Triển vọng phát triển thương mại dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam australia trong thời gian gần đây thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 95)

giai đoạn 2013-2016 Đơn vị2013 2014 2015

3.1.2. Triển vọng phát triển thương mại dịch vụ

Dịch vụ là một khái niệm rất rộng lớn. Theo các cam kết trong đàm phán WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa tới 11 ngành và 110 phân ngành trong tổng số 12 ngành và 155 phân ngành dịch vụ. Cơ cấu ngành dịch vụ của Việt Nam khá đa dạng với nhiều phân ngành dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên trong quan hệ thương mại với Australia, Việt Nam mới chỉ phát triển được một số ngành dịch vụ truyền thống như du lịch, vận tải. Các ngành quan trọng và mang lại sự tăng trưởng lớn cho xuất khẩu nói riêng và thu nhập quốc dân nói chung như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông và những dịch vụ mới xuất hiện trong thời đại tồn cầu hóa như nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thị trường đều chưa phát triển được.

Trong những năm sắp tới, du lịch và vận tải vẫn đảm nhiệm vai trò chủ lực trong cơ cấu thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Australia và có tốc độ tăng kim ngạch cao hơn. Đối với du lịch, cần cải thiện kim ngạch của dịch vụ này trong tương lai, không chỉ tập trung vào doanh thu từ phí di chuyển và tiền thuê khách sạn, cần đa dạng hóa và phát triển các loại dịch vụ đa dạng đi kèm khác. Ví dụ như phát triển hệ thống quà tặng lưu niệm, sản vật địa phương gắn với hệ thống nhận diện du lịch. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch của Việt Nam đang và sẽ tiếp tục tiến hành xây dựng các tour du lịch kết hợp với mua sắm và nắm bắt tâm lý khách du lịch Australia để đưa ra những dịch vụ hấp dẫn và phù hợp. Ngồi ra, loại hình du lịch

khai thác mạnh mẽ hơn nhằm thu hút khách du lịch đến với tài nguyên biển của nước ta. Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới đang tạo ra những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du lịch. Trước bối cảnh và xu hướng đó, Việt Nam cần phải có Chiến lược phát triển du lịch nói chung và định hướng riêng cho từng thị trường mục tiêu mà Australia là một ví dụ. Để đạt được mục tiêu như vậy, cần có sự phối hợp giữa các ngành ngoại giao, thương mại, hàng không, thông tin truyền thông, …tạo sức mạnh xây dựng và quảng bá thương hiệu, hình ảnh điểm đến Việt Nam cho phân khúc thị trường Australia.

Đối với dịch vụ vận tải, Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trên tuyến đường thơng thương hàng hóa quốc tế từ Australia đi các nước khác nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga. Chính vì vậy, với sự chú trọng đầu tư vào kho bãi, hậu cần và các phương tiện vận tải đường biển thì trong những năm tới, dịch vụ vận tải của Việt Nam sẽ tham gia tích cực hơn nữa vào thương mại quốc tế, đặc biệt là giao dịch thương mại với Australia. Thói quen “mua CIF, bán FOB” của các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thay đổi, có như vậy mới thu lợi được từ những hoạt động giá trị gia tăng ngoài việc trao đổi bn bán hàng hóa thơng thường.

Đối với dịch vụ giáo dục, trong Hiệp định AANZFTA, Việt Nam cam kết giảm tiêu chuẩn về số năm kinh nghiệm đối với giáo viên nước ngồi từ năm năm xuống cịn ba năm. Ngồi ra một số ngành học cũng được cam kết mở rộng như: quản lý khách sạn, hướng dẫn du lịch, kiến trúc, y dược, dịch vụ thú ý và nghệ thuật là những ngành học mà Australia có thể cung cấp dịch vụ đào tạo tại Việt Nam. Còn đối với các lĩnh vực khác như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và viễn thơng, Australia là một trong những trung tâm tài chính của khu vực châu Á – Thái Bình Dương và cũng một trong những quốc gia hàng đầu về công nghệ thơng tin và truyền thơng trên thế giới. Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác với Australia trong những lĩnh vực này nhằm học tập kinh nghiệm để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Ngồi ra, Việt Nam cần tìm hiểu, học tập cách kinh doanh những loại hình dịch vụ mới mà chưa có điều kiện phát triển như

nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thị trường để khi có đủ lực sẽ trở thành tiềm năng phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam australia trong thời gian gần đây thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)