được công bố công khai, là cơ sở để xét nâng bậc lương, để bố trí, đề bạt, bổ nhiệm và xét hưởng các chế độ đãi ngộ khác.

Cần xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm để lấy đó làm gương răn đe; đồng thời cũng phải đảm bảo việc xử lý nhanh nhất; nếu có vi phạm nghiêm trọng thì cán bộ đó có thể bị đình chỉ công việc ngay. Điều này sẽ tạo thêm hiệu lực cho việc chấp hành kỷ luật hành chính; ngăn ngừa việc tiêu cực ngay trong bản thân những người thực hiện công việc.

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách kiểm tra, giám sát cán bộ và hiện thực hóa trong thực tiễn. Cần tiến hành kiểm tra, giám sát để góp phần củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, phát hiện và kịp thời xử lý những cán bộ có biểu hiện vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các trình tự giao kết hợp đồng thế chấp.

Cần kiểm tra, giám sát bảo đảm tính đúng đắn, hợp pháp ngay từ đầu và trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong các hoạt động này cần xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc ký kết, thanh lý, giải quyết tranh chấp hợp đồng TCTS vì đây là một chuỗi hoạt động có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó nếu bảo đảm tính đúng đắn, đáng tin cậy của hoạt động trước sẽ bảo đảm tính đúng đắn, hợp pháp của hoạt động sau và cuối cùng là hạn chế, loại trừ các tranh chấp hợp đồng TCTS có thể xảy ra.

Cần thành lập một tổ chức giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng riêng nhằm đánh giá hoạt động tín dụng của cả Ngân hàng và khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng thế chấp tài sản giữa pgbank quảng ninh và khách hàng (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)