Tình hình xuất khẩu dịch vụ từ Việt Nam sang Australia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam australia trong thời gian gần đây thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 76)

giai đoạn 2013-2016 Đơn vị2013 2014 2015

2.2.1. Tình hình xuất khẩu dịch vụ từ Việt Nam sang Australia

2.2.1.1. Cơ cấu dịch vụ xuất khẩu

Theo phụ lục III, các loại hình dịch vụ xuất khẩu chủ yếu từ Việt Nam sang Australia là du lịch và vận tải. Dịch vụ du lịch chiếm trên 74% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ giai đoạn 2011-2015. Trong đó, dịch vụ du lịch cá nhân khác chiếm tỉ trọng cao nhất trong dịch vụ du lịch, chiếm khoảng 66% đến 70%. Ngoài ra, dịch vụ du lịch kinh doanh và dịch vụ du lịch cá nhân liên quan đến giáo dục đóng góp từ 6% đến 8% trong cơ cấu dịch vụ xuất khẩu sang Australia. Dịch vụ vận tải cũng là một thế mạnh của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cịn cung cấp cho Australia một số dịch vụ khác như: hưu trí và bảo hiểm, tư vấn sở hữu trí tuệ, thơng tin, máy tính, truyền thơng, văn hóa giải trí cá nhân, dịch vụ cơng. Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp của các dịch vụ này trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ từ Việt Nam sang Australia là không đáng kể.

2.2.1.2. Một số dịch vụ xuất khẩu chính và kim ngạch xuất khẩu dịch vụ

Một số dịch vụ xuất khẩu chính

Dịch vụ du lịch

Du lịch ngày nay đã và đang trở thành nhu cầu cần thiết đối với nhiều tầng lớp xã hội của mỗi quốc gia. Với Việt Nam, thực tế đã cho thấy du lịch - ngành cơng nghiệp khơng khói đang ngày càng khẳng định vững chắc vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân. Việt Nam được mệnh danh là “điểm đến an toàn và thân thiện”, “điểm đến của thiên niên kỷ mới” hay “ốc đảo bình n”. Chính vì thế, trong những năm gần đây du lịch Việt Nam đã thu hút được rất nhiều thị trường khách du lịch quốc tế trong đó có khách du lịch Australia. Lượng khách du lịch quốc tế đến

Việt Nam nhiều nhất thuộc về các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Malaysia, Đài Loan, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Thái Lan. Như vậy, Australia là một trong bốn thị trường duy nhất ngồi châu Á thuộc nhóm 10 thị trường khách du lịch đến Việt Nam nhiều nhất. Khách du lịch Australia - những con người khá dễ tính, thân thiện, thoải mái, họ khơng q địi hỏi, khắt khe đối với các dịch vụ khi đi du lịch và mức độ chi tiêu của họ so với khách quốc tế đến Việt Nam là khá cao. Đây là thị trường tiềm năng rất lớn của du lịch Việt Nam.

Bảng 2.18: Dịch vụ du lịch xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia giai

đoạn 2011-2015

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Lượng khách Australia

(nghìn lượt người) 289,70 289,80 319,60 321,10 303,70 Doanh thu (triệu AUD) 587,00 609,00 653,00 639,00 661,00

Tăng trưởng (%) _ 3,75 7,22 -2,14 3,44 Lượng khách quốc tế

(nghìn lượt người) 6014,03 6847,68 7572,35 7874,31 7943,65 Tỷ trọng khách du lịch

Australia (%) 4,82 4,23 4,22 4,08 3,82

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam, Khách quốc tế đến Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), trade in services Australia 2015

Lượng khách du lịch từ Australia tới Việt Nam đạt tăng trưởng dương trong hầu hết các năm giai đoạn 2011-2014, tuy nhiên năm 2015 lượng khách du lịch từ Australia giảm 17,4 nghìn lượt người so với năm 2014. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh về giá cả. Sự mất giá của đồng AUD so sánh với đồng USD (và đồng tiền Việt Nam) đã khiến cho giá tour đến Việt Nam dành cho khách đến từ Australia thêm đắt đỏ. Mặc dù lượng khách du lịch Australia chỉ chiếm dưới 5% lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam nhưng với dân số chỉ hơn 24 triệu người, số khách du lịch

Australia tới Việt Nam từ năm 2011 tới năm 2015 đều đạt hơn 289 nghìn người (chiếm khoảng 1,2% dân số Australia) là một kết quả ấn tượng. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ này cũng tăng qua các năm, từ 587 triệu AUD năm 2011 lên đến 661 triệu AUD trong năm 2015, trừ năm 2014 có giảm nhẹ khơng đáng kể.

