Tình hình xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Australia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam australia trong thời gian gần đây thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 62)

Đơn vị: triệu AUD

2.1.1. Tình hình xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Australia

2.1.1.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Theo phụ lục I, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng, xuất hiện nhiều hơn các mặt hàng có tỷ trọng gia tăng từ năm 2014 như: Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ; đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận; clanhke và xi măng; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện. Trong giai đoạn 2013-2016, các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Australia có kim ngạch nhiều nhất cũng chính là các mặt hàng có thế mạnh truyền thống của Việt Nam như: điện thoại các loại và linh kiện; hàng thủy sản; hàng dệt, may; gỗ và sản phẩm gỗ; dầu thô, …Trong năm 2013 và 2014, dầu thô là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chiếm gần 50% tỷ trọng xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia. Tuy nhiên trong năm 2015 và 2016, điện thoại các loại và linh kiện đã vượt lên trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Australia. Nguyên nhân là do giá dầu thô thế giới lao dốc từ giữa tháng 12 năm 2014 do nhiều yếu tố tác động như: kinh tế, chính trị… Trên bình diện thế giới, năm 2015 và 2016 động thái chủ đạo nổi bật và xuyên suốt của thị trường dầu thô thế giới vẫn là tình trạng cung vượt cầu. Nguồn cung tăng rất mạnh do các quốc gia trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không muốn mất thị phần và phải tăng sản lượng. Trái lại, tỷ trọng các nhóm mặt hàng như: hàng thủy sản; hàng dệt, may; gỗ và sản phẩm gỗ lại tăng trong suốt giai đoạn 2013-2016. Có tất cả 32 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 triệu USD. Những mặt hàng có xu hướng tăng về kim ngạch xuất khẩu ngoài những mặt hàng xuất khẩu chủ lực kể trên, bao gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giày dép các loại; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng

khác,…Những mặt hàng có xu hướng giảm về kim ngạch xuất khẩu như: đá quý, kim loại quý và sản phẩm; sản phẩm gốm sứ; chất dẻo ngun liệu. Các mặt hàng cịn lại nhìn chung kim ngạch xuất khẩu tăng hoặc tăng giảm không đều giữa các năm giai đoạn 2013-2016.

2.1.1.2.Giá cả và kim ngạch xuất khẩu

Giá cả và kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chính

Điện thoại các loại và linh kiện

Bảng 2.2: Mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện xuất khẩu sang Australia giai đoạn 2013-2016

Đơn

vị 2013 2014 2015 2016

Giá trị Triệu

USD 460,47 437,61 579,94 573,95

Tăng trưởng % _ -4,96 32,52 -1,03

Tổng giá trị điện thoại các loại và linh kiện xuất khẩu của Việt Nam

Triệu

USD 21243,78 23598,05 30166,35 34317,37

Tỷ trọng xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện sang Australia

% 2,17 1,85 1,92 1,67

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Xuất khẩu hàng hóa theo tháng, Biểu số 2X/TCHQ và Xuất khẩu nước/vùng lãnh thổ - mặt hàng chủ yếu, Biểu số 5X/TCHQ

Các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện tại Việt Nam như: Samsung, Nokia… tăng trưởng mạnh trong những năm qua, có mạng lưới phân phối, bán hàng cũng như mẫu mã thích hợp, cũng góp phần đẩy mạnh việc xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường. Các thị trường nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam là: EU, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Mỹ, Hàn Quốc,... Việt Nam là nhà xuất khẩu điện thoại và linh kiện lớn thứ hai sang Australia sau Trung Quốc. Trung Quốc có lợi thế về mặt hàng chủ yếu này nhờ là nơi sản xuất điện thoại Iphone của Apple so với lợi

thế của nước ta là điện thoại của Samsung. Khả năng cạnh tranh ở đây phụ thuộc vào sự hấp dẫn của Samsung trên thị trường Australia so với các hãng khác.

