Đơn vị: triệu AUD
2.1.2. Tình hình nhập khẩu hàng hóa từ Australia vào Việt Nam
2.1.2.1. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Theo phụ lục II, hàng nhập khẩu của nước ta từ thị trường Australia chủ yếu là nguyên phụ liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng trong nước. Các mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất là các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp và công nghiệp trong nước như: kim loại, máy móc thiết bị, sắt thép hay khí đốt hóa lỏng. Năm 2014, Việt Nam bắt đầu nhập khẩu than đá từ Australia để phục vụ nhu cầu trong nước và cân đối nguồn tài nguyên có hạn của nước ta. Ngồi ra cịn có một số mặt hàng nhu yếu phẩm mà Việt Nam khơng có thế mạnh như dược phẩm, sữa và lúa mì. Nhìn chung, Việt Nam đã khai thác tốt các mặt hàng xuất khẩu là thế mạnh của Australia. Kim loại là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước giàu tài nguyên khoáng sản này, trong khi đó kim loại ở Việt Nam khơng nhiều và phong phú bằng do diện tích nhỏ hẹp hơn. Hơn nữa, mặt hàng này rất cần thiết cho sự phát triển các ngành công nghiệp trong nước, do vậy kim loại màu luôn là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Australia.
2.1.2.2. Giá cả và kim ngạch nhập khẩu
Kim loại thường (trừ sắt, thép)
Bảng 2.11: Mặt hàng kim loại thường nhập khẩu từ Australia giai đoạn 2013-2016 Đơn vị 2013 2014 2015 2016 Lượng Nghìn tấn 91,17 134,12 157,43 213,17 Giá trị Triệu USD 266,87 378,27 387,74 479,64 Tăng trưởng % _ 41,74 2,50 23,70
Tổng giá trị kim loại thường nhập khẩu của Việt Nam
Triệu
USD 2923,76 3431,11 4234,43 4807,00
Tỷ trọng nhập khẩu kim
loại thường từ Australia % 9,13 11,02 9,16 9,98
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Nhập khẩu hàng hóa theo tháng, Biểu số 2N/TCHQ và Nhập khẩu nước/vùng lãnh thổ - mặt hàng chủ yếu, Biểu số 5N/TCHQ
Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, nhu cầu về mặt hàng kim loại là rất cần thiết để phục vụ ngành sản xuất, chế tạo. Lượng dự trữ khống sản của Việt Nam khơng nhiều và cũng khơng phong phú. Trong khi đó, Australia lại là một quốc gia rất giàu tài nguyên thiên nhiên và ngành khai thác, xuất khẩu khống sản của Australia ln đứng đầu thế giới. Do vậy, kim loại thường luôn là mặt hàng nhập khẩu chủ lực từ Australia của nước ta. Các kim loại nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam bao gồm: đồng, nhơm, chì, kẽm, niken và thiếc. Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, trong giai đoạn 2013-2016, Australia là nhà cung cấp mặt hàng kim loại thường lớn thứ ba của Việt Nam (sau Trung Quốc và Hàn Quốc). Giá trị nhập khẩu kim loại thường từ Australia tăng 79,73% (từ 266,87 triệu USD năm 2013 lên đến 479,64 triệu USD năm 2016). Tỷ trọng nhập khẩu kim loại thường của nước ta từ Australia luôn giữ ở mức từ 9% đến 11%. Năm 2016, giá các kim loại như: nhơm, đồng, niken, chì và kẽm tăng nhanh do nhu cầu mạnh mẽ của các ngành công nghiệp đối với các kim loại cơ bản. Trong nhóm hàng này, kim loại màu, đặc
giai đoạn tới, Australia vẫn sẽ tiếp tục là nhà cung cấp mặt hàng kim loại thường lớn nhất của Việt Nam.
Lúa mì
Bảng 2.12: Mặt hàng lúa mì nhập khẩu từ Australia giai đoạn 2013-2016
Đơn vị 2013 2014 2015 2016
Lượng Nghìn tấn 1231,69 1427,31 1130,12 1631,62
Giá cả USD/tấn 348,89 314,56 275,76 235,50
Giá trị Triệu USD 429,72 448,97 311,64 384,24
Tăng trưởng % _ 4,48 -30,59 23,30
Tổng giá trị lúa mì nhập
khẩu của Việt Nam Triệu USD 619,47 648,76 600,87 1019,30 Tỷ trọng nhập khẩu lúa
mì từ Australia % 69,37 69,20 51,86 37,70
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Nhập khẩu hàng hóa theo tháng, Biểu số 2N/TCHQ và Nhập khẩu nước/vùng lãnh thổ - mặt hàng chủ yếu, Biểu số 5N/TCHQ
Mặt hàng lúa mì của Australia được đánh giá là có chất lượng tốt nhất thế giới qua một số tiêu chí như: hàm lượng protein, độ cứng và độ mịn khi xay và khi nhào bột. Đây cũng là loại lúa mì cứng, rất phù hợp với việc sản xuất, chế biến bột mì dùng làm bánh mì tại Việt Nam và làm thức ăn gia súc phục vụ ngành chăn ni. Hơn nữa, do khoảng cách địa lí, chí phí chuyên chở từ Australia về Việt Nam rẻ hơn chi phí chuyên chở từ những thị trường nhập khẩu lúa mì khác như: Mỹ, Canada và Nga về Việt Nam.
