Giải pháp về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam australia trong thời gian gần đây thực trạng và giải pháp (Trang 109 - 117)

giai đoạn 2013-2016 Đơn vị2013 2014 2015

3.2.3. Giải pháp về phía doanh nghiệp

3.2.3.1. Nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu lâu dài sang thị trường Australia

Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nền tảng cạnh tranh là yếu tố quyết định việc tồn tại của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam lại có quy mơ nhỏ, sức cạnh tranh không lớn. Để nâng cao sức canh trạnh của doanh nghiệp và thâm nhập vào thị trường Australia một cách hiệu quả, các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu cần nâng cao hơn nữa trình độ quản lý

doanh nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất cần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu. Việc nâng cao kiến thức chun mơn sâu và trình độ ngoại ngữ của cán bộ quản lý, nhân viên; đào tạo tích cực hơn nữa đội ngũ thợ lành nghề có tay nghề cao đảm bảo sự thích ứng với sự thay đổi của nền kinh tế thế giới là rất cần thiết.

Thứ hai, các doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu và triển khai áp dụng các hệ

thống quản lý kiểm định chất lượng hiện đại các sản phẩm nhằm đáp ứng những yêu cầu về kiểm dịch, về vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi xuất khẩu sang Australia. Chú trọng đến việc nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống phân phối, kể cả dịch vụ phục vụ trước, trong và sau khi bán hàng.

Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu thơng qua các

kênh thơng tin hỗ trợ xuất khẩu về các quy định thuế quan, chính sách ngoại thương và quy chế nhập khẩu của Australia để tìm ra cánh cửa mới cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Ngoài ra, cần phải nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo thời gian giao hàng và duy trì chất lượng sản phẩm. Khơng chỉ tận dụng tối đa các chính sách khuyến khích của Nhà nước với các ngành hàng, các sản phẩm

nằm trong định hướng phát triển xuất khẩu hay các chương trình cụ thể tiếp cận các thị trường xuất khẩu trọng điểm mà doanh nghiệp còn cần phải chủ động tiến hành khảo sát, đánh giá thị trường, năng lực tài chính, năng lực sản xuất của mình. Đối với các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường Australia và xây dựng chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp cần tích cực tìm kiếm và tìm hiểu các đối tác của mình thơng qua các Hiệp hội ngành nghề, báo chí về thương mại, các trường dạy kinh doanh, các nhà chức tránh cảng biển, các website, …

Ngoài nâng cao sức cạnh tranh, doanh nghiệp cũng cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh xuất khẩu lâu dài sang thị trường Australia. Điều này một phần bắt nguồn từ đặc điểm văn hóa kinh doanh của người Australia: khi đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn với doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Australia thường ít khi thay đổi đối tác, bởi họ lo ngại rủi ro, khó khăn khi phải tìm cách xây dựng mối quan hệ kinh doanh với nhà cung cấp mới. Việc gây dựng mối quan hệ kinh doanh ban đầu rất khó khăn, nhưng việc tìm hiểu tư vấn, liên hệ trực tiếp với cơ quan xúc tiến xuất khẩu trong nước hay các cơ quan đại diện thương mại của Australia như: Phịng thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Australia cũng như Phịng thương mại và Cơng nghiệp mỗi bang hay vùng lãnh thổ của Australia,… cũng có thể giúp doanh nghiệp Việt Nam trong việc cung cấp thông tin tư vấn thâm nhập thị trường Australia hay danh sách các nhà nhập khẩu, các nhà phân phối. Sau khi đã có các mối làm ăn và có quan hệ bn bán với các doanh nghiệp của Australia thì doanh nghiệp Việt Nam nên giữ vững, duy trì lâu dài mối quan hệ đó, như vậy, vừa có được đối tác làm ăn, vừa thể hiện được tính chuyên nghiệp trong kinh doanh. Mặt khác, một chiến lược kinh doanh lâu dài cũng là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đang và sẽ xuất khẩu sang thị trường Australia cần vạch ra cho mình một chiến lược kinh doanh rõ ràng, cụ thể, chi tiết từ việc thâm nhập, duy trì và mở rộng thi phần ở thị trường này. Các doanh nghiệp mới xuất khẩu sang Australia cần xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu, cịn các doanh nghiệp đã có

quan hệ làm ăn lâu dài có thể nghĩ tới các chiến lược kinh doanh hợp tác, đầu tư với các doanh nghiệp Australia.