Điện thoại và linh kiện đứng đầu trong số các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Australia. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Australia có xu hướng tăng giảm khơng đều trong giai đoạn 2013-2016. Cụ thể, năm 2014, giá trị xuất khẩu giảm 4,96% so với năm 2013. Đến năm 2015, giá trị xuất khẩu tăng mạnh, tăng 32,52% so với năm 2014 và giảm nhẹ 1,03% vào năm 2016. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Australia chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng giá trị xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng và giá trị xuất khẩu của ngành hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam sang các thị trường ngày càng tăng nhanh và cao, tăng bình quân 17,55% trong giai đoạn 2013-2016. Đồng thời, sau thời gian tăng trưởng đột biến đã đến “ngưỡng” vào năm 2015, sự cố sản phẩm Galaxy Note 7 của Tập đoàn Samsung trong năm 2016 cũng ít nhiều tác động đến sự tăng trưởng của mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện xuất khẩu sang Australia.

Hàng thủy sản

Bảng 2.3: Mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Australia giai đoạn 2013-2016 Đơn vị 2013 2014 2015 2016

Giá trị Triệu

USD 189,51 228,54 170,78 186,40

Tăng trưởng % _ 20,60 -25,57 9,15

Tổng giá trị hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam

Triệu

USD 6692,61 7825,26 6568,77 7053,12

Tỷ trọng xuất khẩu

hàng thủy sản sang Australia % 2,83 2,92 2,60 2,64

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Xuất khẩu hàng hóa theo tháng, Biểu số 2X/TCHQ và Xuất khẩu nước/vùng lãnh thổ - mặt hàng chủ yếu, Biểu số 5X/TCHQ

nhất trên thế giới với mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người khoảng 25kg/năm. Với nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của Australia cao như vậy sẽ là một thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Việt Nam hiện là một trong bốn nhà cung cấp thuỷ sản lớn nhất cho thị trường Australia (sau Thái Lan, Trung Quốc và New Zealand), nhưng mới chỉ chiếm khoảng 11,2% thị phần nhập khẩu tại thị trường này, con số này chưa bằng một nửa thị phần nhập khẩu thủy sản của Australia từ Thái Lan.

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có biến động trong giai đoạn 2013-2016. Giá trị xuất khẩu thủy sản sang Australia năm 2014 tăng 20,60% so với năm 2013 (tăng từ 189,51 triệu USD lên 228,54 triệu USD). Năm 2015, tổng giá trị hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh kéo theo giá trị xuất khẩu thủy sản sang Australia cũng giảm mạnh, chỉ đạt 170,78 triệu USD, giảm 25,57 % so với năm 2014. Nguyên nhân xuất khẩu thủy sản sụt giảm là do thị trường tiêu thụ kém, giá xuất khẩu hạ và biến động giảm giá của các đồng ngoại tệ so với USD đã tác động mạnh đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Năm 2016, giá trị xuất khẩu thủy sản sang Australia là 186,40 triệu USD; tăng 9,15% so với năm 2015. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2016, giá trị xuất khẩu thủy sản sang Australia đứng thứ 8 trong số các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam (sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Anh, Hà Lan).

Các mặt hàng thủy sản chính mà Việt Nam xuất khẩu sang Australia là tơm, cá tra, cua, ghẹ, cá ngừ, …Tôm là mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất tại Australia. Trong 4 năm qua, Việt Nam luôn là nước cung cấp tôm chế biến lớn nhất cho Australia. Mặc dù quy định khắt khe, Australia vẫn được coi là thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam do nhu cầu nhập khẩu tôm được dự báo sẽ ngày một tăng. Bên cạnh đó, Australia có xu hướng thu hẹp thị trường và tập trung nhập khẩu từ các thị trường chính. Đây cũng là một trong những lợi thế lớn cho các nước cung cấp tơm hàng đầu cho Australia trong đó có Việt Nam. Ngày càng có nhiều người tiêu dùng chọn tôm đông lạnh nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam do giá thành thấp hơn và chất lượng ngày càng được cải thiện. Việt Nam đang là nước sản xuất tôm sú lớn nhất thế giới, trong khi người tiêu dùng Australia lại khá ưa chuộng tôm sú to.

Bảng 2.4: Mặt hàng tôm xuất khẩu sang Australia giai đoạn 2012-2016 Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016 Nhập khẩu của Australia Triệu USD 370,40 394,20 477,80 335,30 347,30 Nhập khẩu từ Việt Nam Triệu USD 101,30 105,80 138,30 104,30 114,60 Thị phần nhập khẩu từ Việt Nam % 27,35 26,84 28,95 31,10 33,00

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Australia, 2016, trang 99

Kim ngạch nhập khẩu tôm của Australia từ năm 2012 đến năm 2016 tăng giảm khơng đều. Trong đó, thị phần nhập khẩu tơm từ Việt Nam của Australia nhìn chung có xu hướng tăng, tăng từ 27,35% năm 2012 lên 33,00% năm 2016.

