Đơn vị: triệu AUD
1.2. Lịch sử mối quan hệ giữa Việt Nam và Australia
1.2.1. Trước năm 1996
Ngày 26/02/1973, chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hịa và chính phủ Australia đã đồng ý thiết lập mối quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ. Quan hệ thương mại cũng bắt đầu được xúc tiến trên cơ sở Hiệp định thương mại của hai bên được kí kết vào tháng 10 năm 1974. Tuy nhiên, do sự bất đồng quan điểm đối với vấn đề Campuchia, quan hệ hai nước lại trở nên đóng băng trong suốt bốn năm từ 1979 đến 1983.
Tuy nhiên đến năm 1990, Hiệp định Thương mại và Hợp tác kinh tế đã được kí kết, Việt Nam được nhận định là nơi thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Australia, hứa hẹn nhiều triển vọng phát triển quan hệ giữa hai nước đặc biệt là sau khi Việt Nam đổi mới và mở cửa nền kinh tế.
Tháng 8 năm 1995, Tổng bí thư đương nhiệm của Đảng cộng sản Việt Nam là Đỗ Mười đã sang thăm chính thức Australia. Đây cũng chính là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Tổng bí thư đến một đất nước phương Tây và đánh dấu một mốc son trong quan hệ song phương giữa hai nước. Các cuộc hội đàm cấp cao giữa Bộ Ngoại Giao hai nước đã được tiến hành kể từ tháng 8 năm 1995 và phát triển thành đối thoại chính thức về một loạt các vấn đề.
Trong giai đoạn này, một loạt các Hiệp định được kí kết giữa hai nước như: Hiệp định bảo hộ và khuyến khích đầu tư (1991), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (1992), Hiệp định dịch vụ hàng không (1995). Các hiệp định này không chỉ tạo điều kiện cho các công ty Australia thiết lập và mở rộng hoạt động tại Việt Nam tương đối dễ dàng mà còn hỗ trợ cho việc thâm nhập ngày càng nhiều của các cơng ty Việt Nam tại Australia. Một trong những khó khăn lớn nhất trong quan hệ thương mại giữa hai nước là việc hàng hóa của Việt Nam sang Australia phải quá cảnh qua Singapore. Do đó, giá thành hàng hóa Việt Nam cao do phải chịu cước phí lớn. Ngồi ra, hàng hóa Việt Nam cũng phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa từ các nước Đơng Nam Á khác trên thị trường Australia do chất lượng hàng hóa khơng đều, bao bì chưa đáp ứng đúng tiêu chuẩn đặt ra.