giai đoạn 2013-2016 Đơn vị2013 2014 2015
3.1.1. Triển vọng phát triển thương mại hàng hóa
3.1.1.1. Về xuất khẩu
Nhờ vào các chính sách mở cửa thị trường của Australia, việc xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Australia được mong đợi sẽ gặp rất nhiều thuận lợi trong thời gian tới. Australia và Viêt Nam đã và đang thực hiện những những cam kết trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA) đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Theo đó kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Australia cam kết xóa bỏ thuế quan đối với các mặt hàng nông sản và thủy sản, giày dép, dược phẩm giấy và bột giấy của Việt Nam. Đối với mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Australia, có 563 dịng thuế được áp dụng ở mức 0%. Các dòng thuế còn lại được cắt giảm theo 2 giai đoạn với tỷ lệ các dòng thuế của Australia có mức thuế từ 0-5% năm 2012 là 96,8%; năm 2017 là 97,6%; và hoàn thành 100% vào năm 2020. Việc Australia cam kết cắt giảm 100% dòng thuế giúp cho hàng hóa của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Australia và giá hàng hóa cũng cạnh tranh hơn khi so sánh với các đối thủ khác.
Ngoài những ưu đãi về thuế trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, Hiệp định AANZFTA cũng thiết lập một cơ chế hợp tác chặt chẽ nhằm đảm bảo các biện pháp phi thuế quan như cơ chế cấp phép, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không tạo thành những rào cản thương mại trong khu vực. Những cam kết này khơng nằm ngồi mục đích giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, cịn người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ việc mua hàng giá rẻ do giảm thuế. Một nội dung quan trọng trong Hiệp định là tạo thuận lợi cho dòng luân chuyển hàng hóa thơng qua việc áp dụng các điều khoản cụ thể về quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan, các biện pháp SPS, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá hợp chuẩn. Đây là cam kết rất có ý nghĩa vì Australia nằm trong số các quốc gia có yêu cầu về SPS và tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ nhất trên thế giới. Những ưu đãi phi thuế
trong Hiệp định vì muốn được hưởng ưu đãi thuế khi xuất khẩu sang Australia thì hàng hóa của Việt Nam phải đáp ứng quy tắc xuất xứ, SPS và TBT. Đồng thời, các ưu đãi về đầu tư sẽ giúp Việt Nam thu hút được đầu tư từ các nước thành viên phát triển hơn và chính từ Australia để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang Australia.
Hiệp định AANZFTA cũng ưu tiên áp dụng tham vấn khi có phát sinh tranh chấp liên quan thay vì sử dụng các chế tài, quy định này phù hợp với quy định của WTO. Đây là cam kết rất có ý nghĩa tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản và thủy sản của Việt Nam vào Australia.
Một Hiệp định khác ngoài Hiệp định AANZFTA là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP - Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement) mà Australia nằm trong 6 đối tác đang tham gia đàm phán với các quốc gia ASEAN trong đó có Việt Nam. Quá trình đàm phán RCEP vẫn đang tiếp tục và dự định sẽ kết thúc vào giữa năm 2017. Nếu được ký kết, RCEP sẽ là một khu vực tự do thương mại chiếm gần một nửa dân số thế giới, khoảng 39% GDP toàn cầu và trên 25% xuất khẩu toàn thế giới.
Ngoài ra, Australia, New Zealand, Mỹ, Nhật Bản, Canada, Chile, Mexico, Peru và bốn quốc gia ASEAN: Singapore, Malaysia, Việt Nam, Bruney đã ký kết. Hiệp định Đối tác Xun Thái Bình Dương (TPP). Nếu Chính phủ các nước phê chuẩn và dự kiến có hiệu lực vào năm 2018, sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn chỉ sau WTO và hứa hẹn mức độ mở cửa tự do thương mại cịn lớn hơn WTO do đó sẽ có tác động thúc đẩy trao đổi thương mại mạnh mẽ giữa các quốc gia tham gia Hiệp định.
Như vậy, cả Việt Nam và Australia cùng nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đầy tiềm năng, đều mong muốn tăng cường mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài trên nhiều lĩnh vực; thực hiện chủ trương hội nhập với kinh tế thế giới và mở cửa thị trường. Cả hai quốc gia cũng đều có định hướng chiến lược về phát triển quan hệ kinh tế và thương mại với các quốc gia châu Á, trong đó ASEAN là một đối tác quan trọng ở thời điểm hiện tại và trong các chiến lược lâu dài. Điển hình trong việc gia nhập WTO của Việt Nam, Australia đã có những hỗ trợ hết mình khơng chỉ trong tiến trình đàm phán và gia nhập mà cịn cả trong q trình “Hậu gia nhập” nhằm giải quyết những yêu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức này. Việt Nam là nước điều phối quan hệ giữa ASEAN- Australia, luôn ủng hộ Australia được tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình hội nhập khu vực Đơng Nam Á. Khơng chỉ vậy, trong xu thế tồn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng phát triển, Việt Nam và Australia đều là thành viên của Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương APEC, Tổ chức thương mại thế giới WTO, việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước càng có nền tảng vững chắc để phát triển.