Bước sang năm 2017, do phát hiện virus đốm trắng có trong tơm bán tại các cửa hàng và nghi ngờ đây là nguyên nhân của việc bùng phát dịch đốm trắng tại Queensland, chính phủ Australia đã ban hành lệnh khẩn cấp cấm nhập khẩu tơm và thịt tơm chưa nấu chín kể từ ngày 9/01/2017. Lệnh cấm nhập khẩu này có hiệu lực từ ngày 9/01/2017 và kéo dài 6 tháng. Ngày 6/2/2017, Chính phủ Australia thơng báo rằng họ sẽ thực hiện một đợt rà sốt lại về tơm tẩm ướp và chấp nhận đề xuất từ các cơng ty trong đó chứng minh rằng hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng của họ có thể đáp ứng được Mức độ Bảo vệ có thể chấp nhận được (Aceptable Level of Protection) của Australia đối với các sản phẩm tẩm ướp. Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Australia sẽ ưu tiên tập trung rà soát 5 sản phẩm cụ thể trước mắt trong nhóm sản phẩm tơm chưa luộc (uncook). Năm sản phẩm đang được đưa vào diện rà sốt bao gồm: Tơm chưa nấu chín đã được chiếu xạ (iradiated uncooked prawns); Các sản phẩm bảo quản an toàn tại nhiệt độ phịng như tơm khơ và các loại gia vị (Shelf stable products such as dried prawns and condiments); Tơm có nguồn gốc từ Australia được gửi ra nước ngồi để chế biến; Các lơ hàng thủy sản hỗn hợp bao gồm tơm chưa nấu chín (Mixed seafood consignment containing uncooked prawns); Tôm tẩm ướp (Marinated prawns). Dự kiến đợt rà soát ban đầu các điều kiện nhập khẩu sẽ mất

khoảng 8 tuần. Khi đợt rà sốt kết thúc, Australia có thể đưa ra quyết định về những lựa chọn quản lý rủi ro tương lai cho những sản phẩm cụ thể này để khôi phục giao thương xuất nhập khẩu. Do kim ngạch xuất khẩu tơm chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu tồn bộ thủy sản của Việt Nam, lệnh cấm của Australia đã gây ảnh hưởng tới một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia đồng thời cũng tác động mạnh tới giá, nguồn cung tôm cho thị trường này. Đồng thời, lệnh cấm này sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Australia, cụ thể ngay sau khi lệnh cấm có hiệu lực, kim ngạch thuỷ sản tháng 1/2017 của Việt Nam sang Australia giảm 37,3% so với cùng kỳ năm 2016.

Ngồi tơm, cá tra là mặt hàng Việt Nam chiếm ưu thế khi xuất khẩu sang Australia. Mặt hàng cá tra của Việt Nam gần như độc chiếm thị trường Australia, chiếm tỷ trọng từ 96% đến 98%. Trong đó, fillet cá tra đơng lạnh là mặt hàng mà Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu sang Australia cao nhất, xấp xỉ 15 triệu USD, tiếp đến là fillet cá tra tươi hoặc ướp lạnh, đạt gần 1,3 triệu USD trong năm 2015.

Bảng 2.5: Mặt hàng cá tra xuất khẩu sang Australia giai đoạn 2012-2015

Đơn vị 2012 2013 2014 2015 Nhập khẩu của Australia Triệu USD 19,17 17,82 17,92 16,58 Nhập khẩu từ Việt Nam Triệu USD 18,92 17,18 17,42 16,30 Thị phần nhập khẩu từ Việt Nam % 98,70 96,41 97,21 98,31

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Australia, 2016, trang 99

Cua, ghẹ cũng là mặt hàng thủy sản chính Việt Nam xuất khẩu sang Australia với mức độ tăng trưởng khá tốt trong những năm gần đây. Việt Nam là nước xuất khẩu cua, ghẹ sang Australia đứng thứ tư, sau Myanmar, Thái Lan và Indonesia.