3.2.3.2. Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu

Một trong những khó khăn trong q trình xuất khẩu sang thị trường Australia của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu của Việt Nam là năng lực cạnh tranh của hàng hóa cịn thấp. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững tại thị trường Australia cần có các biện pháp tăng sức cạnh tranh của hàng hóa bằng các biện pháp như sau:

Thứ nhất, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu nhằm tăng khả

năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường Australia. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Australia khá đơn điệu và chất lượng hàng còn nhiều bất cập khi so sánh với cơ cấu và chất lượng hàng xuất khẩu của các đối thủ cạnh tranh khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Do đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam, các doanh nghiệp cần phải đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định rất chặt chẽ tại thị trường Australia. Để có thể tận dụng được những ưu đãi trong Hiệp định AANZFTA, ngoài việc đáp ứng quy tắc xuất xứ, hàng xuất khẩu Việt Nam phải vượt qua được hàng rào kỹ thuật, vệ sinh và kiểm dịch. Như vậy, các doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này. Cánh cửa thị trường Australia đang mở ra cho hàng hóa Việt Nam đối với hàng rào thuế quan, nhưng khép lại đối với hàng rào phi thuế quan, vì hàng rào thuế quan đang giảm mạnh còn hàng rào phi thuế quan đang có xu hướng nâng cao. Hàng xuất khẩu Việt Nam có vào được thị trường Australia hay khơng phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố đầu tiên là doanh nghiệp có tạo ra được sản phẩm tốt với giá thành hợp lý hay không. Yếu tố tiếp theo là hàng hóa phải phong phú thì mới đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng với thu nhập khác nhau, vì hàng hóa đơn điệu sẽ rất khó thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường này.

hàng xuất khẩu, phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, song cơ bản nhất phải chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Đối với những doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu cần ưu tiên vốn cho đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao; hoặc liên kết với doanh nghiệp nước ngoài để tận dụng khoản vốn của họ đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Dây chuyền cơng nghệ đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Chất lượng sản phẩm lại luôn là yêu cầu khắt khe của thị trường Australia. Công nghệ sản xuất tiên tiến sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu. Các công nghệ sạch và tiên tiến trong bảo quản và lưu giữ sản phẩm cũng nên được áp dụng cùng với các phương thức giao nhận hiện đại để rút ngắn thời gian và giá thành vận chuyển. Do đó sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới nói chung, ở thị trường Australia nói riêng.

Thứ ba, chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu

chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khoẻ, môi trường. Australia là quốc gia đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm có u cầu rất khắt khe với mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Các tiêu chuẩn hầu như tương đương, thậm chí cao hơn cả những tiêu chuẩn quốc tế thông thường. Australia có các tiêu chuẩn riêng của mình, nhưng các tiêu chuẩn chất lượng này được áp dụng phù hợp với nguyên tắc của WTO, tức là khơng mang tính phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước hay hàng nhập khẩu. Việc sử dụng các tiêu chuẩn chất lượng như ISO 9000 đang ngày càng phổ biến ở Australia.

Australia có chính sách thương mại và thuế khá minh bạch, nhưng hàng rào phi thuế quan chặt chẽ. Tất cả các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ theo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ Y tế đưa ra. Trong những năm gần đây một số lô hàng thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Australia vi phạm quy định về vệ sinh an tồn thực phẩm của nước này. Do đó, hàng nơng sản, thủy sản của Việt Nam đã và đang gặp rất nhiều khó khăn khi xuất khẩu vào thị trường Australia. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ

động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khỏe và môi trường. Các doanh nghiệp Việt Nam phải hướng đến một nền sản xuất sạch hơn, ở đó chất lượng sản phẩm ln là vấn đề đặt lên hàng đầu chứ không phải là sản lượng và giá cả thấp. Các doanh nghiệp nên xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9000, HACCP và ISO 14000 để làm nền tảng cho việc vượt qua rào cản SPS, TBT của Australia. Trong đó HACCP dành cho các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, ISO 14000 áp dụng đối với các doanh nghiệp mà có q trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, ISO 9000 áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp khác. Khi các doanh nghiệp đã quản lý chất lượng hàng hóa theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế, thì hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ thâm nhập thị trường Australia một cách thuận lợi hơn.

Cuối cùng, cần cải thiện mẫu mã, kiểu dáng, bao bì sản phẩm xuất khẩu.

Người tiêu dùng Australia tuy cởi mở với hàng nhập khẩu nhưng lại rất quan tâm tới chất lượng hàng hóa. Xu hướng đánh giá hàng tiêu dùng của họ là “giá cả tương xứng với giá trị” hơn là ưa chuộng hàng giá rẻ. Thơng tin về vệ sinh an tồn thực phẩm rất được người dân Australia quan tâm và nhu cầu về mặt hàng sẽ tăng nếu có những thơng tin tốt về mặt hàng đó. Do đó Cơ quan quản lý tiêu chuẩn Vệ sinh an tồn thực phẩm Australia khuyến khích doanh nghiệp in trực tiếp những thơng tin này lên trên bao gói sản phẩm. Đây là một biện pháp mà các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nơng sản và thủy sản Việt Nam có thể học tập nếu muốn thu hút sự chú ý của khách hàng Australia.

