giai đoạn 2013-2016 Đơn vị2013 2014 2015
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại cần khắc phục
Thứ nhất, chính sách thương mại và thuế quan của Australia khá minh bạch và hàng rào phi thuế quan (các quy định về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm,…) khá chặt chẽ. Theo đó, tất cả các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an tồn thực phẩm do Bộ Nơng nghiệp Australia đưa ra. Hàng nông sản, rau quả phải tuân thủ các quy định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch
ro nhập khẩu (IRA) của cơ quan An toàn sinh học Australia. Phần này do cơ quan chức năng của hai bên thực hiện và việc triển khai phụ thuộc vào quan hệ và tiến độ giải quyết giữa Australia và từng đối tác, tuy nhiên sự hợp tác với Việt Nam cịn khá chậm chạp. Các sản phẩm cơng nghiệp cần tuân thủ theo các quy định về hàng rào kỹ thuật. Riêng các quy định về bao bì, nhãn mác thì tất cả các mặt hàng nhập khẩu đều phải tuân thủ. Do đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này cịn gặp khó khăn ở khâu thâm nhập thị trường và kiểm dịch, một số lô hàng xuất khẩu vẫn vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thứ hai, để tận dụng lợi thế Australia là thị trường xuất khẩu thuỷ sản tiềm
năng của Việt Nam, hàng thuỷ sản của Việt Nam phải đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn sinh học của nước này. Tuy nhiên, hàng thủy sản của nước ta vẫn còn tồn tại trường hợp bị dư lượng kháng sinh, dư lượng thuốc diệt nấm, bơm nước và tạp chất vào thuỷ sản. Các trường hợp vi phạm do Bộ Nông nghiệp Australia kiểm tra và phát hiện sẽ bị thông báo rộng rãi trên trang web của Chính phủ bao gồm cả tên nhà cung cấp và nước cung cấp. Vấn đề này sẽ huỷ hoại hình ảnh của Việt Nam, làm giảm giá trị và chất lượng của sản phẩm thuỷ sản Việt Nam. Ngoài ra, những lô hàng này sẽ không được phép bán tại Australia, đồng thời nhà nhập khẩu phải hủy hoặc tái xuất về nước xuất xứ dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng Australia. Các lô hàng tiếp theo sẽ bị kiểm tra 100% cho đến khi đạt tiêu chuẩn quy định.
Thứ ba, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một hệ thống các cơ quan quản lý
và chứng nhận chất lượng đạt chuẩn từ trung ương tới địa phương đồng thời xây dựng được bộ tiêu chuẩn cho hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Công tác quản lý chất lượng hàng hóa và vệ sinh an tồn thực phẩm còn lỏng lẻo từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm dẫn tới hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của Australia. Chưa kể tới năng lực của các cơ quan quản lý chất lượng cịn yếu, máy móc thiết bị kiểm tra cịn lạc hậu nên kết quả kiểm tra trong một số trường hợp chưa chính xác. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho hàng xuất khẩu nước ta không tận dụng được ưu đãi theo Hiệp định AANZFTA do không đáp ứng được yêu cầu về SPS, TBT.
Thứ tư, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam kém phát triển, chưa đáp ứng
được nguồn nguyên liệu, phụ liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu. Một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như dệt may, da giày vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan nên không đáp ứng được quy định hàm lượng xuất xứ theo quy định của AANZFTA. Do đó, hai nhóm hàng này tận dụng chưa hiệu quả những ưu đãi trong Hiệp định để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Australia.
Thứ năm, mặc dù AANZFTA đã đi vào thực hiện, chi phí, thủ tục hành chính
để xin cấp C/O cịn phức tạp, mất thời gian. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ một phần không được hướng dẫn áp dụng quy định của FTA một cách nhất quán, một phần cịn thụ động trong việc tìm hiểu nên không tận dụng tối đa được các ưu đãi của hiệp định này. Chỉ có một số doanh nghiệp lớn thường xuyên kinh doanh với thị trường Australia là chủ động tìm hiểu nội dung Hiệp định, các cam kết, ưu đãi mà hàng Việt Nam được hưởng trong AANZFTA ngay khi Hiệp định được ký kết và chưa có hiệu lực thi hành.
Thứ sáu, các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa thực sự quan tâm và đầu tư
xây dựng thương hiệu cho hàng xuất khẩu. Do vậy, người tiêu dùng Australia không biết đến nhiều thương hiệu hàng Việt Nam, hình ảnh và tên tuổi của các nhà xuất khẩu Việt Nam khá trầm lắng. Hầu hết những mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chỉ ở dạng xuất thô, xuất khẩu nguyên liệu. Còn những sản phẩm đã qua chế biến thì phần lớn lại mang thương hiệu của đối tác nước ngoài. Do vậy tuy xuất khẩu với khối lượng lớn nhưng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam so với các nước có trình độ tương đương thấp hơn nhiều.
Cuối cùng, những vấn để về thuận lợi hóa xuất khẩu, đặc biệt là thuận lợi hóa
xuất khẩu tại biên giới như các thủ tục hải quan, kiểm tra chất lượng, …vẫn gây nhiều trở ngại cho hàng hóa xuất khẩu.
Với thực trạng thương mại Việt Nam- Australia như hiện nay, vấn đề đặt ra là Việt Nam phải khắc phục các mặt tồn tại, hạn chế để thúc đẩy hoạt động này phát
triển tương xứng với tiềm năng xuất khẩu của nước ta và nhu cầu nhập khẩu của Australia, mở rộng, nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại song phương.