Bảng 2.12 cho thấy lượng nhập khẩu lúa mì từ Australia khơng ngừng tăng cao trong giai đoạn 2013-2016, tăng 1,32 lần, từ 1,23 triệu tấn lên 1,63 triệu tấn. Tại Australia, cây trồng lúa mì vụ đơng niên 2016-2017 nhìn chung thuận lợi do lượng mưa ở trên mức trung bình tại hầu hết các khu vực trồng trọt trong mùa thu. Đồng thời do nhu cầu nhập khẩu suy giảm, nguồn cung tại một số nước xuất khẩu lớn dồi dào và ảnh hưởng của giá lúa mì tồn cầu giảm xuống mức thấp nhất 10 năm qua ở mức 3,86-3/4 USD/bushel vào đầu tháng 9/2016; giá lúa mì xuất khẩu của Australia cũng giảm mạnh. Giá nhập khẩu lúa mì từ Australia liên tục giảm,
giảm 1,48 lần, từ 348,89 USD/tấn năm 2013 xuống chỉ còn 235,50 USD/tấn năm 2016. Mặc dù lượng nhập khẩu tăng, nhưng giá nhập khẩu giảm mạnh hơn kéo theo giá trị nhập khẩu lúa mì từ Australia cũng giảm. Lúa mì của Australia sẽ tiếp tục thống trị thị trường lúa mì Việt Nam, mặc dù thị phần đã giảm do lúa mì từ Australia nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng phi thuế theo ưu đãi của Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia - New Zealand (AANZFTA) đã có hiệu lực từ tháng 1/2016 trong khi các mặt hàng lúa mì khác nhập khẩu vào Việt Nam đều chịu thuế nhập khẩu là 5%.
Than đá
Bảng 2.13: Mặt hàng than đá nhập khẩu từ Australia giai đoạn 2013-2016
Đơn vị 2013 2014 2015 2016
Lượng Nghìn tấn _ 543,28 1441,05 4002,94
Giá cả USD/tấn _ 138,11 88,37 77,57
Giá trị Triệu USD _ 75,03 127,34 310,49
Tăng trưởng % _ _ 69,72 143,83
Tổng giá trị than đá nhập
khẩu của Việt Nam Triệu USD 264,16 363,91 547,46 927,38
Tỷ trọng nhập khẩu than đá
từ Australia % _ 20,62 23,26 33,48
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Nhập khẩu hàng hóa theo tháng, Biểu số 2N/TCHQ và Nhập khẩu nước/vùng lãnh thổ - mặt hàng chủ yếu, Biểu số 5N/TCHQ
Việt Nam từng là một quốc gia xuất khẩu than với khối lượng lớn giai đoạn 2006-2011, trung bình mỗi năm xuất khẩu khoảng 21 triệu tấn than. Việc nhập khẩu than tăng nhanh là do nguồn than trong nước không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ và giá than nhập khẩu rẻ hơn giá than khai thác trong nước. Nguyên nhân giá than trong nước cao hơn giá than nhập khẩu là vì kỹ thuật khai thác than, đa số mỏ khai thác ở dưới sâu, thậm chí âm 300m so với mực nước biển, chi phí khai thác mỏ lộ thiên với hệ số bóc đất đã tăng gấp 3 lần làm tăng chi phí sản xuất, giá thành sản xuất than trong nước. Than trong nước cũng chịu tác động bất lợi từ cơ chế chính sách về thuế từ ngày 1/7/2016. Theo đó, thuế tài nguyên áp dụng với sản phẩm than khai thác lộ
ứng phục vụ nhà máy nhiệt điện than mà còn phục vụ cho các hộ tiêu dùng trong nước. Xu hướng nhập khẩu than thay thế dần nguồn than trong nước là cần thiết để vừa bảo đảm nhu cầu năng lượng, vừa hạn chế khai thác cạn kiệt tài nguyên quốc gia. Từ năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu than từ Australia với khối lượng lớn. Khối lượng than nhập khẩu từ Australia tăng với mức độ chóng mặt; từ 0,54 triệu tấn năm 2014 tăng lên 1,44 triệu tấn năm 2015 và hơn 4 triệu tấn năm 2016. Như vậy giai đoạn 2014-2016, sản lương than nhập khẩu từ Australia tăng gần 6,5 lần. Tuy nhiên giá cả than nhập khẩu từ Australia có xu hướng giảm theo giá than của thế giới càng kích thích nhu cầu nhập khẩu của nước ta. Giá trị than nhập khẩu tăng 313,82%; từ 75,03 triệu USD năm 2014 lên đến 310,49 triệu USD năm 2016. Đồng thời, tỷ trọng nhập khẩu than đá từ Australia cũng tăng rất nhanh, chiếm 1/3 tổng giá trị nhập khẩu than đá của cả nước ta.
Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, năm 2016 Australia là đối tác cung cấp than lớn nhất của nước ta, trên cả Nga và Indonesia. Ngày 12/10/2016, tại Hà Nội, dưới sự chứng kiến của Đại sứ quán Australia, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam VEA Trần Viết Ngãi và Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hunternet Australia, Tony Cade, đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU). Việc chính phủ hai nước kí biên bản ghi nhớ về xuất khẩu than mở đường cho việc nhập khẩu than từ Australia về Việt Nam.
Sữa và sản phẩm sữa
Bảng 2.14: Mặt hàng sữa và sản phẩm sữa nhập khẩu từ Australia giai đoạn 2013-2016 Đơn vị 2013 2014 2015 2016 Giá trị Triệu USD 18,97 40,39 41,24 55,27 Tăng trưởng % _ 112,92 2,10 34,02 Tổng giá trị sữa và sản phẩm sữa nhập khẩu của Việt Nam
Triệu
USD 1096,13 1097,96 899,54 849,43
Tỷ trọng nhập khẩu sữa và
sản phẩm sữa từ Australia % 1,73 3,68 4,58 6,51
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Nhập khẩu hàng hóa theo tháng, Biểu số 2N/TCHQ và Nhập khẩu nước/vùng lãnh thổ - mặt hàng chủ yếu, Biểu số 5N/TCHQ
Hiện nay ở Việt Nam, nguồn sữa nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu để sản xuất các loại sữa đặc, sữa tươi và sữa chua, còn nguyên liệu để sản xuất sữa bột phải nhập khẩu 100%. Riêng đối với bột sữa nguyên liệu để sản xuất sữa bột, đặc biệt là sữa bột cho trẻ em hiện nay trên thế giới khơng phải nước nào cũng có thể sản xuất được. Chỉ một số ít các nước trên thế giới có thể sản xuất được sữa bột nền có chất lượng, trong đó có thể kể đến Mỹ, Australia, New Zealand và Hà Lan. Các doanh nghiệp sản xuất sữa bột của Việt Nam cũng chủ yếu nhập khẩu sữa bột nền từ các quốc gia này để làm nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm sữa bột của mình. Ngồi các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, chế biến sữa, các công ty sữa trực tiếp nhập khẩu các loại nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất, chế biến của mình, cịn có nhiều doanh nghiệp khơng trực tiếp sản xuất, chế biến các sản phẩm sữa cũng tham gia nhập khẩu các loại nguyên liệu sữa để bán lại hoặc làm phụ gia cho việc sản xuất các loại sản
Năm 2015, kim ngạch nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam đạt 899,54 triệu USD, chỉ bằng 82% so với năm trước. Trong các năm 2013, 2014, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đều trên 1 tỷ USD. Bước sang năm 2016, giá trị kim ngạch nhập khẩu lại tiếp tục giảm còn 849,43 triệu USD. Mặc dù vậy nhưng giá trị nhập khẩu sữa từ Australia vẫn tăng trưởng mạnh, năm 2016 tăng 191,35% so với năm 2013 (từ 18,97 triệu USD năm 2013 lên 55,27 triệu USD năm 2016). Tăng trưởng luôn ở mức dương và thị phần nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa từ Australia tăng trưởng khá cao, năm 2013 chỉ chiếm 1,73% tổng giá trị sữa và sản phẩm sữa nhập khẩu của Việt Nam; đến năm 2016 tăng lên 6,51%. Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, năm 2016 Australia là thị trường nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa lớn thứ 5 của Việt Nam (sau New Zealand, Singapore, Mỹ và Thái Lan).
Nếu TPP có hiệu lực vào năm 2018, Việt Nam sẽ phải mở toang cánh cửa mậu dịch, đón dịng chảy sản phẩm của các nước trong khối TPP tràn vào. Điều đó cũng có nghĩa là ngành sữa, một mắt xích quan trọng của nền nơng nghiệp Việt Nam sẽ phải đương đầu với cuộc tấn công khốc liệt và trực diện từ các “ơng hồng” sữa thế giới, đặc biệt là Mỹ, Australia và New Zealand. Đồng thời, theo Hiệp định AANZFTA, Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm dần thuế nhập khẩu cho các mặt hàng sữa, sữa bột, bơ, pho mát, bột sữa gầy và sữa chua nhập khẩu từ Australia. Tới năm 2020, các mặt hàng sữa của Australia sẽ có mức thuế nhập khẩu là 0%. Ngồi ra, theo đánh giá của Hiệp hội sữa Việt Nam, vài năm tới, ngành sữa sẽ còn tiếp tục phát huy tiềm năng khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này bình quân đầu người của Việt Nam tăng trưởng khoảng 9%/năm (tương đương từ mức 18 lít/người/năm trong năm 2013 lên 27-28 lít/người/năm trong năm 2020). Điều này cũng hứa hẹn gia tăng về kim ngạch cũng như tỷ trọng nhập khẩu sữa từ Australia vào Việt Nam trong giai đoạn tới.
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
Bảng 2.15: Mặt hàng nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày nhập khẩu từ Australia
giai đoạn 2013-2016Đơn vị 2013 2014 2015 2016