Mẫu mã và kiểu dáng sản phẩm cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Ở mỗi nước khác nhau, thị hiếu về thẩm mỹ lại khác nhau do văn hóa khác nhau. Vì thế các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu về văn hóa, thị hiếu của người tiêu dùng Australia trước khi xuất khẩu hàng hóa sang nước này chứ không thể áp dụng nguyên si mẫu mã, kiểu dáng và bao bì sản phẩm trong nước.

Nguồn nhân lực là yếu tố sống còn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bn bán có sự tham gia của yếu tố nước ngoài bởi các vấn đề phát sinh trong thương mại quốc tế luôn phức tạp hơn rất nhiều so với buôn bán trong nước. Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hóa nhằm nâng cao năng suất lao động, qua đó gián tiếp giảm chi phí hoạt động của mình.

Trong cơng tác đào tạo, tuyển dụng cán bộ, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách cụ thể; nhanh chóng áp dụng, tiếp cận những kỹ năng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp khác ở các nước phát triển. Song song với việc nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh của người điều hành, quản lý doanh nghiệp và tay nghề của cán bộ kĩ thuật; rất cần nâng cao tay nghề của công nhân. Đặc biệt, đối với các cán bộ kinh doanh, cần nắm vững các nghiệp vụ ngoại thương, nâng cao trình độ ngoại ngữ khi để đàm phán, ký kết hợp đồng với những điều khoản có lợi nhất cho doanh nghiệp mình; hay khi thanh toán quốc tế tránh những tổn thất khơng đáng có. Cần đa dạng hóa kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng của người lao động với các khâu hoạt động của doanh nghiệp để khi cần điều chỉnh lao động trong nội bộ doanh nghiệp. Việc đào tạo cán bộ và người lao động cũng cần phải được kiểm tra định kỳ để đảm bảo được hiệu quả và có những thay đổi thich hợp. Doanh nghiệp cũng có thể tận dụng các chương trình đào tạo của chính phủ hoặc cứ cán bộ đi đào tạo ở nước ngồi để họ có cơ hội tiếp cận với phương thức làm việc hiện đại.

Doanh nghiệp cũng nên thành lập quỹ đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực được trích từ các quỹ phúc lợi hoặc từ nguồn vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp. Ngồi ra cần chú trọng tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp, đồng thời có biện pháp khen thưởng cũng như kỉ luật rõ ràng nhằm tạo cho họ có ý thức và động lực làm việc.

3.2.3.4. Nắm rõ tập quán thị trường và những khó khăn có thể gặp phải tại thị trường Australia

Trên thực tế, khơng ít doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hàng hoá sang Australia nhưng vẫn chưa nắm rõ các tập quán, thói quen tiêu dùng trên thị trường

này. Hầu hết người tiêu dùng ở Australia đều rất cởi mở với hàng nhập khẩu, họ không quan tâm nhiều lắm đến xuất xứ hàng hoá nhưng họ lại rất để ý đến chất lượng và giá cả của hàng hoá, họ thường xem xét, so sánh giữa nhiều loại hàng hố với nhau, sau đó mới đưa ra quyết định mua hàng. Hơn nữa, không chỉ các nhà bán lẻ và các đại lý mà cả các nhà sản xuất ở Australia cũng luôn lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng để đáp ứng đầy đủ những mong muốn của họ. Ngoài ra các nhà nhập khẩu của Australia cũng rất kỹ tính: họ thường mong muốn mua hàng với mức giá thấp hơn khoảng từ 3-5% so với mức giá mà các nhà nhập khẩu Châu Âu và Mỹ chấp nhận, nhưng lại u cầu hàng hố phải có chất lượng đồng đều và giao hàng đúng thời hạn. Vì vậy các nhà xuất khẩu Việt Nam khi đưa báo giá cho nhà nhập khẩu Australia nên đưa ra mức giá hợp lý nhất. Các doanh nghiệp nên tích cực nghiên cứu, phân tích thị trường, nắm bắt chính xác đặc tính và nhu cầu tiêu dùng tại thị trường Australia, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn nhất; đồng thời kiên trì đàm phán với đối tác để đạt được những điều khoản có lợi nhất cho doanh nghiệp Việt Nam.

Doanh nghiệp muốn kinh doanh tại thị trường Australia cần phải hiểu được những khó khăn mà mình có thể gặp phải khi tiến hành kinh doanh trên Australia, để từ đó có được những sự chuẩn bị phù hợp khi thâm nhập vào thị trường này. Đặc biệt là hàng rào phi thuế quan của Australia đối với những quy định về kiểm dịch,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam australia trong thời gian gần đây thực trạng và giải pháp (Trang 109 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)