Bảng 2.6: Mặt hàng cua, ghẹ xuất khẩu sang Australia giai đoạn 2012-2015

Đơn vị 2012 2013 2014 2015 Nhập khẩu của Australia Triệu USD 18,20 23,30 25,60 23,20 Nhập khẩu từ Việt Nam Triệu USD 1,90 1,80 1,50 2,20 Thị phần nhập khẩu từ Việt Nam % 10,43 7,73 5,86 9,48

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Australia, 2016, trang 100

Australia chủ yếu nhập khẩu cua, ghẹ đông lạnh hoặc đã qua chế biến với kim ngạch nhập khẩu tăng liên tục trong những năm gần đây. Trị giá nhập khẩu cua, ghẹ từ Việt Nam cũng tăng 15,79%, từ 1,9 triệu USD (năm 2012) đến 2,2 triệu USD (năm 2015). Thị phần cua, ghẹ của Việt Nam tại Australia đang tăng lên rất mạnh do giá xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn giá các đối thủ cạnh tranh từ 3-4 USD/kg, ở mức 8,50 USD/kg.

Hàng dệt, may

Australia nhập khẩu nhiều hàng hóa khác nhau từ các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến dệt, may.

Bảng 2.7: Mặt hàng dệt, may xuất khẩu sang Australia giai đoạn 2013-2016

Đơn vị 2013 2014 2015 2016

Giá trị Triệu

USD 90,19 132,10 142,71 170,59

Tăng trưởng % _ 46,47 8,03 19,53

Tổng giá trị hàng dệt, may xuất khẩu của Việt Nam Triệu USD 17933,35 20911,24 22801,62 23841,36 Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt, may sang Australia % 0,50 0,63 0,62 0,72

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Xuất khẩu hàng hóa theo tháng, Biểu số 2X/TCHQ và Xuất khẩu nước/vùng lãnh thổ - mặt hàng chủ yếu, Biểu số 5X/TCHQ

Tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu đều là dương. Các mặt hàng xuất khẩu chính sang thị trường Australia bao gồm: áo Jacket, quần, áo thun, áo sơ mi, … Hàng dệt, may là mặt hàng có kim ngạch đứng thứ năm trong số các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Australia nhưng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sang Australia vẫn còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng từ 0,5% đến 0,72% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hơn nữa, các doanh nghiệp dệt, may Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến thị trường Australia nếu so sánh với thị trường Mỹ và EU do đơn hàng nhỏ. Đồng thời, hàng dệt may của Việt Nam đang chịu sức ép cạnh tranh lớn bởi các sản phẩm cùng loại từ các nhà cung cấp lớn hơn như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, và Indonesia. Trên thực tế, Australia là một thị trường khó tính đối với các sản phẩm may mặc. Kiểu dáng màu sắc được yêu thích phần lớn là màu sáng và phong phú như ở thị trường Mỹ. Mùa đông ở Australia tương đối ấm áp và ngắn nên nhu cầu về quần áo ấm và tối màu cho thị trường này là không nhiều như đối với thị trường EU.

Ngành dệt may đang gặp khó khăn là do giá bơng xơ biến động, giá sợi giảm. Thổ Nhĩ Kỳ đang áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sợi nhập từ Việt Nam gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất sợi. Nguyên nhân khác là chính sách giữ tỷ giá của đồng Việt Nam ổn định hơn so với một số ngoại tệ đã khiến hàng hóa Việt Nam trở nên đắt hơn các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Ấn Độ... Đặc biệt với việc Brexit và tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump không ủng hộ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ ảnh hưởng bất lợi đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.Tuy nhiên, theo hiệp định AANZFTA, tới năm 2020, thuế nhập khẩu mặt hàng dệt may vào thị trường Australia sẽ là 0%. Điều này có thể mang lại sự tăng trưởng trong xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường này cả về kim ngạch lẫn tỷ trọng.

Gỗ và sản phẩm gỗ

Australia không phải là nước trồng nhiều gỗ rừng, lại có những quy định nghiêm ngặt về khai thác gỗ, trong khi đó nhu cầu đối với gỗ và các sản phẩm gỗ hằng năm vẫn tăng đều đặn và ổn định ở mức cao là 3,1 đến 3,5 tỷ USD giai đoạn

2013-2016. Tuy nhiên, thị phần nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ từ Việt Nam chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam australia trong thời gian gần đây thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)