Trong bối cảnh hội nhập ngày nay, người tiêu dùng Australia đã và đang dần dần quen thuộc với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Việc quan hệ trao đổi hàng hóa giữa hai nước đã đi vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu, đã hình thành hệ thống nhóm hàng, nhu cầu xuất nhập khẩu tương đối rõ ràng, nên tạo ra sự thông hiểu nhu cầu của nhau. Trao đổi thương mại giữa hai nước chủ yếu tập trung vào những thế mạnh riêng của hai bên là căn cứ để chúng ta điều chỉnh cơ cấu hàng hóa trong quan hệ với Australia một cách phù hợp. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng dầu thô, nông sản, thủy sản, giày dép, dệt may và những sản phẩm cần nhiều sức lao động. Australia xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là sản phẩm kim loại, nơng sản (lúa mì, lúa mạch, thịt, sữa, rượu…), sản phẩm chế tạo có giá trị cao, cung cấp dịch vụ (nhất là về giáo dục- đào tạo). Đó là cơ sở để thiết lập một mối quan hệ bền vững và lâu dài.
Hiện nay, các mặt hàng có giá trị gia tăng cao và địi hỏi đầu tư chất xám như máy vi tính, linh kiện điện tử xuất khẩu chưa được Việt Nam tự sản xuất hoàn thiện cả sản phẩm mà mới chỉ dừng lại ở mức gia cơng cho nước ngồi. Các mặt hàng gia cơng có thế mạnh khác như hàng dệt may, giầy dép, chúng ta bị đối tác gia cơng ở nước ngồi áp đặt về kiểu dáng, chủng loại, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Điều này về lâu dài sẽ khơng có lợi cho Việt Nam. Chính vì vậy, trong những năm tới, nhằm đạt được lợi nhuận cao cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Australia, đầu tư phát triển các mặt hàng này sẽ được đẩy mạnh để nước ta có thể tự sản xuất sản phẩm hồn thiện. Cơ hội này đang đến rất gần khi hiện nay có rất nhiều tập đồn viễn thơng và cơng nghệ lớn trên thế giới như Intel, Samsung hay Canon đang đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất tại nước ta. Việt Nam có thể học tập cơng nghệ tiên tiến của nước ngoài để tự sản xuất những linh kiện điện tử, phần mềm và thậm chí cả sản
phẩm hồn chỉnh để xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu cũng sẽ được điều chỉnh mẫu mã, chủng loại, bao bì, giá cả và phương thức tiếp thị để phù hợp với thị hiếu và thẩm mỹ của người tiêu dùng Australia. Giảm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu thô và hàng sơ chế sang thị trường này, đến năm 2020 tỷ lệ này chỉ cịn khoảng 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hố của Việt Nam. Điều đó khơng chỉ góp phần đáng kể làm tăng giá trị gia tăng hàng xuất khẩu sang thị trường Australia mà còn giúp để lại dấu ấn của Việt Nam trong mắt người tiêu dùng Australia.
Ngoài ra, nhờ áp dụng những thành tựu của thương mại điện tử, các kênh buôn bán giữa doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và khách hàng Australia sẽ được mở rộng trong những năm sắp tới. Chính phủ Australia ln khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng những kênh bán hàng trực tuyến nhằm giảm chi phí quản lý sản phẩm cũng như nâng cao khả năng tiếp cận thị trường. Việt Nam cũng nên học tập và tăng cường trao đổi buôn bán qua thương mại điện tử nhằm đẩy nhanh tốc độ tìm hiểu thị trường và tìm kiếm các khách hàng tiềm năng. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Australia phải được đẩy mạnh hơn nữa để tương xứng với tiềm lực kinh tế của cả hai bên và tương xứng với tầm quan hệ đối tác toàn diện.
3.1.1.2. Về nhập khẩu
Việc nhập khẩu hàng hóa từ Australia vào Việt Nam trong những năm sắp tới cũng sẽ gặp nhiều thuận lợi nhờ vào các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định AANZFTA. Theo Hiệp định này, Danh mục giảm thuế gồm: Danh mục thông thường với các dòng thuế được cắt giảm xuống 0% trong 10 năm, chiếm 90% tổng số dòng thuế, còn lại là Danh mục nhạy cảm (chiếm 10% số dịng thuế), trong đó 6% thuộc danh mục nhạy cảm thường và 4% thuộc danh mục nhạy cảm cao. Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu cho các mặt hàng thuộc danh mục thơng thường, trong đó danh mục thơng thường 1 chiếm 85% số dịng thuế sẽ được xóa bỏ thuế vào năm 2018, danh mục thơng thường 2 chiếm 5% sẽ được xóa bỏ thuế vào năm 2020. Đối với danh mục nhạy cảm thường với các nhóm mặt hàng như: hàng hải sản, thịt cá đóng hộp, một số loại dược phẩm, khí dầu mỏ, nhựa nguyên liệu, săm lốp và giấy, Việt Nam cam kết giảm dần xuống mức 5% vào năm 2022. Đối với danh mục nhạy cảm cao, Việt Nam được quyền giữ nguyên mức thuế suất MFN (thuế suất thuế nhập khẩu ưu
đãi) hoặc giảm xuống 50% hoặc giảm đi 20%-5% thuế suất vào năm 2022, bao gồm các nhóm mặt hàng như thịt gà, rượu bia, đường và sắt thép.
Trong cơ cấu hàng nhập khẩu, cần giảm tỷ trọng của những mặt hàng mà Việt Nam có nhiều khả năng sản xuất như sắt thép, đá quý, sản phẩm gỗ, … để dành nhiều thị phần hơn cho những mặt hàng Việt Nam khơng có ưu thế như kim loại thường, lúa mỳ, xăng dầu, dược phẩm, và một số loại hoa quả. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ tận dụng mức thuế suất thấp hoặc bằng 0% để nhập khẩu kim loại cơ khí, phế liệu, dụng cụ nông nghiệp, nồi đun nước, tuốc- bin thủy lực, lò sưởi, thiết bị nhiệt, máy bay và các loại động cơ máy bay, các loại máy sấy, máy chế biến bột giấy, máy xén, … đều rất cần thiết cho sản xuất công, nông nghiệp nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước.