giai đoạn 2013-2016 Đơn vị2013 2014 2015
3.2.2. Giải pháp về phía Hiệp hộ
Hiệp hội do các hội viên là các doanh nghiệp bầu ra, do vậy nó phải là cơ quan đại diện, bảo đảm quyền lợi cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động của các Hiệp hội vẫn có nhiều hạn chế và chưa hỗ trợ được đúng mức các mặt hàng cũng như xúc tiến thương mại Việt Nam - Australia. Trong thời gian tới, các Hiệp hội của Việt Nam cần nâng cao hơn nữa vai trị của mình, giúp các doanh nghiệp có được những thơng tin về đối tác và dự báo thị trường. Hiệp hội sẽ tạo liên kết giữa
các doanh nghiệp trong cơ chế định giá xuất khẩu đồng thời với việc đẩy mạnh cơng tác kiểm sốt chống gian lận thương mại. Do đó, các Hiệp hội cần tích cực triển khai một số giải pháp chủ yếu sau:
3.2.2.1. Đào tạo nguồn nhân lực và hiện đại hóa cơ sở vật chất
Thứ nhất, các Hiệp hội trước hết cần đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ,
năng lực chuyên môn, nâng cao kiến thức về kinh tế thị trường, am hiểu về pháp luật. Các cán bộ thường xuyên trau dồi đạo đức, tác phong làm việc khoa học để xây dựng bộ máy Hiệp hội có tính chun mơn sâu và hồn thành tốt vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp. Điều tra, khảo sát, tập hợp, nghiên cứu những ý kiến của doanh nghiệp, của hội viên để tham mưu xây dựng kế hoạch chính sách phát triển doanh nghiệp cả cấp vi mô và vĩ mô; phản ánh kiến nghị và tham mưu với các cơ quan Nhà nước về chiến lược, kế hoạch, cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường kinh doanh. Đội ngũ này sẽ tham gia có hiệu quả vào xây dựng chính sách đối với Nhà nước, phát huy lợi thế của các Hiệp hội để có thể đánh giá được sâu sắc, thấu đáo về các chính sách cụ thể cho Nhà nước.
Thứ hai, các Hiệp hội tập trung làm tốt chức năng của người đại diện,
nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn, quy định trong hoạt động xuất nhập khẩu của Australia, bảo vệ lợi ích cho các hội viên trước các vụ kiện từ phía nhà nhập khẩu. Ví dụ như đối với các vụ kiện chống bán phá giá phức tạp và tốn kém, Hiệp hội tập hợp ý kiến các doanh nghiệp trong ngành để cùng Chính phủ đàm phán quốc tế.
Thứ ba, bên cạnh việc nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ, hiện
đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đáp ứng khả năng hội nhập quốc tế cũng là một yêu cầu cấp bách. Các giải pháp hiện đại hóa cơ sở vật chất nhằm tiến tới hội nhập khu vực và thế giới, trong đó hệ thống thơng tin là đầu mối quan trọng hàng đầu. Chính vì thiếu thơng tin và khả năng trao đổi giữa các tổ chức hạn chế dẫn đến khả năng phân tích và triển khai các hoạt động của Hiệp hội không hiệu quả.
3.2.2.2. Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu và xúc tiến thương mại
Phát triển thương hiệu và xúc tiến thương mại được coi là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình tiếp cận thị trường của sản phẩm xuất khẩu. Hiệp
hội cũng cần có các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu Việt Nam rộng khắp tại các thị trường nói chung và Australia nói riêng để nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Australia biết đến thương hiệu Việt Nam nhiều hơn. Hiệp hội ln đóng vai trị quan trọng trong việc định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp phát triển bền vững thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại.
Thứ nhất, hỗ trợ doanh nghiệp quảng cáo thương hiệu thông qua nhiều kênh
khác nhau như: quảng cáo trên website, quảng cáo thông qua các ấn phẩm (tương tự như phát hành ấn phẩm giới thiệu vải thiều Việt Nam tại Australia vào tháng 3/2016 với các thông tin về vùng sản xuất, kỹ thuật canh tác, quá trình thu hái và bảo quản của vải thiều tươi Việt Nam để nhập khẩu vào thị trường Australia cũng như giới thiệu một số món ăn hấp dẫn từ trái vải thiều), hay đĩa CD, video của Cục xúc tiến thương mại quảng cáo trên các báo Việt Nam xuất bản bằng tiếng Anh. Kết hợp với Đài truyền hình Việt Nam quảng cáo trên kênh NETVIET nhằm vào đối tượng Việt Kiều. Ngoài ra, Hiệp hội cũng nên hỗ trợ doanh nghiệp bằng các chương trình đào tạo như tập huấn, hướng dẫn kỹ năng xây dựng và quảng bá nhãn hiệu, tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về nhãn hiệu cho các doanh nghiệp để họ tiếp cận với những kiến thức mới một cách có hệ thống và đầy đủ.
Thứ hai, các Hiệp hội phối hợp với Cục xúc tiến thương mại - Bộ công
thương và Thương vụ Việt Nam tại Australia tổ chức các hoạt động triển lãm, trao đổi các phái đoàn thương mại, tổ chức các hội nghị, hội thảo tại Australia nhằm đưa hình ảnh hàng hóa Việt Nam sang thị trường Australia. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hội chợ, triển lãm quốc tế tại Australia.
Thứ ba, Hiệp hội cần tăng cường khuyến cáo các doanh nghiệp bảo vệ thương
hiệu của mình, cần nhanh chóng đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Australia. Cung cấp thông tin về luật pháp của Australia như những đối tượng để đăng ký nhãn hiệu, chi phí đăng ký nhãn hiệu hay thời hạn bảo hộ nhãn hiệu tại Australia là bao lâu. Hiệp hội ngành hàng nên tư vấn và trợ giúp doanh nghiệp trong việc chuẩn bị hồ sơ và làm thủ tục đăng ký.
Cuối cùng, xây dựng trang thông tin điện tử và xuất bản các ấn phẩm của
Hiệp hội theo quy định của pháp luật. Ngồi ra, các Hiệp hội cịn phải mở rộng hơn nữa với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nhằm nắm bắt được xu hướng phát triển kỹ thuật, công nghệ mới để hỗ trợ doanh nghiệp, …Đồng thời đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế với các Hiệp hội khác trong khu vực cũng như trên thế giới nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ năng chun mơn, cơng nghệ...