Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam australia trong thời gian gần đây thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 83)

giai đoạn 2013-2016 Đơn vị2013 2014 2015

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Từ những số liệu về thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Australia cho thấy triển vọng khả quan về quan hệ thương mại giữa hai nước. Đối với thương mại hàng hóa, Việt Nam ln là nước xuất siêu và cán cân thương mại được cải thiện theo chiều hướng tốt. Riêng đối với thương mại dịch vụ, Việt Nam là nước nhập siêu từ năm 2009 trở lại đây, còn trước đó cán cân thương mại cũng nghiêng về phía nước ta. Năm 2015-2016, Việt Nam là đối tác thương mại hàng hóa đứng thứ 15 và là đối tác thương mại dịch vụ đứng thứ 17, đồng thời Việt Nam đứng thứ 15 trong số tất cả các đối tác thương mại của Australia với tỷ trọng 1,5% tổng kim ngạch thương mại hai chiều.

Biết tận dụng những lợi thế nhất định và vượt qua khó khăn, đặc biệt trong điều kiện tình hình thế giới có nhiều vấn đề như suy thối, giá cả hàng hóa quốc tế tăng giảm bất thường, trong giai đoạn 2006-2016, kim ngạch thương mại giữa hai nước gần như tăng liên tục, chỉ trừ có năm 2008-2009 do khủng hoảng kinh tế thế giới. Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong quan hệ thương mại với Australia có thể kể đến như sau:

Thứ nhất, quy mô thương mại hai chiều gia tăng, trong vòng 10 năm (2006-

2016) tăng 1,45 lần. Cụ thể năm 2006-2007, kim ngạch thương mại Việt Nam – Australia đạt 6996 triệu AUD; đến năm 2015-2016 đã tăng lên 10151 triệu AUD. Có được kết quả như vậy là do hai quốc gia Việt Nam và Australia đều nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đây là khu vực hoạt động trao đổi buôn bán phát triển mạnh mẽ và diễn ra sơi động. Q trình hội nhập kinh tế toàn cầu thúc đẩy các thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) trong đó có Việt Nam và Australia ký

tạo điều kiện cắt giảm tiến tới dần xóa bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa giữa hai quốc gia.

Thứ hai, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu sang Australia đã có sự

chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng và phong phú, tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến chế tạo, giảm dần tỷ trọng hàng nguyên liệu thô và sơ chế. Bên cạnh các mặt hàng truyền thống mà Việt Nam có thế mạnh như: dầu thơ, hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm từ gỗ, hàng nông sản như hạt điều, cà phê hay hạt tiêu, hàng dệt may và giày dép, Việt Nam đã phát triển được thêm một số mặt hàng mới như: điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, các sản phẩm từ chất dẻo, túi xách. Tuy những mặt hàng này có kim ngạch chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch hai chiều nhưng cũng tạo được nền tảng cho các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện chất lượng và số lượng sản phẩm, tiếp tục xuất khẩu những mặt hàng này sang thị trường Australia trong thời gian sắp tới đồng thời mạnh dạn phát triển những nguồn hàng mới. Hàng nhập khẩu từ Australia cũng đang giảm dần nhóm hàng tiêu dùng trong nước như thức ăn gia súc và nguyên liệu, gia tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu như nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày và chất dẻo nguyên liệu.

Thứ ba, tỷ trọng thương mại dịch vụ trong kim ngạch thương mại giữa Việt

Nam và Australia tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây. Đây chính là dấu hiệu chứng tỏ hai nước đã đánh giá đúng vai trò của việc thúc đẩy thương mại dịch vụ, tăng cường phát triển loại hình thương mại này. Đặc biệt cần phát huy thế mạnh về dịch vụ du lịch đã và sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng, đồng thời nâng cấp dịch vụ vận tải hứa hẹn tiềm năng phát triển bền vững.

Thứ tư, sự phát triển trong thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước đã

kéo theo sự tăng cường hợp tác của hai nước trong các lĩnh vực liên quan đến thương mại như đầu tư hay hải quan. Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI giúp cho Australia có nhiều cơ hội để đầu tư vào Việt Nam, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ mục tiêu xuất khẩu của nước ta. Đặc biệt trong lĩnh vực hải quan, hải quan của cả hai nước đang tăng cường trao đổi thông tin xuất nhập cảnh để thúc đẩy thương mại hàng hóa cũng như dịch vụ du lịch

giữa Việt Nam và Australia. Bên cạnh đó, Chính phủ, doanh nghiệp hai quốc gia có nhiều cơ hội viếng thăm nhau và nghiên cứu kỹ về môi trường kinh doanh, đầu tư, phương pháp làm viêc, thị hiếu người tiêu dùng sẽ tạo tiền đề cho việc thâm nhập thị trường cũng như phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước lên tầm cao mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam australia trong thời gian gần đây thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)