Năm 2012, nhận thức đầy đủ hơn về thị trường khách Australia, Tổng cục Du lịch Việt Nam lần đầu tiên đã đứng ra tổ chức sự kiện quảng bá du lịch Việt Nam tại Melbourne, tuy nhiên, tham gia hoạt động xúc tiến chỉ có 8 doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam và một số công ty lữ hành tại Melbourne nên chưa thực sự gây được tiếng vang lớn. Gần đây nhất, ngày 4/10/2016, Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Australia đã tổ chức chương trình phát động thị trường tại thành phố Sydney nhằm thực hiện chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam. Đặc biệt, ngày 29/3/2017, Hãng hàng khơng Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức khai trương đường bay mới Hà Nội - Sydney - Hà Nội tại hai đầu sân bay Nội Bài và sân bay Sydney. Thông qua đường bay thẳng hơn 9 tiếng không điểm dừng, Vietnam Airlines đã nâng tổng số chuyến bay khai thác đến Australia lên 17 chuyến/tuần, tạo điều kiện cho việc đi lại giữa 2 quốc gia Việt Nam và Australia dễ dàng và thuận tiện hơn. Giao thông thuận lợi và việc xúc tiến quảng bá du lịch tại Australia trong thời gian vừa qua sẽ là tiền đề cho sự phát triển xuất khẩu dịch vụ du lịch của nước ta.

Dịch vụ vận tải

Bảng 2.19: Dịch vụ vận tải xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia giai đoạn 2011-2015

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Kim ngạch xuất khẩu

(triệu AUD) 105,00 123,00 149,00 159,00 161,00 Tăng trưởng (%) _ 17,14 21,14 6,71 1,26

Nguồn: Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), trade in services Australia 2015

Dịch vụ vận tải chỉ chiếm khoảng trên 13% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ từ Việt Nam sang Australia. Nguyên nhân là do lực lượng vận tải quốc tế của Việt

Nam cịn yếu và cũ, khơng đủ tầm cỡ để đáp ứng nhu cầu của các nhà nhập khẩu Australia. Dịch vụ vận tải Việt Nam cung cấp cho Australia chủ yếu là bằng đường biển. Phần lớn hàng hóa nhập khẩu của Australia được gửi bằng container theo đường biển tới cảng Sydney hay Melbourne. Ngồi ra cịn có một số cảng quan trọng khác như: Fremantle, Adelaide, Brisbane và Darwin. Mặt khác, do năng lực vận tải quốc tế cịn hạn chế nên Việt Nam khó dành được quyền thuê tàu trong các thương vụ với nhà kinh doanh Australia nên kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải của Việt Nam sang thị trường này cịn rất khiêm tốn. Chỉ có một số ít hàng nhập khẩu vào Australia được chuyển đến bằng đường hàng không, nhưng cách này không kinh tế đối với các nhà cung cấp nước ngoài, đặc biệt là với đất nước mà vận tải hàng khơng cịn chưa phát triển như Việt Nam. Ngoài vận tải biển, Việt Nam cũng tận dụng các tuyến bay thẳng của Vietnam Airlines, Jetstar Pacific sang các sân bay Sydney hay Melbourne để vận chuyển các mặt hàng địi hỏi thời gian vận chuyển gấp. Các cơng ty trong nước ưa chuộng dịch vụ của Vietnam Airlines do cước phí rẻ hơn các hãng hàng khơng nước ngồi.

Theo bảng 2.19, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải của Việt Nam sang Australia tăng đều qua các năm giai đoạn 2011-2015, từ 105 triệu AUD năm 2011 lên 161 triệu AUD năm 2015.

Bảng 2.20: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ từ Việt Nam sang Australia giai đoạn 2006-2016

Năm Kim ngạch xuất khẩu

(triệu AUD) Tăng trưởng (%)

2006-2007 557 _ 2007-2008 681 22,26 2008-2009 688 1,03 2009-2010 666 -3,20 2010-2011 730 9,61 2011-2012 764 4,66 2012-2013 828 8,38 2013-2014 890 7,49 2014-2015 883 -0,79 2015-2016 916 3,74

Nguồn: Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), Australia direction of goods and services trade financial years

Trong suốt giai đoạn 2006-2016, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ từ Việt Nam sang Australia hầu hết đều đạt tăng trưởng dương (trừ năm 2009-2010 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và năm 2014-2015 do xuất khẩu dịch vụ du lịch giảm). Đáng chú ý nhất là vào năm 2007-2008, kim ngạch nhập khẩu dịch vụ tăng 22,26% so với năm trước đó. Kết quả này là do lượng khách du lịch Australia đến Việt Nam năm 2008 lên đến 234,7 nghìn lượt khách, tăng cao so với năm 2007. Theo thống kê của Bộ Ngoại giao và thương mại Australia, năm 2015-2016, Việt Nam đứng thứ 26 trong số các nước cung cấp dịch vụ cho Australia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam australia trong thời gian gần đây thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)