Đơn vị: triệu AUD
1.3.3. Lợi thế so sánh của mỗi nước
Xét về Australia, nền kinh tế của Australia bị chi phối bởi ngành dịch vụ nhưng sự thành công kinh tế được dựa trên sự phong phú của tài nguyên nơng nghiệp và khống sản. Lợi thế so sánh của Australia trong việc xuất khẩu chính là sự phản ánh của lợi thế tài nguyên thiên nhiên và thị trường nội địa nhỏ bé của mình. Đất nước này là một trung tâm tài chính lớn trong khu vực và là một thành phần quan trọng của hệ thống tài chính tồn cầu. Australia là một nước xuất khẩu hàng hóa quan trọng. Các mặt hàng xuất khẩu chính như: kim loại như quặng sắt và vàng, than, dầu khí, các loại thực phẩm và các sản phẩm kim loại, máy móc thiết bị; sản phẩm nơng nghiệp, đặc biệt là lúa mì và len. Về nhập khẩu, Australia là một nước nhập khẩu lớn máy móc và thiết bị vận tải, máy tính, máy văn phịng và laser viễn thơng.
Xét về Việt Nam, tính đến hết tháng 12/2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 350,74 tỷ USD, tăng 7,1%, tương ứng tăng gần 23,16 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 176,63 tỷ USD, tăng 9%, tương
ứng tăng gần 14,62 tỷ USD; nhập khẩu đạt hơn 174,11 tỷ USD, tăng 5,2%, tương ứng tăng hơn 8,54 tỷ USD.
So với nửa cuối kỳ tháng 11 năm 2016, nhiều mặt hàng xuất khẩu có tăng trưởng cao như hàng dệt may tăng 1,5%, tương ứng tăng 15 triệu USD; hàng rau quả tăng 19,8%, tương ứng tăng 19 triệu USD; gạo tăng 43%, tương ứng tăng 27 triệu USD; cà phê tăng 24,5%, tương ứng tăng 34 triệu USD. Ở chiều ngược lại, nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 20,1%, tương ứng giảm 61 triệu USD; dầu thô giảm 55,1%, tương ứng giảm 74 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác giảm 12,7%, tương ứng giảm 75 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm 16 triệu USD, tương ứng giảm 281 triệu USD; ...
Biểu đồ 1.3: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2016
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
10 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm: điện thoại và linh kiện; dệt may; máy vi tính; giày dép; máy và thiết bị; gỗ và sản phẩm từ gỗ; thủy sản, phương tiện vận tải, cà phê, túi xách vali. Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu trong năm 2016 đạt gần 126,85 tỷ USD, chiếm 71,8% tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước. Trong đó, lớn nhất là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện (gần 34,32 tỷ USD); tiếp theo là hàng dệt may (hơn 23,84 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (gần 18,96 tỷ USD),... Đây là những mặt hàng nước ta có lợi thế về tài nguyên sản xuất, giá thành sản phẩm, lực lượng lao động dồi dào, nguồn nhân công giá rẻ,…Trong những năm qua, xuất khẩu của Việt Nam đang sử dụng những lợi thế so sánh bậc thấp, gồm 5 loại: (i) Lao động giản đơn; (ii) Nguyên liệu thô, sơ chế; (iii) Vốn vừa và nhỏ; (iv) Công nghệ phù hợp; (v) Sức mua thấp. Chính vì vậy mà hàng hóa xuất khẩu của chúng ta chủ yếu vẫn dưới dạng thô, giá trị gia tăng thấp, lợi ích thu được từ xuất khẩu không cao.
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2016
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu đạt 110,78 tỷ USD, chiếm 63,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu chủ yếu của cả nước. Trong đó, lớn nhất là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (hơn 28,37 tỷ USD) tiếp theo là là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (hơn 27,87 tỷ USD); điện thoại các loại và linh kiện (hơn 10,56 tỷ USD), vải các loại (hơn 10,48 tỷ USD) ...Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là máy móc, máy vi tính, sản phẩm linh kiện
điện tử, điện thoại các loại và linh kiện, vải các loại, sắt thép, nguyên phụ da giày, xăng dầu, kim loại,…
Bảng 1.11: Đánh giá lợi thế so sánh và nhu cầu về hàng hóa của Việt Nam và Australia
Khả năng của Việt Nam
Nhu cầu của Australia
Nhu cầu của Việt Nam Khả năng của Australia Dầu thô, hàng
dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh liện; giày dép các loại; hàng thủy sản, nông sản; gỗ và sản phẩm gỗ Phương tiện vận chuyển hành khách, dầu thô, hàng thủy sản; hạt điều, hàng dệt may, các sản phẩm từ gỗ; thiết bị và linh kiện viễn thơng; máy tính
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; máy vi tính; sắt thép các loại; nguyên phụ liệu dệt, may, da giày; xăng dầu, lúa mì, sữa và các sản phẩm từ sữa
Kim loại, lúa mì, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, xăng dầu; nguyên phụ liệu dệt may da giầy, sữa và các sản phẩm từ sữa
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Từ bảng 1.11 ta thấy: Các mặt hàng của Việt Nam như dầu thô, nông sản nhiệt đới chế biến, cà phê, thủy sản, dệt may, giày dép, đồ gỗ và và các mặt hàng tiêu dùng trong gia đình, hàng thủ cơng mỹ nghệ, máy tính và linh kiện điện tử đều có thể tiếp tục gia tăng vào Australia vì đây là mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh và người Australia khơng hoặc ít sản xuất. Tuy nhiên, điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự đầu tư cơng nghệ mới và thực hiện các biện pháp khác để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh với hàng hóa nước thứ ba trên thị trường này.
Máy móc, thiết bị, cơng cụ, dụng cụ trong sản xuất công nghiệp, nguyên vật liệu (kim loại, sắt thép, …) là nhu cầu của Việt Nam và Australia có khả năng cung ứng. Do trình độ của lực lượng sản xuất của Việt nam còn yếu kém về năng suất và hiệu quả cùng với đường lối xây dựng đất nước cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, Việt Nam có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn các sản phẩm có độ tinh vi cao từ các nước phát triển, tận dụng lợi thế của các nước đi sau. Ngồi ra, các sản phẩm Việt Nam khơng có lợi thế như lúa mì, sữa và các sản phẩm từ sữa, dược phẩm cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Australia. Đặc biệt, trong những năm tới, tiềm năng nhập khẩu than từ Australia là rất lớn. Như vậy xét về lợi thế cạnh
tranh và như cầu của mỗi nước thì hai bên hồn tồn có tiềm năng trong việc hợp tác và phát triển thương mại.