giai đoạn 2013-2016 Đơn vị2013 2014 2015
2.3.2. Những tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ kể trên, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Australia vẫn còn rất khiêm tốn so với kim ngạch thương mại của Australia với các nước khác cùng trong khu vực ASEAN như: Singapore, Malaysia, hay Thái Lan, Indonesia. Một số tồn tại cần khắc phục có thể kể đến như sau:
Thứ nhất, quy mô thương mại hai chiều gia tăng trong giai đoạn 2006-2016,
nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Australia (năm 2015-2016 đạt 10151 triệu AUD, chỉ chiếm 1,5% tổng giá trị ngoại thương của Australia). Chưa kể tới kim ngạch thương mại song phương tăng giảm thất thường trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng còn thấp. Như vậy, thương mại Việt Nam – Australia hiện còn cách xa so với tiềm năng kinh tế của hai nước.
Thứ hai, trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Australia từ năm 2014 trở
về trước, mặt hàng chủ lực chiếm tỷ trọng lớn nhất là dầu thô. Tuy nhiên, từ năm 2015, giá cả và lượng dầu thô xuất khẩu sang Australia giảm tới một nửa kéo theo giá trị xuất khẩu mặt hàng này sụt giảm nghiêm trọng. Như vậy, xét về lâu dài, đây
khơng phải là mặt hàng có khả năng đem lại sự phát triển bền vững cho xuất khẩu của Việt Nam sang Australia. Giá dầu thô của Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn bởi giá dầu của thế giới, khi giá dầu thế giới lên cao thì xuất khẩu dầu thơ của Việt Nam được lợi, còn khi giá dầu thế giới xuống thấp thì kim ngạch dầu thơ xuất khẩu phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề.
Thứ ba, chất lượng hàng hóa xuất khẩu sang Australia còn nhiều bất cập,
chưa đồng đều và thua kém sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Nhóm hàng nơng sản, thủy sản, rau quả và thực phẩm chế biến chưa đáp ứng được quy định về sinh an tồn thực phẩm của Australia. Nhóm hàng cơng nghiệp chủ yếu làm gia cơng cho nước ngồi, khơng chủ động được nguồn cung nguyên phụ liệu chính
Thứ tư, sự chuyển biến cơ cấu hàng xuất khẩu còn chậm, tỷ trọng nhiên liệu,
nguyên liệu thô và sơ chế vẫn chiếm trên 70% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Australia. Đó là các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, lợi thế cạnh tranh chỉ dựa vào nhân công rẻ và điều kiện tự nhiên thuận lợi. Trên thực tế, xuất khẩu của nước ta chủ yếu vẫn dựa vào tài nguyên thiên nhiên như dầu thô, than đá, hàng nông sản như hạt tiêu, hạt điều và thủy sản. Ngồi ra, các mặt hàng cơng nghiệp như dệt may, giầy da, điện tử và linh kiện máy tính thì lại mang tính chất gia cơng là chủ yếu, hàm lượng tri thức công nghệ trong sản phẩm không cao nên dù sản lượng xuất khẩu có lớn thì cũng khơng đem lại nhiều giá trị gia tăng. Australia lại có thế mạnh về cơng nghệ, nên việc Việt Nam học tập và ứng dụng công nghệ của Australia để làm tăng giá trị gia tăng của các sản phẩm chế biến là rất cần thiết.
Thứ năm, hoạt động xúc tiến quảng cáo cho sản phẩm của Việt Nam ở
Australia cịn ít và chưa thu được sự chú ý như mong đợi. Thơng tin trên bao bì và thiết kế sản phẩm cịn kém hấp dẫn khơng đáp ứng được u cầu về tính thẩm mĩ của người tiêu dùng Australia. Do vậy nếu mẫu mã và chủng loại không được cải thiện, đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng tại Australia, hàng xuất khẩu Việt Nam như giày dép và hàng dệt may sẽ để mất khả năng cạnh tranh vào tay các đối thủ truyền thống đang khống chế thị trường thế giới như Trung Quốc và Ấn Độ.
Thứ sáu, kinh nghiệm làm ăn với Australia của các doanh nghiệp Việt Nam
còn rất non nớt. Phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta cịn làm ăn nhỏ lẻ, thiếu thơng tin thị trường, việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm cịn chưa được chú trọng do khả năng tài chính. Hơn nữa, các nhà nhập khẩu Australia luôn giữ mối quan hệ lâu dài với các đối tác quen thuộc để đảm bảo kinh doanh được liên tục. Đặc biệt họ khơng thích mặc cả, sẵn sàng thương thảo một mức giá hợp lý. Vì vậy, khi báo giá cho nhà nhập khẩu Australia, điều quan trọng nhất là đưa ra mức giá hợp lý nhất và thường phải thấp hơn mức giá chào cho người mua hàng tại Mỹ và châu Âu với tỉ lệ mặc cả không quá 3% đến 5%. Để tiếp cận và tìm kiếm nhà nhập khẩu Australia, các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng hình ảnh và gây dựng mối quan hệ; đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng Australia. Nghiên cứu của Thương vụ Việt Nam tại Australia cho thấy, người tiêu dùng Australia khá
bảo thủ và rất hiểu biết về vấn đề “giá cả tương xứng với giá trị”, họ đánh giá cao hàng hóa sản xuất nội địa. Tuy nhiên, họ cũng rất cởi mở với hàng hóa nhập khẩu, khơng q coi trọng xuất xứ nguồn gốc, chỉ quan tâm tới chất lượng, kiểu dáng, giá cả. Cái nhìn thống của ngưởi tiêu dùng sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.
Thứ bảy, về xuất khẩu dịch vụ, Việt Nam tuy có thuận lợi trong vận tải đường
biển nhờ đường bờ biển dọc theo chiều dài đất nước nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu như sân bay, cảng biển, kho bãi, đường bộ còn hạn chế. Các doanh nghiệp vận tải và logistics nội địa còn nhỏ và thiếu chuyên nghiệp, dẫn tới những yếu kém trong dịch vụ vận tải và logistics của Việt Nam. Hạn chế về năng suất khai thác hàng tại các cảng biển, tình trạng ách tắc giao thơng thường xuyên xảy ra tiếp tục ngăn cản sự phát triển hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch cũng chưa phát triển đồng đều, chưa đang dạng và hấp dẫn khách du lịch. Australia là đất nước có thu nhập đầu người cao nên người dân ở đây có khả năng chi tiêu vào du lịch rất lớn.
Cuối cùng, công tác xúc tiến thương mại và tìm hiểu thơng tin thị trường cịn
rất hạn chế. Kênh cung cấp thơng tin về thị trường Australia cịn thiếu, ngồi Cục xúc tiến thương mại và các cơ quan Thương vụ thì chỉ có cơng ty phát triển thương mại Việt – Úc (VBD) là doanh nghiệp chuyên nghiên cứu thị trường Australia và hỗ trợ xúc tiến thương mại giữa hai nước. Điều cấp thiết hiện nay là làm sao mang thông tin và tạo cầu nối cho doanh nghiệp với thị trường, nhằm giúp doanh nghiệp khai thác và đẩy mạnh xuất khẩu. Nếu Việt Nam không tận dụng tốt cơ hội thì AANZFTA sẽ chỉ có lợi cho nhà xuất khẩu Australia và New Zealand.